Tổng Quan Dân Tộc Xinh Mun (Hoàng Mạnh Bảo)

1. Vài Nét Về Dân Tộc Xinh Mun
Dân số : 23.278 người (2009)
Ngôn Ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me (ngữ hệ Nam Á)
Tên gọi khác: Puộc, Xá, Pnạ
Nhóm địa phương: Xinh, Mun Dạ, Xinh Mun Nghẹt
Địa bàn cư trú: Sơn La, Điện Biên, Đồng Nai, Nam Định,Hà Nội
Địa bàn cư trú: Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Xinh Mun ở Việt Nam có dân số 23.278 người, có mặt tại 22 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Xinh Mun cư trú tập trung tại tỉnh Sơn La (21.288 người, chiếm 91,5% tổng số người Xinh Mun tại Việt Nam), Điện Biên (1.926 người), Đồng Nai (10 người), Nam Định (10 người), Hà Nội (10 người).

2.  Kinh Tế Truyền Thống
2.1. Trồng trọt
Cây lương thực chính là cây lúa: lúa nếp, lúa tẻ và cây ngô. Người Xinh Mun trông cây lương thực ở trên nương. Đồng bào chia nương làm ha loại dựa vào phương thức canh tác: nương canh tác bằng gậy chọc lỗ, nương canh tác bằng cuốc và nương canh tác bằng cày.
Nương canh tác bằng gậy chọc lỗ thường là nương mới khai phá, trên mặt đất còn nhiều mùn, dùng gậy chọc lỗ để không làm xáo trộn đất, khi gặp mưa, mùn đất ít bị trôi đi, giữ được độ màu mờ lâu hơn cho đất nương.
Phụ nữ Xinh Mun đang thu hoạch lúa (Ảnh sưu tầm)
Nương cuốc là nương khi gieo trồng người ta dùng cuốc đê bố từng hố, rồi gieo trồng xuống hố đó. Nương cuốc, thường là nương đã gieo trồng vài ba vụ. Trên nương này, lớp mùn trên mặt đất đã bị mưa to rửa trôi đi, cho nên cần cuốc sâu hơn xuống đất để khi gieo trồng, cây có cái “ăn”. Chiếc cuốc dùng để làm nương, người Xinh Mun gọi là tha mứn.
Đây là chiếc cuốc có lưỡi dài khoảng 16cm, rộng khoảng lOcm, thuận tiện cho việc canh tác nơi nương dốc, vừa thuận cho việc cuốc hố nho nhỏ để tra hạt, vừa tiện cho việc móc gốc rễ những cây cỏ dại khi làm cỏ cho cây trồng.
Nương cày là nương thâm canh, gieo trồng các loại cây lương thực chính hoặc cây lương thực phụ, các loại đậu đồ. Canh tác trên nương cày, người Xinh Mun dùng trâu, hoặc bò làm sức kéo và thực hiện giải pháp kỳ thuật như: bón phân cho cây trồng, tạo bờ cho nương giữ màu khỏi bị trôi nhanh, nhằm bồi bổ thêm chất màu mỡ cho đất, để ổn định canh tác lâu dài.
Việc thu hoạch ỉúa, trước đây được thực hiện bằng cách dùng nhíp cắt từng nhánh lúa, hoặc chỉ tuốt lúa bằng tay, về sau đồng bào dùng liềm để gặt. Công việc đập lúa được thực hiện ở ngay trên nương. Trước đây, người ta dùng các que tre, que gồ đập trực tiêp vào các lượm lúa, vê sau họ dùng néo.
2.2.  Chăn nuôi
Người Xinh Mun chăn nuôi gia súc, gia cầm trong từng gia đình. Vật nuôi là những con trâu, bò, lợn, gà, dê. Đồng bào nuôi trâu, bò để kéo cày, lấy phân bón ruộng, bán. Trâu, bò thường được coi là một nguồn tài sản của gia đình. Nhà giàu có thường nuôi nhiều trâu, bò. Lợn. gà, dê,… được nuôi để phục vụ các nghi lễ tôn giáo, kết hợp sử dụng làm thực phẩm trong các dịp lễ tết, hội hè. Trước đây, người Xinh Mun chủ yếu chăn thả gia súc, gia cầm. về sau dân dàn đã làm chuồng trại cho chúng gần nhà ở. Bên cạnh trồng trọt, công việc chăn nuôi ngày càng được chú ý, có khả năng phát triển.
2.3. Khai thác tự nhiên
Sinh sống ở vùng Tây Bắc, rừng cung cấp cho người Xinh Mun nhiều lâm, thố sản. Người Xinh Mun thu hái các loại rau rừng, măng. nấm hương, mộc nhĩ, mật ong, củ mài,… Công việc thu hái lâm thổ sản này diễn ra hàng ngày. Sau mỗi buổi chiều đi làm về chị em phụ nữ thường tranh thủ hái rau, củ rừng về làm thức ăn bữa cơm chiều. Rừng Tây Bắc còn là nơi có nhiều thú rừng to nhỏ khác nhau. Nam giới thường săn bắt các loại thú rừng nhỏ: con cầy, con cáo, con khỉ, hoặc các loại chim muông… Mục đích săn bắt, trước tiên nhằm mục đích bảo vệ mùa màng, sau đó là có thêm thịt cải thiện đời sống. Với các loại thú nhỏ các hình thức săn bắt chủ yếu là dùng các loại bầy. Người Xinh Mun còn săn bắn các loại thú lớn: hổ, báo, gấu. Đồng bào hay dùng hình thức săn rình đối với các loại thú lớn này. Với thú lớn, ngoài mục đích bảo vệ con người, bảo vệ gia súc, đồng bào còn dùng xương hổ đế nấu cao làm thuốc bổ, lẩy mật gấu để chữa bệnh, khi một nơi nào đó trên cơ thổ người bị va đập mạnh.
2.4. Ngành nghề thủ công
Nghề rèn (Ảnh minh họa)
Người Xinh Mun có một số nghề thủ công như nghề đan lát tre, nghề rèn, nghề dệt, nhưng nhìn chung ít phát triển, ở một số bản , người làm nghề rèn, nhưng do bản ít người, nhu cầu rèn ít, cho nên rèn không có cơ hội phát triển. Một số chị em học nghề dệt của người Thái, nhưng rồi cũng không phát triển được, vì đồng bào sinh sống tronc môi trường xã hội Thái, sản phẩm dệt của người Thái nhiều, đẹp, bán ở chợ đù thoả mãn nhu cầu về vải cho cả người Xinh Mun cư trú trong vùng. Nghề đan lát mây, tre là phát triển hơn cả. Họ đan gùi, đan mâm mây ăn cơm, đan ghế mây ngồi, đan hòm đựng quần áo…. kỹ thuật đan của đồng bào khá tinh xảo. Đồ đan mây, tre gia dụng của đồng bào được bà con các dân tộc trong vùng ưa thích.
2.5.    Trao đổi, mua bán
Sinh sống bằng nền kinh tế tự túc, tự cấp, người Xinh Mun ít tham gia vào hoạt động buôn bán. Vùng người Xinh Mun cư trú không họp chợ. Tuy nhiên, do nhu cầu cuộc sống, đồng bào cũng phải bán một số nông, lâm, thổ sản để lấy tiền mua nhu yếu phẩm như dầu thắp, muối, kim, chỉ thêu, giấy vở cho trẻ em đi học. Người Xinh Mun đem ra chợ bán gà, măng khô, măng tươi, nấm hương, mộc nhĩ. Khách mua các hùng nông sản là những thương lái, buôn bán nhỏ lẻ, chạy chợ từ nơi sang nơi khác trong vùng. Chợ thường họp theo phiên và thường rất xa nơi đồng bào cư trú.
3.  Văn hóa truyền thống
3.1.  Làng
Một góc làng dân tộc Xinh Mun (Ảnh sưu tầm)
Là cư dân nông nghiệp, người Xinh Mun cư trú theo từng bản. Bản của người Xinh Mun được dựng xen kẽ với bản của người Thái. Mỗi làng có khoảng chục gia đình. Trước đây, nơi dựng bản của người Xinh Mun thường là trong các thung lũng có đất đai tương đối
bằng phẳng, tương đôi màu mỡ ở các huyện Mai Sơn và Yên Châu. Mồi bản người Xinh Mun, thường có vài ba người trông nom giải quyết các công việc trong bản và liên hệ trực tiếp với phía tạo người Thái. Các chức dịch này thường là do phía tạo người Thái chỉ định.
3.2. Nhà ở
Người Xinh Mun ở nhà sàn. Nguyên vật liệu làm nhà là gỗ, tre, nứa, lá. Những nguyên vật liệu này sằn có ở trong rừng, chỉ mất công vào rừng chọn, chặt lấy, không mất tiền mua. Sau khi chuẩn bị xong nguyên vật liệu làm nhà, khâu quan trọng là chọn đất dựng nhà. Đồng bào chọn đât dựng nhà thông qua hình thức bói. Có một số cách bói khác nhau: mlò sỏi – bói lạt, mlò sái – bói thẻ, mlò ngò – bói thóc. Trong khi bói người Xinh Mun làm khò xinh – một que tre mỏng, dài khoảng 15 cm. Que tre này được bẻ gập thành từng đoạn, tượng trưng cho linh hồn mồi thành viên trong gia đình. Sau khi đã chọn được mảnh đất làm nhà, gia chủ buộc khò xinh vào một cọc, rồi cắm cọc đó ở chính giữa nền nhà tương lai. Khi làm xong nhà, trong nghi lễ lên nhà mới, tất cả các thành viên trong gia đình ngồi trên sàn nhà ăn cơm, phái ngồi ngay đúng phía trên chính cọc này. Đồng bào tin rằng, ngồi như vậy, con ma trong gia đỉnh mới biết mọi người để che chở. Người Xinh Mun rất kiêng chọn đất làm nhà trên nền nhà cũ.
Ngày khởi công làm cũng được lựa chọn cẩn thận. Theo quan niệm của đồng bào, làm nhà vào ngày nước (thuỷ – các ngày 2, 6, 8, 9 trong tháng) là ngày tốt nhất. Người ta kiêng khởi công làm nhà vào ngày lửa (hoả – các ngày 1, 7). Đồng bào Xinh Mun cũng ít khi làm nhà vào các ngày 3, 5, 10, vì sợ sau này sẽ cháy nhà.
Khi dựng nhà, người Xinh Mun rất coi trọng việc dựng “cột chính”, theo tập quán, chủ gia đình phải mời ông cậu tới dựng cột này. Trên cột chính, đồng bào treo một số hiện vật như: ta leo, khò xinh, ba, bốn vòng lạt nhỏ (tượng trưng cho tiền bạc); con dao, cái thớt, gói muối (mong muốn sự no đủ)… Có nơi, đồng bào còn buộc ở đầu cột chính cà chiếc cũ của chủ nhà (để báo cho ma bếp biết người chủ của gia đình), một vài bông lúa, mai con ba ba (tượng trưng cho âm vật) và một dùi gỗ tròn (tượng trưng cho dương vật). Việc tôn thờ âm, dương vật phản ánh quan niệm phồn thực, mong muốn sự sinh con đẻ cái, mùa màng tươi tốt.
Kỹ thuật làm nhà đơn giản: cột là cây có sẵn ngoãm. chôn cột xuống đât, gác cây que lên, dùng lạt hoặc dây rừng buộc, mái lợp bằng cỏ gianh. Nét đặc trưng của ngôi nhà người Xinh Mun được thể hiện hình thù của mái. Đó là kiểu mái nhà hình mai rùa, gồm hai mái chính và hai mái hồi. Loại mái này cũng gặp ở người Thái Đen trong cùng vùng.
Trong nghi lễ vào nhà mới, ông cậu không chỉ được mời làm, mà còn là người nhóm lửa đầu tiên trên chiếc bếp dùng để nấu cơm Ngọn lửa đó không được để tắt trong suốt đêm cùa buổi lễ. Giữ ngọn lửa cháy liên tục để chứng tỏ rằng, ma bếp phải chiến thắng ma rừng.
3.3. Y phục, trang sức
Người Xinh Mun không phát triển nghề trồng bông dệt vải, cho trang phục của họ bị phụ thuộc vào nguồn vải và thậm chí cả kiểu dáng trang phục của dân tộc cùng sinh sống trong vùng. Vùng Tây Bắc là vùng văn hoá Thái, vì vậy trang phục dân tộc Thái đã ảnh hưởng lớn đến trang phục Xinh Mun. Chính chị em phụ nữ người dân tộc Xinh Mun dùng trang phục Thái để mặc. Do vậy, cơ bản trang phục phụ nữ Xinh Mun giống như trang phục chị em phụ nữ Thái trong vùng, tức là cũng mặc váy, xửa cỏm và khăn piêu.
Nam giới Xinh Mun cũng mặc tương tự như người Thái Đen sinh sống trong vùng.
3.4.  Ẩm thực
Người Xinh Mun, thường ngày ăn cơm rau là chính. Cơm được sử dụng nhiều là cơm nếp. Cơm nếp nương được đồ một lần vào sáng sớm để ăn cả ngày mà vẫn dẻo. Rau thường dùng là rau rừng, thu hái từ rừng theo mùa, mùa nào thức ấy. Mùa xuân thường hái các các loại hoa, lá cây rừng; mùa hè thu thường hái quả, củ. Nhiều dân tộc ở Tây Bắc, trong đó có dân tộc Xinh Mun ít trồng rau xanh trong vườn nhà như các dân tộc ở Việt Bắc, bởi Tây Hắc trước dây còn nhiều rừng, đất rộng người thưa, rừng đủ khả năng cung cấp thực phẩm cho người. Người Xinh Mun cũng ăn thịt, cá, trứng,… nhưng thường kết hợp với việc cúng bái, các dịp lễ hội, tết nhất, hoặc những dịp có khách thông gia, khách quý khác. Lễ hội, tết nhất định kỳ hàng năm, các dịp cưới
Mâm cỗ cúng kiếng của người Xinh Mun (Ảnh sưu tầm)
xin, ma chay, vào nhà mới lúc nào cũng cần có vật hiến sinh, cần thực phẩm nguồn gốc động vật. Để phục vụ nhu cầu hiến sinh trong các dịp này, người Xinh Mun sử dụng những con vật nuôi: gia súc, gia cầm trong nhà. Sau nghi lễ cúng bái, tất cả thịt những con vật đó trở thành thực phẩm cho gia đình và những người tham gia các nghi lễ trên. Ngoài vật nuôi trong gia đình, người Xinh Mun còn sử dụng thịt thú rừng, cá sông, suối. Tuy nhiên nguồn thực phẩm không chủ động được, cho nên chỉ dùng khi nào săn bắt được, không gắn nguồn thực phẩm này với các ngày lễ tết định kỳ trong năm.
Người Xinh Mun cũng thích ăn những món ăn được chế biến tương tự như các dân tộc trong vùng như: ăn sống nhiều thứ rau xanh chấm với ớt, tỏi, muối, mác khen giã nhỏ, ăn nặm pịa, ăn gỏi thịt, gỏi cá, thịt trâu khô.
3.5.  Phương tiện vận chuyển
Cũng giống như những dân tộc ít người khác, người Xinh Mun chủ yếu dung gùi làm vật để vận chuyển hang hóa, nông sản,…
3.6. Ngôn ngữ
Chiếc gùi (Ảnh minh họa)
Tiếng nói: Tiếng nói của người Xinh Mun thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Do cư trú ở vùng Tây Bắc lâu năm, lại có dân số tương đối ít, cho nên người Xinh Mun trong tiếng nói của mình đã vay mượn nhiều từ tiếng Thái. Trong hệ thống số đếm, người Xinh Mun chỉ còn giữ được các số đếm từ 1 đến 4, những sổ đếm tiếp theo, họ sử dụng hệ thống số đếm của người Thái. Xu hướng sử dụng tiếng Thái trong cộng đồng người Xinh Mun tương đối phổ biến. Cá biệt, ở một số bản, thanh niên và người già đã chuyển sang nói hoàn toàn bằng tiếng Thái. Họ không biết, hoặc nghe được mà không nói được tiếng mẹ đẻ nữa.
Chữ viết: Trong lịch sử, người Xinh Mun chưa có chữ viết riêng của dân tộc mình. Ngày nay họ dùng chữ Quốc Ngữ trong công việc hành chính. Chữ Quốc Ngữ được thế hệ trẻ tiếp thu qua hệ thống trường học của ngành giáo dục.
3.7. Tín ngưỡng tôn giáo
Người Xinh Mun tin vào tín ngưỡng đa thần, quan niệm vạn vật hữu linh, mọi vật kể cả vật vô tri vô giác đều có linh hồn. Con người cũng có linh hồn, do đó sau khi chết đi phải thờ cúng, gọi là thờ cúng tổ tiên.
Đồng bào Xinh Mun thờ cúng tổ tiên hai đời: bố mẹ và ông bà, Những người chết từ đời cụ trở lên, được coi là một bộ phận cùa ma nương – sui hré, sui cần riếng và ma bản – sui coi. Tổ tiên được thờ ngay trong nhà ở của đồng bào, ở một góc nhà. Nơi thờ được ngăn bằng tẩm phên đan. Bên trong chỗ thờ treo xương hàm lợn giết hôm dựng phên thờ. Trên sàn để một nắp giỏ cơm – cóm khản, trong đó đựng ít trầu, một ồng tre đựng nước buộc vào phên thờ. Người Xinh Mun không làm giò cúng bố mẹ, ông bà đã khuất. Hàng năm, đồng bào cúng tổ tiên vào ngày lễ cơm mới hay các dịp trong gia đình có đám cưới, lễ tết, làm nhà mới,… Người Xinh Mun có tục thờ ma bố mẹ vợ. Nơi thờ bố mẹ vợ là một chiếc lều nhỏ, thường dựng cách nhà ở khoảng độ 15 – 20m. Chiếc lều thờ bố mẹ vợ này gọi là diềng hò. Người ta chỉ cúng ma này khi nhà có người ốm và thầy bói cho biết là do ma bố mẹ vợ đòi ăn, đòi được cúng. Thức ăn để cúng ở diềng hò không được nấu trong bếp gia đình, mà phải nấu ở ngoài sân.
Việc thờ cúng tổ tiên giữa các nhóm Xinh Mun có đôi chỗ khác nhau. Ở nhóm Xinh Mun Nghẹt, mồi anh em trai đã ra ở riêng đều dựng bàn thờ tổ tiên ở ngay trong nhà mình và họ tự cúng lấy, mặc dù họ đều cúng chung ở nhà người anh cà trong ngày lễ cơm mới. Còn ở nhóm Xinh Mun Dạ, chỉ có ngưòi anh cả mới có quyền thờ cúng tổ tiên. Các em trai, mặc dù đã có gia đình, có nhà ở riêng, nhưng không dựng hàn thờ riêng. Khi gia đình em nào có việc cần cúng, phải đến cúng ở nhà người anh cả. Phải chăng đây là hình ảnh của phụ quyền còn phản ánh trong việc thờ cúng trong gia đình?
3.8. Lễ hội
Lễ hội cầu mua của dân tộc (Ảnh sưu tầm)
Người Xinh Mun có dân sổ khá đông, nhưng cư trú phân tán ở lưng chừng núi dọc theo biên giới Việt – Lào từ huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đến huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Môi trường xã hội ở đây chủ yếu là người Thái, văn hoá Thái, cho nên, các lễ hội của người Xinh Mun cũng có tên là xên bản, xên mường và về cơ bản có nhiều nét tương tự như lễ hội xên bản, xên mường của người Thái, tức là cũng làm lễ tạ ơn trời đất, thổ công, cũngcầu mong trời đất phù hộ cho người khoẻ mạnh, mùa màng tươi tốt, gia súc gia cầm đầy sân, đầy chuồng.
3.9. Gia đình, dòng họ
Gia đình người Xinh Mun là gia đình nhỏ phụ hệ. Đa số các gia đình chỉ có hai thế hệ cùng sinh sống là bố mẹ cùng các con cái của họ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, một số gia đình có thêm ông bà, hoặc có cả các em chưa lấy vợ, lấy chồng của đôi vợ chồng chủ gia đình. Khi những người em đó xây dựng gia đinh thì đương nhiên họ ra ở riêng, gây dựng gia đình mới.
Trong gia đình, con cái sinh ra lấy họ cha, thuộc con cháu nội của họ hàng bên cha. Con trai được kế thừa tài sản cố định (nương) do cha mẹ đê lại, con gái đi lấy chồng hưởng tài sản của nhà chồng, cha mẹ đẻ chỉ chia cho ít của hồi môn, gọi là có. Con trai cũng là người chịu trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, chăm sóc mồ mả của gia đình, dòng họ.
Gia đình người Xinh Mun là gia đình phụ quyền. Người bố trong gia đình có quyền hành lớn. Mọi việc hệ trọng trong gia đình như: sản xuất, làm nhà mới, cưới xin, tang ma, ứng xử với dòng họ, cộng đồng… đều do ông bố quyết định. Sau khi bố chết thì người con trai trưởng chịu trách nhiệm xử lý, giải quyết những việc mà ông bố vẫn làm.
3.10.    Tục lệ cưới xin
Người Xinh Mun theo chế độ hôn nhân ngoại hôn dòng tộc. Những người cùng trong một dòng tộc không được kết hôn với nhau. Theo tập quán, con trai hoặc con gái của dì, có thể lấy con trai hoặc con gái của già; nhưng con chú, con bác lại tuyệt đối nghiêm cấm két hôn với nhau. Tập quán dân tộc chấp nhận hôn nhân “con cô,
con cậu” theo kiểu hôn nhân thuận chiều, tức là con trai của chị gái hoặc em gái, có thể lấy con gái của cậu; nhưng con gái của chị hoặc em gái, không được lấy con trai của cậu.Người Xinh Mun cũng theo chế độ hôn nhân một vợ một chồng bền vững, không thấy hiện tượng đa thê. Dư luận trong chị em phụ nữ cũng không chấp nhận làm vợ bé của người đàn ông đã có vợ.
Sau khi cưới, người Xinh Mun thường có tục ở rể theo thời hạn thoả thuận. Thời gian ở rể thường được thoả thuận từ 6 đến 8 năm. Trong thời gian ở rể, chú rể phải tham gia lao động chính trong gia đình, “học” làm những việc chưa biết làm, chủ yếu là những việc làm nặng nhọc ở trên nương. Het thời gian thoả thuận, chú rể được đưa vợ, con về nhà mình và ở nhà mình cho đến hết đời. Trong quan hệ hôn nhân của người Xinh Mun có trường hợp sau khi cưới, đôi tân hôn cư trú bên nhà vợ suốt đời. Đó là trường hợp nhà gái hiếm hoi, không có con trai kế thừa tài sản và phụng dưỡng bố mẹ lúc tuổi già.
Tục lệ hôn nhân của người Xinh Mun gồm 4 nghi lễ: dạm hỏi, lễ đi ở rể, lễ đón dâu và lễ lại mặt. Nét đặc trưng trong hôn nhân của người Xinh Mun là trong lễ đi ở rể. Trong nghi lễ này, đồng bào có tục, hai vợ chồng phải bỏ tên mình và lấy một tên mới, chung cho cả hai người. Tên mới này do bố mẹ vợ, người cậu đặt, đôi khi còn nhờ thầy bói xem âm dương, rồi đặt tên cho. Tên mới chung cho cả vợ, chồng, nhưng họ van giữ riêng của từng người. Đặt tên chung là tập quán dân tộc, tuy nhiên đó cũng là một hình thức để thắt chặt tính bền vững của chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
Người phụ nữ có mang vẫn đi làm nương, đi rừng cho đến tận ngày sinh. Phụ nữ Xinh Mun thường đẻ ở nhà, cạnh bếp nấu cơm. Phụ nữ quen đẻ ngồi. Người đỡ đẻ là mẹ chồng, chồng hay một bà già nào đỏ trong bản có kinh nghiệm đỡ đẻ đến giúp. Nhau đứa bé được bỏ vào ong tre, đem treo lên cây cao, nơi ít người qua lại. Người Xinh Mun quan niệm rằng, nếu nhau đứa trẻ bị người khác lấy đi, hoặc bị giẫm phải thỉ đứa trẻ sẽ ốm đau, bệnh tật. Đứa trẻ sinh được gần đầy năm, người Xinh Mun mới mời thầy cúng đến làm lễ đặt tên. Trong trường hợp, sau khi đặt tên, nếu đứa trẻ hay ốm, thì phải đi xem bói lại, tìm một tên khác cho bé. Các tên riêng của người Xinh Mun hầu hết là tên Thái.
3.11. Tang ma
Xuất phát từ quan niệm, con người sống không chỉ có phần xác mà còn có phần hồn. Do vậy, khi gia đình có người vừa ngừng thở, người Xinh Mun bắn súng báo tin cho dân bản biết và cũng là để ngăn chặn thần rừng về “bắt linh hồn người chết đi”, cùng lúc đó, một người con trai lay hòn đá ma bếp ném vào chỗ bàn thờ tổ tiên để biểu thị sự giận dữ của ma bếp, trước một thành viên của gia đình bị mất. Khi khâm liệm, người ta lấy nước lá thơm lau mình cho người chết, buộc chỉ hai ngón tay cái, hai ngón chân cái lại với nhau và bỏ vài đồng xu vào miệng người chết. Thi hài được cuốn chặt trong chăn, bên ngoài chăn là tấm cót che kín cả đầu và chân. Người Xinh Mun không dùng quan tài.
Trong đám tang bố, mẹ vợ, con rể có vai trò quan trọng. Sau khi khâm liệm xong, con rể cầm một bó đuốc, được nhóm lên từ bếp đi xuống cầu thang chính, rồi đi đi lại lại phía sau nhà 4-5 lần. Anh ta đốt hai đống lửa trước hai cầu thang, với ý nghĩa muốn ngăn ma rừng vào nhà. Sau động tác mang tính tâm linh này, mọi việc cơm nước đều phải qua tay con rể. Trong những ngày có tang, con rể được bỏ mọi kiêng cấm trước đó đối với bố mẹ vợ. Gia đình được nấu cơm trên bếp sưởi, được đặt tại ninh nằm ngang nhà, được mang lá xanh, thịt sống vào gian khách trong nhà.
Trước khi đem xác người chết đi chôn, con rể mở cót bó và chăn cuốn người chết ra để con cái, họ hàng và người thân từ biệt người quá cố. Sau đó buộc lại như cũ và đặt lên cáng khiêng. Con rể đi vòng quanh 5 lần rồi bước qua xác người chết. Người con trai đặt một quả trứng lên đầu thi hài và khấn: “nếu cha (mẹ) muốn an nghỉ ở đâu thì khi ném quả trứng sẽ vỡ ngay ở đó”. Khiêng quan tài là nghĩa vụ của con rể và anh em rể. Trên đường từ nhà ra đến nghĩa địa, người con trai luôn đi bên cạnh quan tài, một tay người con trai cầm thanh củi đang cháy dở, tay kia cầm dao luôn chém vào không khí nhằm xua đuổi ma rừng.
Ỏ nghĩa địa người con trai ném trứng tìm đất đào huyệt. Huyệt chỉ đào sâu khoảng 0,70 – lm. Xung quanh thành và đáy huyệt, người ta xếp kín những đoạn tre, gỗ, sao cho khi hạ huyệt, thi hài không trực tiếp chạm đất. Trước khi hạ huyệt, người ta lại mở cót, chăn cuốn người chết ra để cắt các vòng chỉ buộc ở cổ tay, cổ chân và cắt hết các khuy áo. Sau khi bó chăn lại, người ta cắt chăn thành từng lỗ theo đúng vị trí các bộ phận trên mặt, để “người quá cố có thể sống ở thế giới bên kia”. Trước khi lấp huyệt, người ta phủ kín mặt huyệt bằng một lớp gỗ như xung quanh, thành huyệt. Sau khi chôn cất xong, mỗi người trong họ hàng nhặt một hòn đá xếp xung quanh mộ. Riêng vợ (hoặc chồng), con rể tự cắt ít tóc lại trước mộ để tỏ lòng thương nhớ người quá cố.
Khi về đến nhà, con rể dập tắt các bếp lửa trong nhà và ngoài sân. Anh ta cùng vợ mang tất cả nồi, ninh ra suối rửa. Rửa xong nồi, ninh, lúc quay trở lại nhà, con rể giả vờ làm người bán ninh, nồi; còn những người trong nhà giả vờ làm người mua ninh, nồi. Tiếp đó con rể “dạy” cả nhà biết cách đặt nồi, ninh lên bếp cho đúng phong tục và tự đốt lửa ở cuối bếp lên. Đen đây đám ma được coi là kết thúc. Con rể lại trở lại thực hiện những kiêng kỵ tối thiểu của mình trong cuộc sổng đời thường.
Người Xinh Mun có tục làm nhà mồ như nhiều dân tộc ở Tây Nguyên và dân tộc Thái cùng sinh sống trong vùng Tây Bắc. Họ không có tục cải táng và tảo mộ.
3.12. Văn nghệ dân gian
Vốn văn học nghệ thuật của người Xinh Mun khá phong phú. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng suốt thời gian dài hàng trăm năm biến động về chỗ ở, về môi trường xã hội, vốn văn nghệ của người Xinh Mun bị mai một nhiều. Người ta có nói có một số làn điệu dân ca, những câu chuyện cố, nhưng tiếng nói cũng đang ở xu hướng mất dần, cho nên cũng khó giữ được những câu truyện cổ riêng của dân tộc. Do vậy, nhìn chung, các nhà nghiên cứu ít khai thác được những nét đặc sắc trong vốn văn nghệ phong phú của đồng bào.

Hoàng mạnh Bảo (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét