Tên tự gọi: Rơ Măm
Tên gọi khác: Rơ-măm Ale
Dân số: 436 người (Tổng cục Thống kê năm
2009).
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói của người
Rơ-măm thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me, ngữ hệ Nam Á.
Địa bàn cư trú: Người Rơ-măm hiện cư trú tại
huyện Sa Thày, tỉnh Kon Tum.
Nguồn gốc lịch sử: Là cư dân sống lâu đời ở
vùng đất này.
Đặc điểm kinh tế: Người Rơ-măm sống dựa
vào làm rẫy, trồng lúa nếp là chính bằng cách phát, đốt rừng, chọc lỗ, trỉa hạt.
Săn bắn và hái lượm vẫn giữ vai trò quan trọng. Đồng bào chăn nuôi gia súc, đan
lát và dệt vải.
Phong tục tập quán:
Ăn: Đồng bào vẫn còn thói quen ăn bốc,
thích ăn cơm lam với canh rau và muối ớt. Trong lễ hội thường uống rượu cần.
Ở: Xưa kia, người Rơ-măm ở trong những
ngôi nhà sàn dài, xếp quanh ngôi nhà chung. Mỗi nhà có nhiều bếp. Hiện nay, mỗi
gia đình ở trong một ngôi nhà lợp ngói do nhà nước xây dựng.
Nhà mồ của dân tộc Rơ-măm
Phương tiện vận chuyển: Gùi là phương tiện
vận chuyển của đồng bào Rơ-măm.
Hôn nhân: Lễ cưới của người Rơ-măm khá đơn
giản. Có bữa cơm chung đầu tiên của cô dâu chú rể.
Tang ma: Người Rơ-măm thường dùng trống để
báo tin có người chết. Việc chôn cất sẽ được tiến hành vài ngày sau khi mất. Mộ
được sắp xếp sao cho mặt người chết không nhìn vào làng. Trong lễ bỏ mả, có hai
người (một nam, một nữ) đeo mặt nạ, đánh chiêng, nhảy múa.
Tín ngưỡng: Người Rơ-măm vẫn còn duy trì
những cúng lễ liên quan đến sản xuất nương rẫy để cầu mong sự phù trợ của các vị
thần.
Trang phục: Đàn ông đóng khố dài, vạt trườc
buông tới đầu gối, vạt sau dài tới ống chân. Đàn bà quấn váy. Mọi người thường ở
trần, đôi khi nữ mặc áo cộc tay, khố và váy là tấm vải mộc.
Đời sống văn hóa: Người Rơ-măm có ca dao,
tục ngữ, một số điệu dân ca và truyện cổ. Nhạc cụ của người Rơ-măm gồm chiêng,
trống và đàn, sáo...
Tùng Lâm (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét