Đám cưới độc đáo của người Mảng ở Lai Châu (Hoàng Mai Thức)

Một thanh niên nhà trai hả hê khi được hưởng đủ cả: Nước, rượu, nhọ và…bùn.

 Bộ ảnh “Đám cưới của rượu, nước, nhọ và bùn” phản ánh tục 'cướp vợ' của người dân tộc Mảng ở Lai Châu vừa giành giải Nhất cuộc thi ảnh “Đất và Người” do Báo NTNN tổ chức như một lát cắt về đời sống văn hóa của dân tộc “bí ẩn” bậc nhất vùng Tây Bắc.

Một thanh niên nhà trai hả hê khi được hưởng đủ cả: Nước, rượu, nhọ và…bùn.
Đám cưới của chú  rể Lò Văn Ca, 20 tuổi ở bản Nậm Sập, xã Nậm Pì, cô dâu Lò Thi Kem, 18 tuổi ở bản Huổi Van, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu... được đón nhận sinh lực từ niềm vui chung, trong sự hả hê không kìm nén được của người thân.

Những tục cướp, trộm và cả… đánh nhau để giành lấy cô dâu trong ngày hôn lễ, có ở nhiều dân tộc, thể hiện giá trị của cô gái, sự luyến tiếc của gia đình, trai bản… Những cuộc đuổi bắt, “trận chiến” ấy cũng đủ cả tiếng la hét, chạy rầm rập … rồi thất bại vì: “Nhà trai nó mạnh quá”, xứng đáng cho cô dâu về nhà ấy.

Lễ vật mà nhà trai đi hỏi vợ gồm: Bạc trắng khoảng 15 đồng, 200kg lợn, gà từ 9 – 11 con, rượu cần 1 chum, gạo nếp 15kg, 4 sải vải. … Quan trọng hơn cả trong số lễ vật là 2 bó con sóc hoặc chuột khô (30 con).


Lợn nhà trai mang sang được thịt, làm cỗ cho đám cưới và chia cho tất cả các gia đình trong bản để: “tất cả mọi người đều được ăn thịt cưới”.

 Cuối ngày thứ hai, chuẩn bị đón dâu, nhà gái lấy nhọ nồi bôi lên mặt mọi thành viên nhà trai để: “Giấu không cho ông trời biết mà ngăn trở”.

“Cuộc chiến dữ dội” giành cô dâu cũng bắt đầu.

Cả phụ nữ cũng lao vào… cuộc chiến ấy.



Và nước… không thể thiếu để đôi trẻ đông con nhiều cháu, làm ruộng, nương dễ dàng…
Trong khi mọi người đang vui, chú rể… lặng lẽ đưa cô dâu đi.

Hoàng Mai Thức (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét