Tết của người Cơ Tu Quảng Nam (Mai Hưởng)

ixâu thịt chuột gác bếp dành đãi khách ngày Tết -

 Bên cạnh lễ mừng lúa mới, Tết âm lịch dần đưc bà con Cơ Tu háo hức đón đợi. Những ngày này, không khí Tết đã tràn về trên các ngả đường miền sơn cước Nam Giang khi các phiên chợ nhộn nhịp hơn, tiếng người í ới gọi nhau chia thịt chuẩn bị giao thừa.

Trong những ngày giáp Tết Ất Mùi, trên khắp những nẻo đưng Nam Giang, bà con người dân tộc Cơ Tu tất bật bẫy thú, mua sắm để chuẩn bị đón một cái Tết thật vui. 

Hương vị món Tết của ngưi Cơ Tu đều từ những món săn được, nuôi trồng được trên rừng, trên rẫy, trong vườn. Già bảo, năm nay già mệt, không bẫy được nhiều thú. Nhưng đám trai làng thì đã chuẩn bị Tết từ rất lâu. Thịt nai, thịt chuột bẫy được, con trâu ngả lấy thịt đã được gác bếp từ nhiều tháng nay, dành để cúng Giàng và mời khách thăm nhau ngày Tết. Rượu tà vạt mùa trước cũng đã ủ men nồng đượm khắp các mái nhà của bà con Cơ Tu.

“Đặc sản” được chuẩn bị sớm, nhưng phải đến những ngày cận tết, bà con mới rục rịch giã gạo, nếp, gói bánh sừng trâu. món không thể thiếu trong mâm lễ cúng Giàng ngày Tết của người Cơ Tu với cơm lam và con gà mái tơ là món bánh sừng trâu - tiếng Cơ Tu gọi là Avị Cuốt. 

Bánh sừng trâu – Cuốt, một hương vị không thể thiếu trong ngày Tết của bà con Cơ Tu - Ảnh: VGP/Mai Vy

Cuốt quan trọng trong dịp lễ lạt của ngưi Cơ Tu như bánh chưng bánh tét trong ngày Tết của ngưi xuôi. Đây là món bánh làm từ nếp nương vừa gặt vụ trước, gói bằng lá đót hái trên rừng đang vào mùa thu hoạch. Vị thơm của lá đót rừng, vị dẻo ngọt của hạt nếp ủ nắng gió vùng cao. Những người mẹ, người chị Cơ Tu dẻo tay gói bánh thành hình sừng trâu – loài linh vật trong đời sống tâm linh của bà con Cơ Tu.

Bánh được đem nấu chín và hong khô có thể để ăn dần cả tháng. Cuốt vừa là món ăn truyền thống, vừa là “đặc sản” không thể thiếu của mỗi nhà. Cuốt theo tay các thiếu nữ bày biện mời khách, theo chân các em nhỏ đến trường, theo gùi các mẹ, các anh lên rẫy vào rừng.

Cùng với Cuốt, bà con Cơ Tu ngày Tết còn đặc biệt làm món za zá. Để làm được món này, người dân cho thịt rừng, ếch, chim, cá, gà… trộn với măng, ớt và một số gia vị rồi cho vào ống nứa tươi đem nướng. 

Sau khi nướng xong, dùng dây gai chọc nhuyễn thức ăn bên trong ống nứa. Khi dùng, đổ món ra lá, kèm với chén rượu là trọn vị thơm ngon cho ngày Tết nhiều ước vọng ấm no, hạnh phúc của người Cơ Tu. 

Đi dọc các tuyến đường về bản làng, những điểm chợ bắt đầu xuất hiện khắp ngõ, các quầy hàng tạp hóa đã mở cửa bày bán các sản phẩm phục vụ Tết. Để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2015, huyện Nam Giang đã chỉ đạo đưa hàng Tết về trung tâm các xã vùng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của đồng bào địa phương.

Theo truyền thống, đồng bào sẽ ăn Tết trong 3 ngày. Vào đêm giao thừa, già làng và các vị cao tuổi sẽ đại diện dâng mâm cơm cúng Giàng, tạ ơn thần linh cho một năm bình an vừa qua và cầu cho sang năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân làng ấm no.

Sau khi cúng Giàng, dân làng Cơ Tu tập trung về nhà Gươl - nhà truyền thống của làng để hát múa mừng năm mới và tổ chức nhiều trò chơi truyền thống, nơi người trong làng gặp gỡ, trai gái giao duyên.

Thanh niên Cơ Tu tập múa hát chuẩn bị cho ngày lễ hội năm mới - Ảnh: VGP/Mai Vy

Để chuẩn bị cho ngày mùng Một, A Lăng Thị Phưc, người dân thôn Pà Vả (xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, Quảng Nam) đang tập cho các thanh niên trong làng điệu múa truyền thống tung tung za zá, hát giao duyên… 
Nam Giang là huyện miền núi, đời sống người dân những năm trước hết sức khó khăn. Hơn 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó 95% là người Cơ Tu. Với 11 xã, thị trấn, nhưng huyện có tới 6 xã biên giới đặc biệt khó khăn. Đồng bào chủ yếu sống bằng nghề nông, tự cung tự cấp nên thu nhập bình quân đầu người thấp.

Tuy nhiên, trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của địa phương, cuộc sống của người dân trong huyện ngày càng khấm khá hơn. Bà con Cơ Tu ở đây không còn thiếu ăn, thiếu mặc. Ai cũng phấn khởi vui mừng trước sự đổi thay của bản làng với những ngôi nhà mới, con đường mới. Trong từng nếp nhà đã dần sáng ánh đèn, những căn bếp vun đầy đồ ăn, những chiếc áo ấm sặc sỡ chờ đón Tết.

Mai Hưng (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét