Cộng đồng người Chăm tại Việt Nam - (Nguyễn Văn Huy)

Bài 1

Tìm lại anh em, nhận lại bạn bè
Thánh địa Mỹ Sơn, Đà Nẵng, được xây dựng từ thế kỷ 4 và tiếp tục được tu bổ cho đến thế kỷ 14.
Chăm là một trong 54 nhóm chủng tộc bất khả phân của dân tộc Việt Nam. Dân số người Chăm hiện nay khoảng 100.000 người, trong đó hơn 2/3 định cư tại Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết và Bình Tuy ; số còn lại sinh sống tại Châu Đốc, Tây Ninh và Sài Gòn.

Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam (Nguyễn Văn Huy)

Bài 2

Thời kỳ xác định bản thể
Vương quốc Chiêm Thành (Champa) cổ cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn đối với người Việt Nam. Vương quốc này ở đâu, xuất hiện từ thời nào, phát triển ra sao và tại sao biến mất? Không sử sách Việt Nam nào nhắc đến. Đọc lại sử xưa, những nhân vật lịch sử Chiêm Thành, với những tên phiên âm Hán hóa, thường được nhắc tới một cách mơ hồ, đôi khi với những lời lẽ xúc phạm, từ đó sinh ra hiểu lầm rồi hiểu sai dẫn đến tâm lý phân biệt đối xử hay khinh thường, không thông cảm lẫn nhau.

Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam (Nguyễn Văn Huy)

Bài 3

Thời kỳ mở nước và dựng nước 
Từ sau nửa thế kỷ thứ hai sau công nguyên, phần lãnh thổ cực nam Giao Chỉ trở nên khó trị, dân cư bản địa liên tục nổi lên chống lại chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Hán. Huyện Tượng Lâm trở thành nơi tranh chấp thường trực giữa quan quân đô hộ và nhân dân địa phương.

Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam (Nguyễn Văn Huy)

Bài 4

Thời vàng son 
Sau thời kỳ dựng nước và mở nước khó khăn, từ thế kỷ thứ 4 vương quốc Lâm Ấp đã trở thành một thế lực chính trị đáng kể trong vùng, dưới thời Bradravarman I (Phạm Hồ Đạt), người sáng lập triều đại Gangaraja phía Bắc. Là một kết hợp của nhiều tiểu vương quốc khác nhau, lãnh thổ phía Bắc giáp ranh với quận Cửu Chân, lãnh thổ phía Nam trải dài đến mũi Kê Gà (Varella, Phan Thiết). Hào quang của Lâm Ấp chiếu sáng vùng trời Đông Nam Á, các quốc gia láng giềng đều tìm đến để làm thân.

Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam (Nguyễn Văn Huy)

Bài 5

Thời kỳ xung đột 
Triều vương thứ bảy (991-1044): vương triều Vijaya 
Năm 989 Lưu Kỳ Tông, một người Kinh tự nhận là vua lãnh thổ Chiêm Thành phía Bắc từ năm 983, bị Bằng Vương La (Cu-thì-lợi Hà-thanh-bài Ma-la), một vương tôn Chăm phía Nam, nổi lên lật đổ và được dân chúng tôn lên làm vua, hiệu Harivarman II (Dương-to-pai hay Dương Đà Bài). Harivarman II xưng vương tại Phật Thành (Vijaya), nhưng tổ chức vương quyền vẫn đặt tại Indrapura (Đồng Dương), ý muốn đề cao nguồn gốc thần quyền của ông từ bộ tộc Dừa. Harivarman II được nhiều sử gia xác nhận là người sáng lập vương triều thứ bảy của Chiêm Thành.

Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam (Nguyễn Văn Huy)

Bài 6

Bùng lên trước khi tàn lụi
Dấu ngoặc về công chúa Huyền Trân 
Sau 5 năm thương lượng gay go giữa hai triều đình về của hồi môn, năm 1306 vua Trần Anh Tôn chấp thuận gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân, bù lại lãnh thổ bắc Chiêm Thành (Indrapura): châu Ô và châu Lý thuộc nhà Trần. Cuộc hôn nhân dị chủng này đã trở thành tranh chấp giữa hai dân tộc và hai triều đình suốt thời gian sau đó. Cho đến nay chưa một tài liệu nào giải thích về trường hợp công chúa Huyền Trân một cách rõ ràng và có tính thuyết phục.

Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam (Nguyễn Văn Huy)

Bài 7


Cố gắng tồn tại trong khó khăn
Đối với nhiều sử gia và học giả phương Tây, biến cố 1471 đánh dấu sự giải thể vương quốc Chiêm Thành, không một biên khảo lịch sử hay niên giám triều đình Chiêm Thành nào được phổ biến từ sau ngày đó. Trong thực tế, sinh hoạt triều chính của các dòng vương tôn Chiêm Thành vẫn tiếp tục, với một qui mô tuy nhỏ hẹp nhưng không kém phần xúc tích. Tuy vậy tìm hiểu lịch sử người Chăm trong giai đoạn này rất là khó khăn vì thiếu chứng liệu, người viết đã dựa vào các nguồn sử liệu Việt Nam, đối chiếu với nhiều nguồn sử liệu khác của nước ngoài để phác họa lại giai đoạn thiếu sót này. 

Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam (Nguyễn Văn Huy)

PHỤ LỤC

Cộng đồng người Chăm tại Kampuchia
Cộng đồng người Chăm tại Kampuchia hiện nay (230,000 người) đông gấp hai lần cộng đồng người Chăm tại Việt Nam (115,000 người). Sự đông đảo này không phải tình cờ. Vì ở sát cạnh nhau, Kampuchia là vùng đất dung thân của những gia đình người Chăm trốn chạy những cuộc nội chiến và chiến tranh xảy ra tại Chiêm Thành cũ. Nhóm Chăm Java. Cộng đồng người Chăm có mặt đông đảo trên lãnh thổ Kampuchia từ sau ngày thành Ðồ Bàn (Vijaya) thất thủ năm 1471. Hàng trăm gia đình Chăm, sinh sống dọc vùng duyên hải Bình Trị Thiên, chạy lên Tây Nguyên lánh nạn, một số đã ở lại và sống lẫn với các sắc tộc Thượng đã có từ trước, một số khác vượt thảo nguyên Kontum sang Chân Lạp định cư và trở thành những dân cư Khmer gốc Chăm. Ðợt tị nạn đông nhất có ghi rõ số lượng xảy ra vào năm 1692, khi quân của Minh vương Nguyễn Phúc Chu chiếm đóng Khánh Hòa (Kauthara).

Dân tộc H'Mông ở Việt Nam: Nguồn gốc tộc người và dân số (By Văn Thoa)

Người H’mông là một trong những dân tộc thiểu số có dân số đông ở miền Bắc Việt Nam. Cùng với 53 dân tộc anh em, người H’mông luôn luôn là một phần của sự thống nhất khối đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hoá các dân tộc Việt Nam.

1. Quá trình di cư của người H’mông vào Việt NamNgười H’mông ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc từ phương Bắc. Theo các truyền thuyết của Trung Quốc thì người H’mông xuất hiện sớm nhất ở khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang.

Tục dán giấy đỏ đón Tết của người Cao Lan (Lê Thương)

Từ nhà ra đến chuồng gà ngày 30 Tết đều được khoác áo đỏ đón giao thừa. Ảnh: Dulichbonphuong.

Buổi sáng ngày cuối cùng của năm cũ, khắp mọi nơi trong nhà đều được “niêm phong” giấy đỏ, từ cối xay, cối giã gạo, cái cày, bừa cho đến bàn thờ tổ tiên.
Dân tộc Cao Lan, có tên gọi khác là Sán Chay, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận… sinh sống nhiều nhất tại Thái Nguyên với số dân hơn 60.000 người, cư trú chủ yếu ở 37 xã thuộc 3 huyện Sơn Dương,

Hát giao duyên của người Tày (Triệu Quỳnh Nga)

Hát giao duyên hay còn gọi là hát Quan làng là tiếng hát tình yêu trai gái Tày. Hát giao duyên là lối hát trong một không gian xã hội rộng lớn và chỉ có một tục thức hát theo mùa không tuỳ hứng. Đây là sự khác biệt giữa hát giao duyên với các loại hát thông thường. Hát giao duyên là hát phong tục cùng với phong tục hát cưới, hỏi của đồng bào Tày.

Ngày Tết Thanh Minh Của Đồng Bào Các Dân Tộc Bắc Kạn (Việt Hà)

Ngày tết Thanh Minh của đồng bào các dân tộc Bắc Kạn

Tuy rằng có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng ở Việt Nam, ngày tết Thanh Minh đã được “Việt hoá”, trở thành một ngày lễ đặc trưng trong văn hóa Việt. Mỗi địa phương, mỗi vùng miền lại có một phong tục đón tết riêng.

Mười lăm (15 ) món ngon Bắc Kạn ăn một lần nhớ mãi (Minh Thắng)

Tôm chua Ba Bể

Tôm chua và cá nướng Ba Bể, miến dong Na Rì, chuối hột rừng, thịt lợn gác bếp, bánh pẻng phạ, rau sắng có thể nói là những món ngon riêng có của vùng núi Bắc Kạn.
Tôm chua Ba Bể.
Ở Ba Bể, người dân thường ăn tôm chua với thịt chân giò hoặc ba chỉ luộc kèm đĩa khế chua, chuối xanh, đinh lăng… Giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ, nhấm nháp tôm chua cùng chén rượu ngô cay nho nhỏ, du khách sẽ có cảm giác lâng lâng êm ái, thấm thía vị béo chua chua của thịt, cảm nhận phần tỏi ớt cay cay cùng mùi thơm riềng...

Then cổ cấp Sắc của dân tộc Tày - Bắc Kạn (Hoàng Thị Lân)

Lễ cấp shắc then là nghi lễ tôn giáo của những người làm nghề Then và chỉ khi được cấp shắc thì người làm nghề này mới được phép hành nghề của mình. Ở mỗi vùng, lễ cấp shắc đều có những qui định cụ thể cho từng dòng then, về phẩm hàm cũng như các nghi lễ. Khi thực hiện lễ cấp shắc, người được cấp shắc phải biết chính xác tổ tiên nhà mình thờ dòng thánh nào để mời số thầy Then tương ứng trợ giúp cho thầy Tào khi hành lễ. Thầy then trước khi nhận lời phải xem mệnh của mình có hợp với mệnh của người muốn được cấp shắc hay không, nếu hợp thì mới làm.

Các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên hát mừng mùa Lễ hội hoa Ban (Triệu Kim Bắc)

Múa nón dân tộc Thái – Mùa Ban trắng

Tối 14/3, tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình trình diễn dân ca, dân vũ các dân tộc. Đây là hoạt động Các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên hát mừng mùa Lễ hội hoa Ban, truyền tải những nét đẹp, nét riêng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh tới du khách thập phương.

Các lễ hội đặc sắc tại Điện Biên (Đặng Hải Quân)

Lễ Tủ Cải của dân tộc Dao Quần chẹt

Lễ Tủ Cải thường được tổ chức sau thu hoạch vụ mùa vào cuối năm cũ hay đầu năm mới là thời gian nông nhàn. Lễ không diễn ra theo thời gian nhất định mà phụ thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Theo nghĩa Nôm Dao, Tủ là báo cáo, Cải là đặt tên, Tủ Cải tức là lễ báo cáo với các thần linh, tổ tiên về việc đặt tên thứ hai (tên âm) cho người con trai trong dòng tộc, bởi khi cúng lễ xưng tên với tổ tiên họ kiêng dùng tên thật.

Nét văn hóa của đồng bào dân tộc H'Mông ở tỉnh Điện Biên (Đỗ Quang Khải)

Với 1/3 dân số, đồng bào dân tộc H'Mông ở Điện Biên cư trú ở hầu hết các huyện, nhưng tập trung nhiều nhất là ở Tủa Chùa, Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Tuần Giáo,  Mường Nhé và Nậm Pồ. Dân tộc Mông được chia thành 5 ngành: H'Mông trắng (Môngz Đơư), H'Mông Hoa (Môngz Lênhs), H'Mông đỏ (Môngz Si), H'Mông Đen (Môngz Đuz), H'Mông Xanh (Môngz Dua). Đồng bào cư trú trên các triền núi cao, tạo thành các thôn bản, mỗi thôn, bản khoảng 30 đến 80 hộ gia đình, với có các dòng họ: Giàng,  Thào, Sùng, Vàng, Vừ, Mùa, Hờ, Li, Lầu, Hạng, Chang, Cứ ….

Lễ Cưới Hỏi Truyền Thống Của Dân Tộc Cống - Điện Biên (Đàm Thị Lượng)

 Các đôi trai gái dân tộc Cống nao nức trong mùa cưới

Người Cống ở tỉnh Điện Biên là một dân tộc thiểu số có dân số tương đối ít (theo số liệu thống kê năm 2009 là 871 người), sinh sống tập trung tại 2 huyện Điện Biên và Mường Nhé. Mặc dù có dân số ít nhưng đời sống văn hóa của dân tộc Cống rất phong phú với nhiều phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Một trong những phong tục đặc trưng đó là lễ cưới hỏi truyền thống.

Đôi nét về các dân tộc anh em trên vùng đất Hòa Bình (Đàm Minh Phiếu)

Hòa Bình từ lâu là một địa danh nổi tiếng với nền văn hóa đặc sắc, tiêu biểu trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Trên vùng đất lịch sử này, các dân tộc anh em đã cùng đoàn kết, gắn bó xây dựng và bảo vệ quê hương, tô thắm núi sông, bản làng, xây dựng nên truyền thống văn hóa đa dạng, phong phú đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó có 7 dân tộc chủ yếu là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông, Hoa.

LỄ HỘI DÂN TỘC MƯỜNG, HÒA BÌNH (Bùi Mgọc Thanh)


Hòa Bình Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Hoà Bình là một tỉnh miền núi có nền "Văn hoá Hoà Bình" nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ, là vùng sử thi huyền thoại “Đẻ đất đẻ nước”, là miền đất âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng, vùng của những lễ hội giầu bản sắc dân tộc Tây Bắc, của kho tàng phong phú về văn nghệ dân gian các dân tộc: Mường, Dao Thái, Mông...  Là quê hương của những làn điệu dân ca "ngọt như mật ong, trong như dòng suối"; những trường ca, truyện thơ đậm nét văn hóa dân tộc và chất nhân văn tinh tế…  Mời bạn đến với mảnh đất Hoà Bình để cùng khám phá và cảm nhận vẻ đẹp của một miền văn hoá giàu bản sắc.

"Chợ tình" của người Dao Thanh Phán trong ngày "kiêng gió" (Minh Phượng)

Không rầm rộ như các phiên “chợ tình” ở vùng cao Tây Bắc, “chợ tình” ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) lại có nét độc đáo riêng. Chợ họp duy nhất vào ngày 4.4 âm lịch hàng năm, gọi là ngày “mì seèng phẩy hêy dảo” - tiếng Dao nghĩa là ngày “kiêng gió”. 
Ngày này, ngoài trai thanh, gái lịch hẹn hò tìm hiểu thì các cặp đôi dang dở cũng không hẹn mà lưu luyến tìm về…

Quảng Ninh - Món ngon đặc sản cần thưởng thức (Tuấn Anh)

Đến Quảng Ninh, thiên hạ đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên của kì quan Hạ Long và thỏa mãn với hàng loạt đặc sản nơi đây.
Sự độc đáo trong nguyên liệu, cách chế biến những món ăn ở Quảng Ninh khiến chúng trở thành đặc sản của riêng vùng đất này và ghi dấu trong lòng du khách.

“Săn mây” thỏa thích cùng kinh nghiệm du lịch Y Tý (Minh Thắng)

Y Tý mùa nước đổ

Y Tý, Lào Cai được những người sành ví như một nơi đắc địa nhất để ”săn mây” mà hiếm nơi nào có được. Nơi đây thu hút khách du lịch bởi nét hoang sơ với văn hóa tộc người đặc trưng, bởi cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà tạo hóa ban tặng. Hãy cùng Vntrip.vn trải nghiệm kinh nghiệm du lịch Y Tý Lào Cai nhé.

Vài nét về dân tộc Sán Chỉ (Lan Anh)

Phụ nữ Sán chỉ

Dân tộc Sán Chỉ sống rải rác ở các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Vốn là cư dân nông nghiệp, lại sống định canh, định cư theo từng bản làng và có tổ chức khá chặt chẽ nên dân tộc Sán Chỉ có tính cộng đồng cao. 

“Chợ tình” ở Bình Liêu Tỉnh Quảng Ninh (Đàm Minh Phiếu)

Từ mờ sáng, các thiếu nữ Dao đã rủ nhau xuống Chợ tình...

Không phải chỉ ở Khâu Vai (Hà Giang) hay Sa Pa (Lào Cai) v.v.. mới có “chợ tình” mà ngay tại Bình Liêu, nét văn hoá mang bản sắc đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi này vẫn đang hiện hữu...
Hàng năm, cứ đến ngày mùng bốn tháng tư âm lịch, bà con dân tộc Dao (xã Đồng Văn) lại nô nức đi “chợ tình” trong ngày “kiêng gió”...

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC TÀY, QUẢNG NINH (Đàm Thị Lượng)

Dù đi làm hay đi hội, người phụ nữ Tày (Quảng Ninh) vẫn luôn tạo ấn tượng bởi nét đoan trang, duyên dáng,… trong bộ trang phục truyền thống.
Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Tày (Quảng Ninh) không cầu kỳ, sặc sỡ như trang phục phụ nữ một số dân tộc khác, nhưng dù đi làm hay đi hội, họ vẫn luôn tạo ấn tượng bởi nét đoan trang, duyên dáng và nữ tính.

Đặc sắc lễ hội các dân tộc ở Quảng Ninh (Mai Thúy Hằng)


Quảng Ninh hiện có 21 dân tộc thiểu số, chiếm hơn 10% dân số của tỉnh. Trong đó, người Dao có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở vùng núi cao; người Sán Dìu, Sán Chỉ ở vùng núi thấp. Ngoài ra, còn có người Tầy, Hoa, Nùng và Mường… Các dân tộc này đến nay còn lưu giữ được những nét văn hóa, bản sắc đặc trưng như ngôn ngữ, y phục, phong tục và cả những lễ hội rất riêng của mình.

Nhạc cụ dân tộc (Trần Thị Ngọc Anh)

Múa trống đu là một trong những diễn xướng dân gian tiêu biểu của người Mường Yên Lập. Cùng với nghệ thuật cồng chiêng, múa mỡi đồng, múa ngoắt ngoe, các làn điệu hát giang, hát ví,… Múa trống đu đã góp phần tạo nên những giá trị văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của cộng đồng người Mường Yên Lập.  

Bí ẩn dòng họ Ma – Dòng họ lâu đời nhất Việt Nam? (Trần Vinh Chí)

Thanh đao của dòng họ Ma (trái) và biển hiệu đền Trù Mật.

Tộc trưởng dòng họ Ma ở Phú Thọ cho rằng dòng họ mình đã có từ thời vua Hùng, là dòng họ lâu đời nhất Việt Nam, có nhiều công lao dựng nước và giữ nước nổi bật trong dòng họ là Ma Tộc Thần Tướng – Ma Xuân Trường.

Hát xoan Phú Thọ" - Âm vang dân tộc Việt (Đặng Ngọc Tân)

Hát Xoan là di sản văn hóa độc đáo của nhân dân Phú Thọ, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cổ gắn với tín ngưỡng thờ cúng Tổ Hùng Vương.
Ngày 24/11/2013, Hát Xoan Phú Thọ chính thức được Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

BẢN SẮC DÂN TỘC NGƯỜI MƯỜNG PHÚ THỌ (Đàm Minh Phiếu)

Dân tộc Mường còn có tên gọi khác là : Mol,Mual.Moi,Moi bi,Au tá,Ao tá.Dân số người Mường sống cư chú ở hai bên bờ sông Đà,các thung lũng của các tỉnh như ở Tỉnh Thanh Hóa,Hòa Bình,Yên Bái còn ở tỉnh Phú Thọ dân tộc Mường tập trung đông đảo nhất ở huyện Thanh Sơn,tiếp đến là huyện Yên Lập và một số xã ở huyện Thanh Thủy.Người Mường tự gọi mình là Mol,

Phong cảnh trử tình Yên Bái (Hoàng Thị Khuyên)

Mù Cang Chải

Yên Bái là một tỉnh miền núi với phong cảnh thiên nhiên đa dạng. Là một tỉnh thuộc vùng sâu vùng xa của tổ quốc, điểm khiến Yên Bái hấp dẫn các du khách khi tới đây là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, sơn thủy hữu tình, khí hậu trong lành. Ngoài ra với rất nhiều các dân tộc đang cùng sinh sống tại mảnh đất này, mỗi dân tộc lại có môt nét độc đáo riêng về văn hóa,

Lễ hội Tăm Khảu Mảu dân tộc Thái Yên Bái (Hoàng Hải)

Lễ hội Tăm Khảu Mảu (Lễ hội giã cốm) là phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Tày, Thái, Mường... tỉnh Yên Bái nói chung và người Thái ở Nghĩa Lộ nói riêng, được tổ chức vào khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch. Đó là lúc lúa nếp vừa chớm vào trắc, hạt lúa ngả màu vàng nhạt là thời điểm người dân tập trung làm cốm.

Đặc sắc đám cưới của người dân tộc Dao tại tỉnh Yên Bái (Thế Duyệt)

Lễ cưới là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Dao đỏ ở Yên Bái, trong đó chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử.
Lễới là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Dao đỏ ở Yên Bái, trong đó chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử.

Lễ Cầu mùa của người Dao đỏ Khai Trung (Lục Yên - Yên Bái) (Khắc Điệp)

Đồng bào Dao đỏ xã Khai Trung (Lục Yên) chuẩn bị lễ Cầu mùa.

Mỗi dân tộc trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) đều có những nét văn hóa đặc sắc riêng thể hiện nếp sống, phong tục tập quán. Đối với người Dao đỏ xã Khai Trung (Lục Yên) thì lễ Cầu mùa là một trong những nghi lễ quan trọng nhất được tổ chức vào dịp tháng Giêng và Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.

Lễ hội Lồng Tồng của các dân tộc tỉnh Yên Bái (Đàm Kim Phượng)

Hằng năm, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán, ở khắp các bản làng của dân tộc Thái, Tày, Mường…trên địa bàn tỉnh Yên Báo lại nô nức chờ đón những ngày hội rộn ràng của lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là lễ hội “Xuống đồng” (lồng là xuống, tồng là đồng).
Đây là lễ hội mang tính chất nghi lễ nông nghiệp cổ xưa, đã có từ rất lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng người dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường…

Độc đáo trang phục các dân tộc Yên Bái (Đàm Minh Phiếu)

Các dân tộc ở Yên Bái sống xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa phương trên địa bàn của tỉnh với những bản sắc văn hóa phong phú đặc sắc. Tất cả đã hòa quyện để tạo nên vốn văn hóa quý giá trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Một trong những sắc thái độc đáo tạo nên những nét riêng cho mỗi dân tộc chính là bộ trang phục truyền thống. Trang phục các dân tộc là một nét văn hóa đẹp, chúng không chỉ đặc trưng cho mỗi dân tộc mà còn nói lên phong tục, cách sống…

Kì lạ tục đặt tên con của người Giáy ở Lào Cai (Lý Thị Ninh)


Ở mỗi dân tộc lại có những phong tục, tập quán riêng đặc trưng cho dân tộc đó đặc biệt là những dân tộc thiểu số. Đối với dân tộc Kinh thì việc đặt tên con rất đơn giản còn đối với dân tộc Giáy thì đặ tên con rất quan trọng và phải làm một nghi lễ độc đáo. Cùng khám phá những điều kì lạ trong tục đặt tên con của người Giáy ở Lào Cai cùng chúng tôi.

Trang phục của dân tộc Bố Y ở Lào Cai (Triệu Minh Bắc)

Thiếu nữ Dân tộc Bố Y

Người Bố Y mặc áo ngắn năm thân xẻ nách phải, cổ, ống tay áo, chỗ cài cúc được trang trí và viền vải khác màu hoa văn 
Áo của phụ nữ Bố Y có hai loại, áo trong và áo ngoài. Áo trong (pủ đy) là loại áo kiểu tứ thân mở ngực, có một chiếc cúc đồng cài giáp cổ. Hai vạt áo trước có hai túi nhỏ cân xứng nhau để đựng tiền và đồ. Đây là loại trang phục cố truyền của phụ nữ Bố Y, ngày nay rất ít người sử dụng nó mà cất kỹ trong hòm, khi chủ nhân quá cố sẽ mặc để sang bên kia thê giới.

0 đặc sản làm say lòng người của Tuyên Quang (Hoàng Thị Lân)

Cam sành Hàm Yên

Cam sành Hàm Yên, thịt lợn đen, mắm cá Chiêm Hóa, rượu ngô Na Hang... là những món ngon đã có tiếng từ lâu của vùng đất Tuyên Quang.
Cam sành đã được trồng từ rất lâu đời trên đất Hàm Yên và đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của huyện. Cam được trồng trên núi cao, khí hậu mát mẻ, cho vị ngọt mát và giá trị dinh dưỡng cao.

ĐẶC SẮC LÀN ĐIỆU PÁO DUNG CỦA DÂN TỘC DAO TUYÊN QUANG (ĐÀM MINH TIẾN)

Hát Páo dung là hát dân ca của dân tộc Dao, là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày.
 Hát Páo dung ra đời và phát triển từ trong lao động sản xuất, từ nhu cầu đời sống tinh thần và tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Dao. Páo dung được lưu truyền qua nhiều thế hệ, tồn tại cho đến ngày nay và trở thành một nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc của người Dao ở Tuyên Quang.

Tuyên Quang: Lễ hội Khai nhạc của dân tộc Cao Lan ( Nông Minh Điềm)

Tuyên Quang: Lễ hội Khai nhạc của dân tộc Cao Lan

Hàng năm vào mồng 2 Tết Nguyên đán, bà con dân tộc Cao Lan xã Thành Long (Hàm Yên) tổ chức Lễ hội Khai nhạc. Các tiết mục trong lễ hội thể hiện những nét văn hoá truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Cao Lan.

Độc đáo lễ hội truyền thống các dân tộc Tuyên Quang (Hoàng Minh Thắng)

                                            Toàn cảnh Lễ hội Lồng Tông huyện Chiêm Hóa.

Đồng bào dân tộc Tày trong tỉnh có 2 lễ hội lớn trong năm là Lễ hội Lồng Tông và Lễ hội Cầu mùa. Hai lễ hội này đều được tổ chức vào những ngày đầu năm.
Lễ hội Lồng Tông hay còn gọi là hội xuống đồng có hai phần: Phần lễ cúng trời đất, các vị thần linh, lễ tịch điền đầu năm mới, phát lộc cho nhân dân.

Hát Then Tày Na Hang - Tuyên Quang (Hoàng Lê)


Từ xa xưa, then đã trở thành sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, loại hình nghệ thuật hát then chỉ có ở 5 tỉnh là Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang. Then là một loại hình nghệ thuật tổng hợp chứa nhiều thành tố ngữ văn, âm nhạc, mỹ thuật, múa, diễn xướng dân gian và có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội. Đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái thường sử dụng then vào những dịp trọng đại như hội làng, cầu đảo của từng gia đình, dòng họ vào dịp năm mới, sinh con đầu lòng, giải trừ tà ma và chữa bệnh.

Lễ Cấp Sắc của dân tộc Dao ở Tuyên Quang (Phạm Hương)

Cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của đàn ông dân tộc Dao. Lễ Cấp sắc cũng tương tự như lễ thành đinh của một số dân tộc khác. Đối với người đàn ông dân tộc Dao được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành, được làm nghề cúng bái và được giao tiếp với cõi âm.

Lên Bản Cát Cát khám phá chốn bình yên của người H'Mông (Hoàng Thị Hải)

Vẻ đẹp bình dị của bản Cát Cát Sapa
Bản Cát Cát luôn là điểm đến được các du khách thăm quan lựa chọn khi đi du lịch Sapa, bởi tại đây họ được khám phá vẻ đẹp bình yên của làng bản cổ xưa đã được hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp, được tìm hiểu về con người & cuộc sống của người dân H’Mông, mọi thứ sẽ đem lại cho bạn những cảm nhận sâu sắc về Cát Cát. Hãy cùng với Du Lịch Việt Nam chúng ta sẽ bước vào bản Cát Cát để tìm kiếm những điều thú vị ở đây nhé!

Nô nức lễ hội Say Sán của đồng bào H'Mông Lào Cai (Mai Thúy Tầm)

Khi tiếng khèn lễ kết thúc vang lên cũng là lúc tốp nam thanh, nữ tú kết thúc những vòng tròn đi quanh cây nêu, nhẹ nhàng đặt ô và các tư trang khác để bước vào phần hội. Như một kịch bản được sắp sẵn, trên bãi đất cao và phẳng nhất thôn Dì Thàng, xã Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) từng tốp các thanh niên trong cụm xã chia theo nhóm sở thích để trổ tài, tham gia các trò chơi truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh quay, đẩy gậy, múa sinh tiền, thi giã bánh giầy… Đây là lễ hội Say Sán truyền thống, mang nhiều nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Mông trên vùng cao Bắc Hà.

Thưởng thức canh gà đen của người H'Mông Lào Cai (Hoàng Thị Khuyên)

Mường Khương với các bản làng phong cảnh đẹp và hoang sơ. Đến với Mường Khương, khách không chỉ được đắm mình với không khí trong lành của miền núi mà còn được thưởng thức ẩm thực độc đáo nơi đây.
Nếu quý khách muốn được tham gia vào phiên chợ vùng cao, hãy đến với Mường Khương vào thứ 7 hoặc chủ nhật để được thưởng thức các món ăn của bà con dân tộc trong vùng như: Thắng cố ngựa, các nông sản khác như: Ngô, đậu, tương ớt... và nhớ đừng quên thưởng thức món canh gà đen.

Lên Mường Khương vui hội Gầu Tào người H'Mông, Lào Cai (Mai Thúy Hằng)

Đông vui hội Gầu Tào ở Pha Long (Lào Cai)

Hội Gầu Tào truyền thống của đồng bào dân tộc H'Mông khu vực phía đông huyện Mường Khương (Lào Cai) đã diễn ra tại thôn Lao Táo, xã Pha Long, trong khí thế ra quân sản xuất đầu năm, giành nhiều thắng lợi mới.
Lễ hội Gầu Tào là lễ hội chơi núi hay lễ hội cầu phúc truyền thống của người H'Mông ở Lào Cai và các tỉnh miền núi Tây Bắc, mở vào dịp đầu năm mới, sau Tết nguyên đán.

Tục đeo vòng vía của người H'Mông - Lào Cai (Hoàng Minh Thắng)

Việc trẻ ốm yếu cúng giải hạn hoặc gửi cửa theo số của nó đều không được thì thầy cúng sẽ xem số và đeo vòng vía cho trẻ. Nghi lễ đeo vòng vía cho trẻ của người H'Mông hoa ở Cát Cát tương tự như nghi lễ đeo vòng vía cho trẻ của nhóm người H'Mông trắng ở Bảo Phố - Bắc Hà. Nghi lễ và sự chuẩn bị diễn ra như sau: