Trong
thời gian diễn ra lễ hội, nhiều hoạt động văn hóa truyền thống cũng được tổ chức,
đặc biệt là lễ hội đâm trâu - một nghi lễ quan trọng để cúng tế thần linh, khấn
cầu cho bản làng yên vui, đoàn kết, tương thân tương ái...
Tiếp đến, bà con sẽ dựng lên một ngôi nhà
mồ để đặt những hài cốt được bốc từ các nơi khác nhau về. Sau đó, người ta sẽ tổ
chức cải táng, quy tập phần mộ của người đã khuất thuộc tất cả các dòng họ
trong làng bản đã được an táng rải rác ở các nơi trước đó về với ngôi nhà chung
như khi họ đang còn sống để tiện thăm viếng, chăm sóc, hương khói. Đây được xem
là mốc kết thúc vòng đời của một con người để họ thực sự yên nghỉ.
Hoạt động này minh chứng cho sự gắn bó bền
chặt của dòng họ, bản làng trong cộng đồng dân tộc Tà Ôi lúc còn sống cũng như
lúc về cõi vĩnh hằng và cũng là biểu hiện cho sự tôn kính, hiếu nghĩa của người
sống đối với người đã khuất.
Có
thể nói, lễ hội Ariêu Ping đã trở thành một nét văn hóa độc đáo trong tiến
trình phát triển của dân tộc Tà Ôi ở Quảng Trị.
Đây
là một hình thức giáo dục nhằm chuyển giao cho các thế hệ sau biết kế thừa, giữ
gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dòng tộc.
Đồng
thời, lễ hội còn thể hiện nét văn hóa tâm linh, sự tôn kính, hiếu nghĩa của người
sống đối với người đã khuất góp phần khơi dậy truyền thống hiếu nghĩa, đoàn kết gắn bó bền chặt trong cộng đồng
làng bản.
Hoàng Thịnh
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét