Tổng Quan Dân Tộc Mảng (Quang Thiều)

1.    Vài Nét Về Dân Tộc Mảng
Dân số : 3.700 người (2009)
Ngôn Ngữ: huộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me (ngữ hệ Nam – Á)
Tên gọi khác: Mảng Ư, Xá Mảng, Niểng O, Xá Bá O, Xá lá vàng
Nhóm địa phương: Mảng Gứng, Mảng Hệ.
Địa bàn cư trú: Lai Châu, Đồng Nai, Đắk Lắk
Địa bàn cư trú

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mảng ở Việt Nam có dân số 3.700 người, cư trú tại 14 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Mảng cư trú tập trung tại tỉnh Lai Châu (3.631 người, chiếm 98,1% tổng số người Mảng tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Đồng Nai (17 người), Đắk Lắk (15 người), các tỉnh khác không quá 10 người.
2.    Kinh Tế Truyền Thống
2.1.    Trồng trọt
Ruộng bậc thang của người Mảng
(Ảnh sưu tầm)
Nghề nghiệp chính của người Mảng là trồng trọt lúa, ngô trồng trên nương và làm một ít lúa nước.Công cụ sản xuất trước đây rất thô sơ gồm chiếc rìu, con dao, gậy chọc lỗ, hòn đá đánh lửa. Sau này, ngườỉ Mảng Gứng dùng cuốc làm nương bậc thang, rồi làm ruộng bậc thang, Ruộng bậc thang của người Mảng cũng có hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu như hệ thống thuỷ lợi của người Thái.Nương bậc thang, ruộng bậc thang dẫn đến sản xuất ổn định hơn, năng suất cao hơn. Tuy nhiên ruộng bậc thang không khai thác được nhiều vì đất dốc, cho nên cơ bản cuộc sống của người Mảng vẫn là du canh, du cư “ăn nương”, “ăn rừng”.
2.2.    Chăn nuôi
Cuộc sống của dân tộc Mảng du canh, du cư, phương thức canh tác tạm thời nên không có điều kiện phát triển chăn nuôi. Trong mỗi gia đình có con lợn, con gà, con trâu, con bò… nhưng nhìn chung số lượng ít và phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả. Con trâu, con bò ban ngày được thả vào rừng tự kiếm cỏ ăn, tối lùa về chuồng. Buổi sáng, con lợn, con gà lúc được thả ra chuồng cho ăn một bữa gọi là có, còn cả ngày thì tự đi nhặt thức ăn
Người Mảng chăn nuôi dê 
trên rừng. Chiều tối chủ nhà gọi gà và lợn về cho ăn nữa rồi vào chuồng.
2.3.    Khai thác tự nhiên
Cuộc sống du canh, du cư thường kèm theo việc khai thác tự nhiên phát triển, hái lượm lâm thổ sản, săn bắt muông thú rừng. Đây là công việc diễn ra thường xuyên quanh năm, mùa nào thức ấy. Người Mảng cũng như các dân tộc khác sinh sống ở Tây Bắc thường hái hoa ban, rau rừng, măng rừng, các loại lâm sản khác như nấm hương, mộc nhĩ, mật ong, các loại cây dược liệu. Hàng ngày đi làm, đến cuối buổi, trên đường về nhà, phụ nữ thường tranh thủ hái các thứ lâm sản; còn nam thường tranh thủ đi quăng chài, đặt đom, đó đánh bắt cá. Công việc khai thác tự nhiên luôn gắn với cuộc sống hàng ngày; sản phẩm khai thác được từ tự nhiên luôn gắn với bữa ăn hàng ngày của đồng bào. Khai thác tự nhiên thực sự đóng vai trò quan trọng đối với những cư dân có nền kinh tế bấp bênh, sống du canh, du cư.
2.4.    Ngành nghề thủ công
Nghề đan lát của người Mảng
Với nền kinh tế tự túc, tự cấp cao, ở người Mảng có một số nghề thủ công góp phần tự túc cuộc sống của mình. Đó là nghề dệt vải, nghề đan lát mây tre, nghề mộc… Người Mảng tự dệt vải để cắt may theo kiểu riêng mang tính dân tộc độc đáo; đồng bào tự đan nhiều đồ dùng: các loại đồ để đựng đan mau, đan thưa, đan gùi, đan mâm ăn cơm, đan ghế ngồi, giỏ đựng cơm, cót, bem… Đồ đan mây tre của người Mảng vừa để dùng trong gia đình, vừa để bán hoặc đổi lấy gạo, vải vóc.
Nghề mộc của người Mảng thường được thể hiện ở chỗ họ tự làm nhà ở, tự làm cối gỗ, chày gỗ để giã gạo. Kỹ thuật nghề thủ công làm mộc còn đơn sơ, kỹ thuật đan lát mây tre lại khá tinh xảo.
2.5.    Trao đổi, mua bán
Người Mảng có dân số ít, lại sinh sống trong vùng Tây Bắc nhiều dân tộc khác nhau. Do đó người Mảng không có chợ riêng, đồng bào họp chợ với các cư dân khác trong vùng. Những sản phẩm đem ra chợ để bán thường là lâm sản quý như mật ong, dược liệu, rồi loại nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân… và mua những công cụ sản xuất như rìu, dao, cuốc và nhu yếu phẩm như: muối ăn, kim khâu, dầu thắp sang.

3.    Văn hoá truyền thống
3.1.    Làng
Làng tiếng Mảng là Muỵ. sống cuộc sống du canh, du cư, làng người Mảng không to lớn, trù phú với khoảng không gian bằng phẳng rộng rãi như các bản của người Thái, người Lào. Bản của người Mảng thường chỉ độ 10 – 15 nóc nhà, cư trú trên một địa hình sườn đồi, tương đối hẹp. Mỗi làng tuy nhỏ nhưng có địa giới tương đối rõ ràng, địa giới làng do làng tự quy định trên cơ sở đất đó chưa thuộc địa phận nào. Mọi hoạt động kinh tế như khai phá nương rẫy, thu hái lâm thổ sản, chăn thả gia súc, săn bắn, đánh cá đều được thực hiện trên đất của mình. Dân làng này không xâm phạm địa vực của làng khác.
Người đứng đầu tổ chức xã hội của tất cả người Mảng gọi là gia.Pơ gia cùng với các ông Mon Đẳm – người đứng đầu dòng họ,chỉ huy mọi hoạt động xã hội, tôn giáo, văn hoá của dân tộc Mảng trong lịch sử.Thời đó, hàng năm người Mảng ở các nơi đổ về Nặm Ban – tư truyền là quê hương của người Mảng, để tham gia nghi lễ tế trời đất Pơ gia chủ trì.
3.2.    Nhà ở
Nhà ở của dân tộc Mảng là nhà sàn.Kiểu nhà sàn của người Mảng có những nét đặc thù của ngôi nhà Môn ‘ Khmer. Đó là ngôi nhà có ‘ mái, hai cửa ra vào ở phía hai đầu hồi, giữ hai đầu nóc trên mái không phải chiếc khau cút, mà là pưởng nhưa làm hơi vểnh lên, như hai cái đầu rồng cách điệu. Đây là mô típ mái nhà truyền thống của cư dân Đông Nam Á. Kỹ thuật làm nhà đơn sơ, dùng cột ngoãm chôn xuống đất, dù dây rừng, lạt buộc cột, xà với nhau. Mặc dù nhà ở của người Mảng min hự, nhưng thủ tục tâm linh liên quan đến làm nhà lại khá phức tạp. Họ nhờ thầy bói xem ngày, làm phù phép, từ khâu chọn đất, san nền, dựng cột, đến lợp nhà.Theo phong tục, mỗi khi trong bản có người làm nhà, thì cả làng đến giúp không tính công.Đến khi vào nhà mới cũng là ngày vui của cả bản.Nghi lễ này có nhiều nghi thức đặc trưng cho bản sắc dân tộc.
3.3.    Y phục, trang sức
Phụ nữ Mảng mặc váy đen dài đến ngang bắp chân, gấu váy đệm một miếng vải đỏ ở bên trong, tương tự như váy của phụ nữ Thái Đen. Áo của phụ nữ Mảng là áo xẻ ngực.Một nét đặc trưng của y phục phụ nữ Máng là tấm vải thô, màu trắng tự nhiên, có trang trí hoa văn, choàng qua bên ngoài quanh người, che từ ngực xuống đến đầu gối. Một nét đặc trưng khác thể hiện ở người Mảng nói chung (cả nam và nữ) là tục xăm mồm – o xăm. Tục xăm mồm này tồn tại trong dân tộc Mảng khá lâu.từ cuối thế kỷ XX vào bản người Mảng, đâu đó ta vẫn có thể gặp những người xăm mồm.
3.4.    Ẩm thực
Phụ nữ Mảng nấu rượu (Ảnh sưu tầm)
Người Mảng ăn gạo, ngô là chính. Lúa, ngô do đồng bào tự sản xuất trên nương. Ngô trộn ít sắn, ít gạo đồ lên. Bữa cơm thường ngày của họ có ngô, lá sắn non trộn muối, rau xanh thu hái từ trên rừng. Đôi khi có thịt, cá là những sản vật săn bắn được từ trên rừng, hoặc đánh bắt được từ sông suối. Những con vật nuôi của đồng bào cũng dùng để làm thịt ăn, thường kết hợp với các ngày lễ tết, các dịp cúng bái, hoặc có khách quý đến chơi nhà; cũng như kết hợp trong các dịp tổ chức cưới xin, ma chay, vào nhà mới…
3.5.    Phương tiện vận chuyển
Đeo gùi trên trán của người Mảng
Dân tộc Mảng dùng gùi làm phương tiện vận chuyển chính. Hàng ngày đi làm, người Mảng đeo gùi sau lưng. Tuy nhiên ở người Mảng có cách đeo gùi khác với các dân tộc khác ở Tây Bắc. Các dân tộc thường đeo gùi bằng hai dây khoác lên hai vai. Còn dân tộc Mảng lại đeo dây trên trán và đặt ách ở sau gáy.
3.6.    Ngôn ngữ
Tiếng nói: Tiếng nói người Mảng thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Tiếng Mảng dùng phổ biến trong nội bộ dân tộc của mình. Khi giao tiếp với dân tộc khác tại quê hương, đồng bào Mảng dùng tiếng nói của dân tộc Thái.Một số người Mảng nói được tiếng Mông, tiếng Hà Nhì và tiếng Quan Hoả.
Chữ viết: Người Mảng chưa có chữ viết riêng của dân tộc.
3.7.    Tín ngưỡng tôn giáo
Người Mảng có thế giới quan khá đặc biệt. Trên trời là thế giới của thần linh sáng tạo – môn phỉnh; trên mặt đất là thế giới người và ma môn lom; sâu trong lòng đất là thế giới của những người quái dị vừa lùn; ở dưới nước là thế giới của thuồng luồng – môn cha Môn chang có thể biến thành các chàng trai tuấn tú hay những cô xinh đẹp để quyến rũ các cô gái, các chàng trai hay ra tắm ở sông.Thế giới này ngày xưa thông với nhau, có thể đi qua lại được.Nhưng sau, không hiểu vì sao lại bị ngăn cách.
Lễ cúng hồn lúa của Dân tộc Mảng
Liên quan đến hệ thống ma trên mặt đất, người Mảng quan niệm những loại ma – phli sau: ma dòng họ, ma nhà, ma rừng, ma bến nư, ma mặt trời, ma mặt trăng. Các loại ma này đều có quan hệ với con người. Khi được con người ứng xử “vừa lòng” thì chúng phù hộ rất hiệu quả, nhưng nếu trái lại thì các loại ma này có thể gây tác hại vô cùng nguy hiểm cho cuộc sống con người. Ở người Mảng, ma nhà có vị trí quan trọng.Nó tượng trưng cho nhà vợ chồng “Ka Đang”, vợ độc chồng hiền hậu. Ma nhà thường ngụ ở cối giã gạo hoặc ở cột giữa thu hai vì kèo đầu nhà. Ma nhà được cúng vào dịp tết hoặc khi trong nhà có người ốm đau.Bên cạnh ma nhà, ma dòng họ – phỉ đẳm cũng là đối tượng cần được chăm sóc.Ma dòng họ được thờ ở trong nhà.Nơi thờ một dòng họ cũng là nơi trú ngụ của hồn ông bà, cha mẹ đã mất. Ở người Mảng, tuy là gia đình phụ hệ, phụ quyền, nhưng lại thờ cả bố mẹ vợ phli ort nỉ. Phli on nỉ được cúng vào sau vụ gặt hàng năm. Trong khi cúng phlỉ on nỉ chỉ có vợ chủ nhà và anh em được tham gia, còn người chồng phải tạm thời lánh mặt.
Về nghi lễ tôn giáo của người Mảng, có các nghi lễ nông nghiệp liên quan đến hồn lúa – pạc nhuỵ lặm như: nghi lễ gieo nương; cúng hồn lúa, cúng mẹ lúa; cúng sau vụ thu hoạch… Trong các nghi lễ này, người phụ nữ có vai trò to lớn, thể hiện trong vai trò “mẹ lúa”.
Quang Thiều (sưu tầm)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét