Đặc trưng văn hóa dân tộc Thái (Huỳnh Tâm)

Một cô gái Thái đẹp bên bờ ao tại Sơn La

Dân tộc Thái còn có những tên gọi khác nhau là Tay, ngoài ra còn chia làm nhiều nhóm như Táy Đăm, Táy Khao,Tay Mười, Tay Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thổ Đà Bắc. Tiếng Thái thuộc hệ ngôn ngữ Tay-Thái.

Các dòng họ chủ yếu của người Thái là: Hà, Phạm, Lang, Lò, Vi, Đinh .. Người Thái ở Thanh Hóa có 2 nhánh là: Thái Trắng (Tay Dọ) và Thái Đen (Tay Đăm). Dân tộc Thái Đen chiếm đa số, sống tập trung tại Bản NaViêng Lán, Huyện Yên Châu và xã Chiếng Pấc, huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Mường La, Phù Yên, Bắc Yên, Sông Mã, Mộc Châu, Sốp Cộp, Vân Hồ, tỉnh Sơn La.

Tục gội đầu của dân tộc Thái (Huỳnh Tâm)


Yên Châu mảnh đất sinh cư của đông đảo đồng bào dân tộc Thái, một dân tộc có những nét văn hóa vô cùng độc đáo. Tục gội đầu là một trong những nét văn hóa vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay. Tại những bản làng của dân tộc Thái để lại ấn tượng với những thiếu nữ thướt tha cùng với mái tóc dài hay những búi tóc to trên đỉnh đầu tuyện mỹ. 

Phong tục độc đáo của người Thái trắng ở Sơn La

Thêm chú thích
Lên Tây bắc vào những ngày trung tuần tháng 7 âm lịch, bạn sẽ có cơ hội là vị khách đặc biệt của người Thái trắng trong dịp tết xíp xí và sẽ được thưởng thức những món ngon, độc đáo chỉ có trong dịp tết của đồng bào…. Tết Xíp xí là Tết lớn nhất của người Thái trắng ở Sơn La và vùng Tây Bắc. Xíp xí tiếng Thái nghĩa là 14. Tết Xíp xí của người Thái trắng được tổ chức vào ngày 14 tháng 7 âm lịch. Theo quan niệm của người Thái trắng, Tết Xíp xí là ngày con cháu hướng về tổ tiên, đồng thời, là dịp người lớn dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt đến thế hệ trẻ. Vì vậy,

Biến đổi về trang phục của phụ nữ Thái đen vùng Tây Bắc

ThS. Lữ Thị Mai Oanh, ThS. Nguyễn Thị Huệ

Thái là một trong 54 dân tộc có mặt, sinh sống trên đất nước Việt Nam từ hơn 1000 năm trước qua các cuộc thiên di trong lịch sử. Dân tộc Thái ở Việt Nam chủ yếu sống ở vùng núi phía Tây Bắc và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An… trải qua hàng trăm năm sinh sống và lao động sản xuất, người Thái đã tạo dựng nên những nét văn hóa độc đáo và đặc sắc cho dân tộc và vùng miền.

Trang phục dân tộc Thái

Người Thái phân bố rải rác ở những vùng, miền khác nhau. Ở mỗi vùng, từng nhóm người Thái lại có những phong cách trang phục khác nhau.
    Thường nhật, trong sinh hoạt và lao động, nam giới người Thái mặc áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ dũng. Áo là loại cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặc xương. Đặc điểm của áo cánh nam giới người Thái khu Tây Bắc không phải là lối cắt may (vì cơ bản giống ngắn nam Tày, Nùng, Kinh...) mà là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền của cộng đồng sáng tạo nên:

Tết cổ truyền của người Si La ở Lai Châu


Tết cổ truyền “cô tô cơ ồ xị” của người Si La được tiến hành khi hoa hoa đào nở rộ trên khắp các triền núi. Đây cũng là thời điểm các gia đình đã hoàn thành việc thu hoạch, thóc trên các mảnh nương đã được cất vào kho. Xưa nay, tục ăn Tết sớm thường được biết đến ở cộng đồng dân tộc Mông; nhưng ở Lai Châu còn có một tộc người đón Tết sớm hàng năm, đó là dân tộc Si La ở xã Can Hồ, huyện Mường Tè. Đó cũng là cái Tết cổ truyền của đồng bào trước khi chuyển sang ăn Tết Nguyên đán cùng với các dân tộc anh em trong toàn quốc.

Thịt dê nướng – món ăn độc đáo của người Phù Lá, Lào Cai

Thịt dê nướng là món ăn độc đáo, thường được người Phù Lá (Lào Cai) chế biến làm trong những dịp về nhà mới hay lễ làm mo... Thịt dê là loại thực phẩm sẵn có của các gia đình người Phù Lá sinh sống trên mảnh đất Lào Cai, họ thường chế biến thịt dê thành những món ăn ngon để dâng mời các vị cao niên và các vị khách dùng tỏ lòng thành kính của mình. Món thịt dê nướng là một món ăn rất hấp dẫn, ngon và hợp với khẩu vị của mọi người, từ đó đã trở thành một thói quen, một tập tục trong các ngày về nhà mới hay trong lễ làm mo phải chế biến món ăn này. Họ cho rằng, nếu trong những ngày đó không có thịt dê nướng thì không thành, không phải là nhà có cỗ to.

Đôi trống đồng Lô Lô - bảo vật quốc gia

Trống đồng dân tộc Lô Lô.

Đôi trống đồng Lô Lô - một loại cổ vật đặc sắc, quý giá có từ lâu đời đã được công nhận bảo vật quốc gia. Là dân tộc có dân số thuộc loại ít ở nước ta nhưng dân tộc Lô Lô có chiều dày lịch sử và truyền thống văn hóa khá rực rỡ. Văn hóa Lô Lô có những dấu son đậm nét, tiêu biểu là trống đồng Lô Lô - một loại hiện vật tuyệt vời, hiện hữu còn tồn tại mà âm thanh rền vang của nó là tiếng nói hùng hồn của truyền thống văn hóa rực rỡ từ ngàn xưa để lại.

Khám phá Tết cổ truyền của người La Hủ ở Lai Châu

Tết cổ truyền có ý nghĩa quan trọng với người La Hủ.

Tết cổ truyền luôn có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc La Hủ ở Lai Châu. Đó là những ngày vui tươi, phấn khởi khi đồng bào vừa kết thúc một vụ mùa bội thu.

Với khoảng 9.800 người, dân tộc La Hủ sinh sống chủ yếu ở huyện Mường Tè (Lai Châu). Tuy đời sống còn nhiều khó khăn song bà con La Hủ vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống từ trang phục, ẩm thực, các điệu dân ca, dân vũ. Nhất là việc đón tết cổ truyền (Khô Chà) được bà con duy trì được nhiều nét văn hóa độc đáo.

Điện Biên: Người phụ nữ Hà Nhì gửi hồn vào trang phục truyền thống

Phụ nữ Hà Nhì.

Dù cuộc sống vẫn còn nhiều gian khó nhưng người phụ nữ Hà Nhì, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) vẫn luôn gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng đã ăn sâu vào tiềm thức đó là bộ trang phục.

Đối với phụ nữ Hà Nhì bộ trang phục tượng trưng cho văn hóa, vẻ đẹp riêng của dân tộc mình… Theo truyền thống người Hà Nhì, dệt vải may quần áo là tiêu chuẩn rất quan trọng để đánh giá đức hạnh của người phụ nữ. Con gái mà không biết dệt vải, thêu thùa, khâu vá thì sẽ rất khó lấy chồng. Vì lẽ đó, người phụ nữ Hà Nhì từ bé đã được dạy cách trồng bông, dệt vải, thêu thùa...

Tết hoa độc đáo của đồng bào Cống, Điện Biên

Tết hoa là lễ hội cổ truyền đặc sắc mà không phải tộc người nào cũng có. 


Theo tổ tiên người Cống lưu truyền, nếu Tết hoa chưa được tổ chức thì chưa ai được phép đi phát nương, đào củ mài và vui chơi, ca hát. Dân tộc Cống hiện chỉ còn khoảng 1.000 người, sinh sống trong 4 bản rải rác tại các huyện Điện Biên, Mường Nhé và Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên). Theo quan niệm của người Cống, cứ trong tháng 9 âm lịch, sau khi thu hoạch mùa màng xong, mỗi nhà tự ăn tết theo điều kiện của gia đình mà không có ngày cụ thể. Trước đây, tết diễn ra từ (03 - 04) ngày, nay rút ngắn lại chỉ còn 01 ngày, 01 đêm.

Trang phục truyền thống phụ nữ Sán Dìu (Vĩnh Phúc)


Không sặc sỡ và thêu thùa cầu kỳ nhiều hoa văn, màu sắc như một số dân tộc khác, bộ trang phục truyền thống của nữ giới Sán Dìu (Vĩnh Phúc) khá đơn giản mà vẫn đẹp mắt, gọn gàng và nữ tính. Bộ trang phục của nữ giới Sán Dìu phong phú hơn trang phục của nam giới. Nhìn tổng thể, bộ áo váy phụ nữ Sán Dìu không thêu thùa nhiều kiểu hoa văn xanh đỏ, đen, trắng như một số dân tộc khác mà vẫn đẹp, gọn gàng. Nữ phục truyền thống gồm khăn đội đầu, áo dài ngang đầu gối, áo ngắn mặc bên trong, ngực đeo yếm trắng, váy xẻ nhiều lớp dài đến ngang đầu gối, bắp chân cuốn xà cạp trắng.

Kiểu nhà “Phòng thủ” của người Ngái xưa

Lối kiến trúc nhà phổ biến của người Ngái khi xưa là “nhà phòng thủ”. Kiến trúc nhà cho thấy lối sống khép kín, độc lập của các gia đình người Ngái (Thái Nguyên).

Là dân tộc khá ít người trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam, người Ngái trên địa bàn Thái Nguyên chỉ có khoảng gần 500 nhân khẩu, sống xen kẽ với các dân tộc khác. Tuy chỉ chiếm số lượng khá nhỏ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên nhưng người Ngái có nhiều nét văn hóa đặc trưng, độc đáo.

Lễ cưới - nét văn hóa đặc sắc của người Hoa ở Sóc Trăng

Trang phục đám cưới của người Hoa

Cộng đồng người Hoa có những nét văn hóa đặc sắc đã góp phần làm phong phú nét văn hóa chung của công đồng dân tộc tỉnh Sóc Trăng. Một trong những biểu hiện đó là các nghi thức trong lễ cưới của người Hoa.

Gia Lai: Độc đáo Lễ cầu thần mưa của người Gia Rai


Trong các nghi lễ của người Gia Rai, cầu mưa là một trong những lễ hội quan trọng, là sự kiện mang ý nghĩa tâm linh, cầu mong thần linh đem mưa về cho buôn làng, để đồng bào Gia Rai ở khắp mọi nơi có cuộc sống ấm no, hạnh phúc … Người Gia Rai ở huyện Krông Pa (Gia Lai) quan niệm, “thần mưa” là vị thần cho những hạt nước để mang lại sự sống cho vạn vật, và mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc cho người dân nơi đây. Người Gia Rai gọi mưa là “Hơ Jan” và rất coi trọng “Hơ Jan” vì giúp họ giải được nhiệt của cái nắng oi bức, rát bỏng, làm cây cối, hoa màu ở nương, rẫy trở nên tươi tốt và cho họ no cái bụng. Nếu làm phật lòng các vị thần thánh thì các vị thần thánh sẽ không ban tặng nước mưa xuống, bệnh tật xuất hiện, đói rét đeo bám liên miên. Vì thế mỗi năm người Gia Rai luôn tất bật chuẩn bị cho lễ cầu thần mưa.

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê ở Đắk Lắk


Người Ê Đê (Đắk Lắk) tổ chức lễ cúng sức khỏe để thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Hoặc cha mẹ tổ chức cầu mong con cái được khỏe mạnh, may mắn và thành đạt trong cuộc sống. Đồng bào Êđê từ xưa cho đến nay vẫn giữ gìn những nghi lễ, tập tục nét đẹp truyền thống là bản sắc văn hóa của dân tộc. Nói đến nghi lễ, tục người Êđê phải nói đến Lễ cúng bến nước, Lễ cúng mừng lúa mới, Lễ cúng hồn lúa. Trong đó có Lễ cúng mừng sức khỏe là nghi lễ vẫn được người dân tiến hành thường xuyên và xem như đó là một nghi lễ không thể thiếu trong cuộc sống.

Lâm Đồng: Tục bắt chồng của thiếu nữ Chu Ru

Chàng trai, cô gái Chu Ru trong ngày cưới

Tục bắt chồng bắt nguồn từ chế độ mẫu hệ của người Chu Ru ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Trải qua thời gian vẫn còn lưu giữ đến tận bây giờ. Người Chu Ru là một trong những dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa đảo ở miền Nam, có dân số tương đối ít. Với khoảng 10.000 nhân khẩu, người Churu phân bố trong tỉnh Lâm Đồng và một số ít ở Ninh Thuận, Gia Lai. Họ có những tục lệ rất độc đáo. Trong đó phải kể đến tục “bắt chồng”.

Lễ hội đầu năm của người Chăm ở Ninh Thuận

Lễ hội đầu năm của người Chăm ở Ninh Thuận. Ảnh: Internet

Rija nâgar là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của người Chăm ở Ninh Thuận. Đây là một lễ cầu xin sự bình an, cho mưa thuận gió hòa khi bắt đầu một năm mới, đồng thời cũng là dịp tẩy uế những gì không may mắn của năm cũ.

Người Chăm có chùm lễ hội đầu năm rất quan trọng nhưng vẫn không được coi là Tết năm mới mà gọi là lễ Rija. Trong hệ thống lễ Rija, có lễ Rija Nâgar (Rija xứ sở) được gọi là lễ hội đầu năm của cộng đồng làng. Còn các lễ Rija khác là nghi lễ của tộc họ và gia đình. Rija Nâgar là một nghi lễ được tổ chức vào đầu năm có ý nghĩa đón năm mới, tống ôn năm cũ, nên còn được gọi là lễ tống ôn - diễn ra vào thời điểm chuyển mùa có ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa cho một vụ mùa mới. Điều này trùng với nhiều cư dân thuộc khu vực Đông - Nam Á, như: người Khmer có Tết “Chol Chnam Thmay”, hay lễ hội “Té nước” của người Thái (Tết Songkran), người Lào (Tết Pimay)… đều diễn ra vào thời điểm giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa.

“Múa rùa" - điệu múa độc đáo trong Tết nhảy của người Dao, Phú Thọ

Múa rùa.

Múa rùa - nét đẹp văn hóa độc đáo, một nghi lễ không thể thiếu trong Tết nhảy của người Dao (Phú Thọ), để tạ ơn trời đất, tổ tiên, phù hộ cho dân làng được an cư, lạc nghiệp.

Mặc dù trải qua nhiều biến cố thiên di và cuộc sống du canh du cư, nhưng người Dao ở Phú Thọ cũng như người Dao ở xã Cự Thắng- huyện Thanh Sơn vẫn duy trì những nét văn hóa truyền thống phong phú, mang sắc thái rất riêng, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một trong những nét văn hóa độc đáo được xem là bản sắc rất riêng của người Dao nơi đây là điệu múa rùa. Đây là những di sản văn hoá phi vật thể rất đa dạng, phong phú và mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc Dao đã tụ cư và sinh sống hàng ngàn đời nay trên quê hương đất Tổ. Là hình thức diễn xướng dân gian tiêu biểu nhất trong các diễn xướng dân gian được trình diễn trong dịp tổ chức Lễ tết nhảy và Lễ lập tĩnh ở các bản của người Dao.

Tục giã bánh dày ngày Tết của người Mông, Điện Biên

Tục giã bánh giầy của dân tộc Mông. 

Trong những hoạt động đón Tết cổ truyền ngoài rượu, thịt… thì giã bánh dày là thứ không thể thiếu được với đồng bào Mông (Điện Biên) mỗi dịp Tết đến xuân về.

Khi những chùm hoa mận, hoa mơ nở trắng những triền đồi báo hiệu một mùa xuân mới đang về cũng là lúc đồng bào Mông bản Nà Tấu bắt đầu đón tết cổ truyền. Khác với người Kinh, tết của đồng bào Mông thường được tổ chức sớm hôm tết Nguyên đán một tháng.

Kỳ bí “Lễ nhảy lửa” của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

Mỗi dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đều có những bản sắc văn hóa riêng, đặc biệt dân tộc Pà Thẻn có lễ hội nhảy lửa mang ý nghĩa thiêng liêng và huyền bí mà không dân tộc nào có. Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn thường diễn ra vào những lúc nông nhàn, được bắt đầu từ tháng 10 âm lịch cho tới tháng giêng năm sau. Trong đời sống tinh thần, người Pà Thẻn luôn quan niệm xung quanh họ luôn có các vị thần che chở, giúp đỡ họ vượt qua nguy hiểm để tồn tại và mưu sinh. Đối với họ, thần lửa là vị thần tối cao, linh thiêng nhất, lửa sẽ giúp mang lại cho người dân tộc Pà Thẻn sự ấm áp, xua đuổi tà ma, đẩy lùi bệnh tật và mang sức mạnh phi thường cho người dân.

Lễ cúng cơm mới (paba Khiêu) của người Xtiêng

 Trong các tín ngưỡng nghi lễ của người Xtiêng phải kể đến “lễ cúng cơm mới”.

Người Xtiêng quan niệm rằng “vạn vật hữu linh” tất cả đều linh thiêng đều có thần trú ngụ, như thần mặt trời, thần mặt trăng, thần núi, thần rừng, thần gió, thần mưa… nên đều phải có cúng lễ cầu, mong thần ban phúc. Trong các tín ngưỡng nghi lễ của người Xtiêng phải kể đến “lễ cúng cơm mới” - nghi lễ quan trọng có ảnh hưởng tới tình cảm đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng người Xtiêng.

Bí quyết rèn truyền thống của người Xơ Đăng, Kon Tum

Người Xơ Đăng ở xã Ngọc Tem, huyện Kon Plông (Kon Tum) vẫn lưu giữ nghề rèn thủ công truyền thống, độc đáo của dân tộc mình. Với những bí quyết rèn gia truyền, bà con đã chế tác những nông cụ chất lượng, được dân làng ưa chuộng. Cũng như cộng đồng các cư dân nông nghiệp khác, đồng bào dân tộc Xơ Đăng, xã Ngọc Tem có nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa độc đáo đặc trưng cho dân tộc mình, đó là nghề Rèn.

Tộc người Xinh Mun (Tà Mun) ở Tây Ninh

Tộc người Tà Mun ở Tây Ninh có nét văn hóa truyền thống rất đặc sắc và riêng biệt, cho đến nay đồng bào vẫn còn lưu giữ được những giá trị văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng dân gian; các phong tục tập quán cổ truyền…

Biểu tượng hoa văn trên bộ trang phục của người Tà Ôi, Thừa Thiên – Huế


Hoa văn có vai trò quan trọng đối với bộ trang phục truyền thống của người Tà Ôi, Thừa Thiên Thuế. Nó không chỉ đơn thuần là một hình thức trang trí, tạo vẻ đẹp cho bộ trang phục mà thông qua đó chúng ta thấy được đời sống sản xuất, lao động, sinh hoạt, giao lưu văn hóa cũng như quá trình phát triển lịch sử của một tộc người.

Ẩm thực độc đáo của người Rơ Măm ở Kon Tum

 Chứng kiến vàng

Ẩm thực của người Rơ Măm ở Kon Tum không chỉ là món ăn thức uống hàng ngày mà còn là đồ lễ quan trọng tế thần, thể hiện tấm lòng của con người, dân làng đối với thần linh. Người Rơ Mâm là một trong những dân tộc có số dân ít ỏi tại Việt Nam, địa bàn cư trú chính tại làng Le (xã Mo Rai, huyện Sa Thầy). Nơi đây có những dãy đồi lượn sóng bị chia cắt bởi nhiều sông suối nhỏ tạo nên thung lũng hẹp, khung cảnh yên bình. Nhờ đó, ẩm thực của người Rơ Mâm có đầy đủ các sản vật của núi rừng, sông suối, từ các loại rau quả đến côn trùng, thịt thú rừng. Có thể kể đến một số món ăn tiêu biểu cho ẩm thực người Rơ Mâm như: Gỏi kiến vàng, Mây đắng nấu cá nhép, Thịt và tiết canh dúi.

Pá mọc và lậu sả thổ - Sự kết hợp tuyệt vời trong ẩm thực của người Ơ Đu, Nghệ An

Pá mọc và lậu sả thổ

Nếu có dịp lên dự một đám cưới của người Ơ Đu (Nghệ An), bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức một món ăn truyền thống của bà con là pá mọc và lậu sả thổ. Không phải cao lương mỹ vị, cũng không đắt tiền, món ăn không thể thiếu trong ngày lễ tết của người Ơ Đu là thịt rừng cá suối, được chế biến rất kì công.

Món “Ruốc gà” độc đáo của người M’nông, Đắk Nông

Ruốc gà


(Cinet – DTV) – “Ruốc gà” từ lâu đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của đồng bào M’nông (Đắk Nông), nó đã góp phần làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của dân tộc.
Người M’nông ở Đắk Nông có nhiều món ăn truyền thống dân dã, độc đáo và ngon miệng như canh thụt, thịt nướng, cơm lam… với những nguyên liệu gần gũi từ thiên nhiên; trong đó có món “ruốc gà”. Theo đồng bào, món ruốc gà được dùng cho bữa ăn hằng ngày và đặc biệt trong các dịp hội, lễ của bon làng.

Lễ vào nhà mới của dân tộc Mảng, Lai Châu

Lễ vào nhà mới của dân tộc Mảng, Lai Châu.

Vào nhà mới là một nghi lễ quan trọng và thiêng liêng trong hệ thống tín ngưỡng tâm linh nhiều đời của đồng bào dân tộc Mảng ở Lai Châu. Sinh sống lâu đời và tập trung chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, tộc người Mảng có dân số khoảng 3.500 người. Hiện đồng bào có đời sống dân trí còn khá thấp, giao thông đến các bản, làng cách trở. Theo quan niệm của người Mảng, cuộc đời con người quan trọng nhất là dựng nhà, lập gia đình và sinh con, phát triển gia đình. Cho nên nhà dù lớn hay nhỏ, làm bằng gỗ hay tranh tre nhưng dựng nhà là mối quan tâm hàng đầu. Nhà làm xong, vào buổi sáng tốt ngày đã chọn, gia đình làm các thủ tục, nghi lễ vào nhà mới.

Độc đáo Lễ hội “Ăn trâu cúng thần được một ngàn gùi lúa” của người Mạ, Lâm Đồng

Lễ hội “Ăn trâu cúng thần được một ngàn gùi lúa” của người Mạ.

Lễ hội “Ăn trâu cúng thần được một ngàn gùi lúa” là một hoạt động văn hóa, tín ngưỡng quan trọng nhất đối với người Mạ, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) được tổ chức nhằm tạ ơn Yàng khi lúa đầy bồ sau mùa thu hoạch.
Theo già làng nơi đây kể lại: Xưa kia sau thu hoạch, khi được một ngàn gùi lúa thì lễ hội mới được tổ chức để tạ ơn Yàng đã mang tới mùa màng no ấm, cầu cho dân làng được no đủ ở các mùa sau, đây là ngày vui của cả buôn làng người Mạ. Trong đó nghi thức đâm trâu là một phần quan trọng, không thể thiếu trong lễ hội.

Phong tục cưới xin của người Khơ mú, Nghệ An

Phong tục cưới xin dân tộc Khơ mú không thể lẫn với bất cứ một dân tộc nào

Người Khơ mú ở Nghệ An còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó có phong tục cưới xin không thể lẫn với bất cứ một dân tộc nào.

Là một trong những cộng đồng xa xưa nhất sinh sống trên mảnh đất miền Tây Nghệ An. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, người Khơ Mú còn còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó có phong tục cưới không thể lẫn với bất cứ một dân tộc nào.

Lễ nhập hạ - Nét văn hóa độc đáo của người Khmer

Lễ Nhập hạ có ý nghĩa quan trọng đối với sư sãi và đồng bào Khmer. Ảnh: Internetdâng lên Đức Phật cùng sư sãi

(Cinet – DTV) – Lễ Nhập hạ có ý nghĩa quan trọng đối với sư sãi và đồng bào Khmer, vừa tạo thời gian để sư sãi chuyên tâm học đạo, trau dồi giáo lý và tự vấn bản thân trong quá trình tu hành, vừa tạo điều kiện cho người dân chuyên tâm lao động sản xuất, đạt năng suất cao trong mùa vụ… Vào ngày 15/6 âm lịch hàng năm, bà con Khmer lại tổ chức lễ nhập hạ, gọi theo tiếng Khơ me là lễ Chôi-bà-sa, để cầu cho mưa thuận gió hòa, xóm làng bình an, gia đình hạnh phúc. Lễ nhập hạ được lưu truyền từ đời Đức Phật Thích Ca, diễn ra trong hai ngày chính:

Độc đáo lễ Pang Phóong của người Kháng ở Điện Biên

Thầy cúng làm lễ trong lễ Pang Phóong.

Lễ Pang Phóong là dịp để đồng bào Kháng tự nhìn nhận lại hoạt động lao động, sản xuất trong một năm qua về những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm đuợc rút ra cho những năm tiếp theo. Theo truyền thuyết, lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng dòng họ Lò, ngành Lò Khun ở Điện Biên bắt nguồn từ một sự tích. Đó là câu chuyện tình dang dở đầy lãng mạn giữa chàng trai con Tạo bản và nàng vượn hóa thân thành thiếu phụ. Câu chuyện được lưu truyền từ xa xưa nhằm tôn vinh gốc linh, hướng con người luôn nhớ về cội nguồn.

Đám cưới của người H’rê, Quảng Ngãi

Theo quan niệm của người H’rê (Quảng Ngãi), việc tổ chức đám cưới hai bên giống nhau để tạo sự công bằng giữa hai gia đình. Với người H’rê, con dâu về nhà chồng ở hay con rể về nhà vợ ở đều được, không có sự phân biệt...Người H’rê có câu: “Em là chim Pơti/ Em là hoa cao nhớ hoa Pơlang, hoa Kẹo khà/ Anh là cái tổ giữa thân cây cho chim Pơti ở/ Sao em không chịu cưới anh về làm chồng?”. Khi chàng trai có cảm tình với cô gái, họ sẽ mời ông mối hoặc bà mối qua nhà gái thưa chuyện.

Chiếc rìu trong đời sống sản xuất của người Giẻ Triêng, Kon Tum

Chiếc “rìu” gắn bó mật thiết với người Giẻ Triêng

(Cinet – DTV) - Với người Giẻ Triêng thì công cụ lao động sản xuất là những vật dụng không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của họ. Trong đó, “rìu” là công cụ được ưu ái hơn và nổi trội hơn hẳn các loại công cụ khác về kiểu dáng cũng như hình thức trang trí.

Đám cưới của người Cơ Tu ở Quảng Nam

Chú rể và cô dâu Cơ Tu trao cho nhau tín vật trong lễ cưới.

(Đám cưới của người Cơ Tu ở các huyện vùng cao Quảng Nam thường được tổ chức ở nhà trai và có nhiều nghi thức, mang đậm dấu ấn văn hóa riêng, độc đáo. Các nghi thức, nghi lễ độc đáo trong tập tục cưới xin của mỗi tộc người đều có những nét hay, nét đẹp riêng. Nếu như lễ cưới của người Bh’noong gây ấn tượng với những “bó củi hứa hôn” của nhà gái dành tặng cho nhà trai thì đám cưới của người Cơ Tu lại thể hiện sự tinh tế trong những lời nói lý, hát lý đầy ẩn dụ.

Lễ dâng trâu tế thần của tộc người Cơ Ho, Bình Thuận

Cứ 17 năm, người Cơ Ho, xã Đông Giang huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) lại tổ chức lễ dâng trâu tế thần một lần, để tạ ơn thần mặt trời, thần lúa mẹ, tổ tiên…Là một xã vùng cao của huyện Hàm Thuận Bắc, Đông Giang 100% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, gồm tộc người Cơ Ho và Raig. Xã có 3 thôn, 9 xóm, mỗi xóm đều có thờ các vị thần, riêng thần núi thì mỗi xóm thờ 1 vị thần núi. Với tộc người Cơ Ho thì cứ 17 năm, tộc này sẽ tập chung về đông đủ để tổ chức lễ dâng trâu tế thần một lần để tạ ơn thần mặt trời, thần lúa mẹ, tổ tiên… đã cho tộc họ con cháu khỏe mạnh, có cái ăn cái mặc. Do vậy, có những người con lần đầu tiên được chứng kiến lễ hội dân tộc mình.

Trống đất của người Cor, Quảng Nam

Trống đất là nhạc cụ truyền thống từ bao đời nay của người Cor

Trống đất là nhạc cụ truyền thống từ bao đời nay của dân tộc Cor sống lâu đời trên vùng Trường Sơn-Tây Nguyên. Trống đất hiện vẫn là loại nhạc cụ thiêng liêng được người Cor (Quảng Nam) gìn giữ và bảo tồn.

Phong tục sinh con ở Chòi của người Chơ Ro, Đồng Nai

Phụ nữ Chơ Ro sinh con trong chòi được dựng ngay trong vườn nhà

Việc sinh đẻ, chăm sóc sản phụ và nuôi dưỡng con cái của người Chơ Ro chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm của cuộc sống, kiến thức y học dân gian và những kiêng kỵ liên quan đến tín ngưỡng.Người Chơ Ro ở buôn Lý Lịch, xã Phủ Lý, huyện Vĩnh Cửu ( Đồng Nai) có phong tục sinh con ở Chòi. Việc dựng chòi sinh con theo quan niệm của người Chơ Ro là để tránh sinh trong nhà lớn sẽ làm ảnh hưởng, mất đi sự linh thiêng của nơi thờ tự khiến tổ tiên cùng các vị thần linh phật ý sẽ gây bệnh tật cho người nhà, bất hòa trong gia đình và mùa màng của buôn thất bát...

Ba lần cưới của người Bru – Vân Kiều, Quảng Bình

Lễ bắt dâu của người Khùa. 

(Người Bru - Vân Kiều bao lâu nay vẫn nổi tiếng là dân tộc cưới nhiều lần nhất... Đối với họ, trong đời sống hôn nhân, nếu chưa cưới được ba lần thì dù có chết đi, giữa người chồng và người vợ vẫn chưa thể được coi là vợ chồng.
Tục cưới của người Bru – Vân Kiều ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) có nhiều nghi lễ rất lạ. Để có được một vợ, người đàn ông phải tổ chức cưới đến 3 lần.

Lá mì – nguyên liệu độc đáo của người Brâu, Kon Tum

Nét độc đáo trong ẩm thực của người Brâu (Kon Tum) chính là việc họ sử dụng lá mì vào những món ăn thường ngày cho đến những món ăn dịp lễ Tết...

Có thể nhận thấy, nét hài hòa trong ẩm thực của người Brâu chính là sự chế biến khéo léo sản vật thông thường như rau rừng, lá mì (lá sắn) tươi, lá mì muối chua, lá lốt, bột bắp,…trở thành món ăn ngon lành. Điển hình, từ lá mì chua người Brâu chế biến ra nhiều món như: Gà rừng trộn lá mì chua, lá mì nấu cá khô, canh chua lá mì,…

Lễ cầu may mắn, bình yên cho dân làng của người Ba na, Kon Tum

Lễ cầu may mắn, bình yên cho dân làng của người Ba na, Kon Tum.

(Cinet - DTV) – Người Ba na ở làng Đắc Vớt, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum tổ chức lễ cầu an để xua đuổi những điều xấu ra khỏi buôn làng, cầu may mắn, hạnh phúc cho người dân.

Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo ở Hà Giang

Lễ cúng rừng của người Pu Péo

 Lễ cúng rừng của người Pu Péo (Hà Giang) được tổ chức với mục đích cầu sự an lạc cho vạn vật, sự an lành cho con người, súc vật và cỏ cây…

Người La Ha làm lễ hội tạ ơn thầy lang

Thày mo làm lễ cúng thần linh. 

(Cinet – DTV) – Hàng năm người La Ha tổ chức Lễ hội tạ ơn thầy lang nhằm tỏ lòng cảm tạ, tri ân thầy lang đã có công cứu, chữa bệnh tật cho bà con.
Lễ hội tạ ơn thầy lang được tổ chức vào trước ngày Rằm hàng tháng trong 3 tháng mùa xuân với sự tham gia tự nguyện của người bệnh được thầy lang chữa khỏi. Ngày khai lễ hội do thầy lang quyết định. Thầy lang là người chủ trì chuẩn bị về thủ tục, chuẩn bị các loại con vật, hoa rừng trang trí và các dụng cụ cần thiết khác, để tổ chức tại nhà thầy lang.

Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục phụ nữ dân tộc La Chí ở Lào Cai

Phụ nữ La Chí. Ảnh: minh họa.

(Cinet – DTV)- Trang phục của phụ nữ dân tộc La Chí được coi là sản phẩm văn hóa, là kết quả của quá trình lao động cần cù, sáng tạo của cộng đồng, trong đó biểu hiện tập trung nhất là nghệ thuật trang trí.Ở Lào Cai, người La Chí sống tập trung ở các huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai và ở rải rác tại thành phố Lào Cai và các huyện khác. Đến các bản của người La Chí ở đây thường gặp hình ảnh phụ nữ đang miệt mài thêu thùa bên vệ đường, hay bên khung cửa để tạo nên những mẫu hoa văn đẹp, thể hiện sự sáng tạo, tinh tế trên từng đường kim mũi chỉ của mình.

Tết cổ truyền độc đáo của người Cờ Lao ở Hà Giang

Tết có ý nghĩa rất lớn với người Cờ Lao

Trong các lễ hội của ngươi Cờ Lao ở Túng Sán (Hà Giang), Tết Nguyên đán là ngày Tết cổ truyền được đón đợi, mong chờ nhất trong năm.

Cộng đồng dân tộc Cờ Lao ở trên địa bàn tỉnh Hà Giang là một trong những dân tộc rất ít người của cả nước. Dù vậy, nét văn hóa phong tục ăn tết của người Cờ Lao vẫn giữ được khá nguyên vẹn và có nhiều điểm độc đáo. Trong đó, cộng đồng người Cờ Lao ở xã Túng Sán (Hoàng Su Phì) được xem là một trong những nơi vẫn gìn giữ được các phong tục, tập quán của dân tộc mình. Điển hình phải kể đến phong tục đón Tết cổ truyền.

Sơn La Ký Sự - Phần 1 (Nguyễn Khôi )

(Ghi chép về bản cũ, mường xưa)

Bài 1:
“Mười yêu không bằng người tình cũ
Mười nhớ không bằng nhớ bản xưa”
Thôn bản là hình ảnh thu nhỏ của xứ sở. Bản (làng) dân tộc Thái đầu tiên khi tôi đến ở là bản Nà Nghịu bên bờ sông Mã (thượng nguồn). Tiếng Thái có nghĩa là “bãi cây gạo”. Đó là mấy chục ngôi nhà sàn (gỗ, tre, nứa, gianh), mái hình mai Rùa, ở 2 đầu hồi có 2 tia “khau cút” (hoa nhà) sơn vôi, kẻ hoa văn đen như 2 cánh chim đang vẫy bay lên rất điệu đàng và rất bản sắc, không ở đâu có ngoài Tây Bắc Việt Nam.

Sơn La Ký Sự - Phần 2 (Nguyễn Khôi)


(Ghi chép về bản cũ, mường xưa)
  
Bài 27:

Rượu cần (lẩu xá - rượu của người Xá “Khơ Mú”) là thứ rượu ủ men (không cất = lẩu xiêu).
* Men lá gồm các thứ quả bơ, mắk cái, củ riềng, lá trầu không, quả ớt…giã nhuyễn với gạo tấm, sau đó nắm thành từng miếng tròn dẹt như bánh rán, đem ủ trong đống rơm, xếp từng lớp đều nhau từ 15 - 20 ngày có mùi men bốc lên đem phơi, để gác bếp khô. Khi dùng giã nhỏ rắc vào cơm rượu. Mỗi mẻ rượu cần 7 - 9 bánh.

Tái hiện Tết Xíp Xí của người Thái

Nghi thức cúng tổ tiên trong ngày Tết Xíp Xí

Chiều ngày 20/11/2013, trong khuôn khổ các hoạt động Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”, cộng đồng dân tộc Thái tỉnh Sơn La đã tái hiện Tết Xíp Xí tại không gian nhà dân tộc Thái, Khu các làng dân tộc I, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Lễ cúng Xên hươn của đồng bào Thái (Sơn La)

Thầy cúng Đường Văn Dòm đang rót rượu chuẩn bị lễ

Tại nhà dân tộc Thái, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Lễ cúng Xên hươn của người Thái đến từ xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Khác với Lễ Xên mường, Xên bản, Lễ Xên hươn được tổ chức trong phạm vi gia đình và mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên ông bà, cha mẹ, anh chị em trong dòng họ gia chủ đã khuất nhân dịp đón đầu xuân năm mới.