Múa mừng hạnh phúc lứa đôi của dân tộc M nông
Người M'Nông hay còn gọi là người Bu-dâng, Preh, Ger, Nong, Prâng, Rlăm,
Kuyênh, Chil Bu Nor, nhóm M'Nông-Bu dâng, là sắc tộc sử dụng ngôn ngữ thuộc
nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Dân tộc M’nông cư trú tập trung chủ yếu ở tỉnh Đắc Lắc,
Lâm Đồng và sông Bé.
Tại tỉnh Yên Bái theo số liệu tổng điều
tra dân số 1 - 1- 1989 chỉ có 04 người cư trú, đến nay có 6 người đang cư trú,
sinh sống (trong đó 03 giới tính nam; 03 giới tính nữ cư trú sinh sống sống ở
thành thị 02 người; sống ở nông thôn 04 người).
Dân tộc M'nông có tiếng nói riêng thuộc
nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer (dòng ngôn ngữ
Nam Á). Người dân tộc M'nông có tầm vóc thấp, nước da ngăm đen, môi hơi dày,
râu thưa, mắt nâu đen, tóc đen, thẳng, nhiều người có tóc xoăn.
Người M'Nông có cả nhà sàn và nhà trệt,
ngôi nhà trệt của người M'Nông khá đặc biệt bởi chân mái thường buông xuống gần
đất, nên cửa ra vào có cấu trúc vòm như tổ tò vò.
Người M'nông là cư dân nông nghiệp từ lâu
đời. Trong sinh hoạt kinh tế truyền thống, phương thức phát rừng làm rẫy (mir)
chiếm vị trí trọng yếu. Cây lương thực chính của người M'Nông là lúa tẻ. Số lượng
lúa nếp gieo trồng không đáng kể. Ngoài lúa ra, ngô, khoai, sắn cũng được họ trồng
thêm trên rẫy để làm lương thực phụ và nhất là dùng cho chăn nuôi heo, gà...
Công cụ làm rẫy của người M'nông Gar,
M'nông Chil chủ yếu là: Chà gạc (Viêh), rìu (sùng), gậy chọc lỗ (Rmul), cuốc,
Wăng Wít (dụng cụ làm cỏ) và cào..
Xã hội
truyền thống của người M'nông còn
bảo lưu những dấu ấn khá sâu đậm của
chế độ mẫu hệ. Người phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Sau lễ cưới,
người con trai thường ở bên nhà vợ. Con cái sinh ra đều theo dòng họ mẹ và quyền
thừa kế tài sản đều thuộc về những người con gái trong gia đình.
Lưu ý: Đây là số liệu theo kết quả tổng điều
tra dân số và nhà ở tỉnh Yên Bái năm 2009, cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở được
thực hiện theo giai đoạn 10 năm một lần, như vậy đến năm 2019 mới có số liệu về
dân tộc Kháng tiếp theo.
Đàm Minh Phiếu (sưu
tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét