Dân
tộc Xtiêng có hơn 67.000 người. Đồng
bào cư trú tập trung tại tỉnh Bình Phước và một phần sinh sống ở Đồng Nai và
Tây Ninh. Có thể phân biệt hai nhóm Xtiêng là Bù Đéc và Bù Lơ. Nhóm Bù Đéc ở
vùng thấp,biết làm ruộng nước và dùng trâu, bò kéo cày từ khá lâu. Nhóm Bù Lơ ở
vùng cao, làm rẫy là chủ yếu, sống gần gũi với người Mnông và người Mạ. Dân tộc
Xtiêng còn có tên gọi là Xađiêng. Tiếng Xtiêng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơmer.
Ngày nay người Xtiêng ở nhiều nơi đã định
canh định cư, từng gia đình nhỏ làm nhà ở riêng. Vùng cao ở nhà trệt, vùng thấp
ở nhà sàn. Họ Điểu là họ phổ biến khắp vùng Xtiêng. Làng Xtiêng có truyền thống
tự quản, đứng đầu là một ông già am hiểu tập tục, có uy tín lớn, tháo vát và
thường là người giàu có ở làng. Mức giàu được tính bằng tài sản như: trâu, bò,
chiêng, cồng, ché, vòng trang sức…
Thông thường con trai từ tuổi 19 – 20, con
gái từ tuổi 15 – 17 bắt đầu tìm bạn đời. Sau lễ cưới, cô dâu về nhà chồng hoặc
chú rể về ở đằng vợ.
Trang phục của người Xtiêng khá đơn giản,
đàn bà mặc váy, đàn ông đóng khố. Mùa đông người ta choàng một tấm vải để chống
rét. Người Xtiêng để tóc dài búi sau gáy, dái tai xâu lỗ để đeo hoa tai bằng gỗ
hay ngà voi và xăm mặt, xăm mình với những hoa văn giản đơn. Mọi người nam, nữ,
già, trẻ đều thích đeo các loại vòng. Trẻ em còn nhỏ đeo lục lạc ở hai cổ chân.
Người
Xtiêng quan niệm “vạn vật hữu linh”, tin vào sức mạnh huyền bí của sấm, sét, trời,
đất, trăng, mặt trời. Tính chất thiêng liêng và quyền uy của thần được quy ước
bằng vật hiến sinh màu trắng: gà trắng, lợn trắng, trâu trắng. Đồng bào tính tuổi
theo mùa rẫy.
Người Xtiêng ưa thích âm nhạc, nhạc cụ thường
thấy nhất là bộ chiêng 6 cái, bộ cồng 5 cái. Chiêng không được gõ ở ngoài nhà,
trừ ngày lễ đâm trâu. Chiêng dùng trong hội lễ, cả trong bộc lộ tình cảm, hoà
giải xích mích giữa các gia đình. Ngoài chiêng, cồng còn có khèn bầu, sáo… cũng
được đồng bào ưa thích. Cuối mùa khô, đồng bào hay chơi thả diều.
Lý
Hải Ninh (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét