Lễ cột chỉ cổ tay cho trai gái của người Ơ Đu.
Miền tây xứ Nghệ chủ yếu là đồng bào các
dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có tộc người Ơ Đu. Do biến thiên của lịch
sử và xu thế kinh tế hội nhập đã làm cho bản sắc văn hóa tộc người này có nguy
cơ biến mất.
Dấu lặng giữa đại ngàn...
Ơ Đu là tộc người cổ xưa nhất nhưng lại ít
người nhất ở Việt Nam (hơn 600 người). Trên đất nước ta chỉ Tương Dương (Nghệ
An) có tộc người Ơ Đu. Xưa kia người Ơ Đu cư trú rải rác xen lẫn với người
Thái, người Khơ Mú dọc theo con sông Nậm Nơn ở các bản Xốp Pột và Kim Hòa, xã
Kim Đa. Họ sống lầm lũi bám rừng chặt nứa, chăn nuôi, thỉnh thoảng lại xuôi
dòng ra trung tâm xã trao đổi hàng hóa
Dân tộc Ơ Đu có chữ viết và tiếng nói riêng,
tiếng nói theo ngữ hệ Môn-Khmer, có pha trộn nhiều yếu tố Việt-Mường. Do biến
thiên của lịnh sử, tộc người này đã đánh mất tiếng nói và chữ viết. Hiện, chỉ
còn 4 cụ già người Ơ Đu biết nói và am hiểu tiếng mẹ đẻ của mình, những người Ơ
Đu còn lại đều sử dụng tiếng Thái, Khơmú và tiếng phổ thông làm ngôn ngữ giao
tiếp.
Tộc người Ơ Đu lại có một cuộc thiên di lịch
sử đến khu tái định cư mới ở bản Văng Môn xã Nga My để nhường chỗ cho Thuỷ điện
Bản Vẽ - công trình thủy điện quan trọng của đất nước. Thế nhưng hiện ở Nga My
chẳng còn vết tích gì của người tộc người Ơ Đu. Những ngôi nhà tái định cư giả
sàn càng làm cho nét văn hóa nơi đây trở nên dị hợm. Cụ Lo Văn Nghệ, người còn
biết tiếng Ơ Đu, ngồi nơi bậu cửa mắt nhìn xa xăm: "Bây giờ đến nơi ở mới,
các phong tục người Ơ Đu ta cũng chả còn
Báo động đỏ
Thống kê trên toàn tỉnh Nghệ An chỉ còn 54
bản của các dân tộc thiểu số lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống (bản
làng cổ). Ngần ấy bản làng còn lại so với một vùng văn hóa rộng lớn của hơn 11
huyện, thị xã miền tây xứ Nghệ quả là một con số đáng báo động.
Huyện đã tổ chức mời 4 cụ cao niên biết
nói tiếng Ơ Đu xây dựng, biên soạn giáo trình tiếng Ơ Đu dạy về cách gọi tên từng
người, từng đồ vật, lễ hội, phong tục, bài hát... Đến nay huyện Tương Dương đã
mở 5 lớp dạy tiếng Ơ Đu cho gần 300 lượt người. Kết thúc lớp học chỉ có 30-40%
học viên biết nói nhưng không thành thạo, sau một thời gian không sử dụng là
quên hết. .
Nhìn từ góc độ người dân thì tốc độ đô thị
hóa, thủy điện hóa, bê tông hóa đang lấn dần các nếp nhà sàn. Việc di dời các
làng bản để thực hiện các dự án thủy điện đang làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt
của đồng bào các dân tộc trong vùng. làm nhạt phai những nét bản sắc vốn có nơi
đây. Vì vậy, cần có một nghiên cứu hệ thống để gìn giữ các tộc người - trong đó
có người Ơ Đu và bản sắc văn hóa của họ nơi miền tây xứ Nghệ.
Để bảo tồn và chấn hưng bản sắc văn hóa miền
tây xứ Nghệ, trong đó có văn hóa của tộc người Ơ Đu thì cần phải có chiến lược
phát triển kinh tế cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Hiện nay, nhiều bản làng
đang đói ăn, đói mặc thì khó có thể làm được công việc này. Thứ hai là cần phải
có tiền, với ngân sách ít ỏi hàng năm sẽ không thể ngăn nổi sự xuống cấp, mai một
các giá trị văn hóa hoặc để hâm nóng được những bầu nhiệt huyết lưu giữ cho cả
một di sản đồ sộ nói trên.
Hoàng Thị Khuyên (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét