Mã não của người Tà Ôi
Ngược lên miền tây tỉnh TT- Huế, từ sâu
trong các bản làng, chúng ta vẫn bắt gặp đâu đó những nét văn hóa đặc sắc của đồng
bào dân tộc Tà Ôi. Trong đó, tục đeo mã não đã trở thành một biểu tượng của quyền
lực, sự giàu có, sang trọng và có địa vị trong cộng đồng.
Trang suc the hien uy quyen cua nguoi Ta
Oi
Mã não quyền uy
Người
dân Alưới nói rằng: Đến A Lưới mà không tìm hiểu về tục đeo mã não của người Tà
Ôi thì coi như chưa đến. Mà tục đeo Mã não đang có nguy cơ mai một..
Để có những hạt mã não gìn giữ cho đến
ngày hôm nay, gia đình cụ Kả Vế đã phải đổi bằng 3 con trâu làm của hồi môn cho
con gái ngày cưới. Với những gia đình giàu to, của hồi môn là những chuỗi mã não
theo con gái trong ngày cưới; giàu vừa thì phải có vòng đeo tay; còn khó khăn lắm
cũng kiếm được đôi ba hạt làm của hồi môn. Qua năm tháng, những hạt mã não đã
chứng kiến bao buồn vui, ái nộ… của thân chủ nó, lặng lẽ treo mình trên cổ các
mẹ, các chị qua bao mùa rẫy! Những hạt mã não thường gắn liền với phong tục
thách cưới của người Tà Ôi.
Trang suc the hien uy quyen cua nguoi Ta
Oi
Người Tà Ôi luôn nâng niu những vòng mã
não đã gắn với họ qua bao năm tháng thăng trầm của cuộc đời
Với những mẹ, những chị Tà Ôi đó là những
vật vô giá không rời tay, gắn bó với họ suốt cả cuộc đời. Cụ Cả Hiệt (75 tuổi,
thôn Vân Trình, xã A Đớt)- một trong những người hiếm hoi còn lại trong thôn giữ
được 2 chuổi mã não cho hay, trong thôn Vân Trình giờ đây, không còn mấy phụ nữ
còn đeo hạt mã não như cụ. Người giữ nhiều nhất cũng có đôi ba chuỗi mà thôi.
Xưa mã não quý hiếm là thế nhưng nay chỉ cần ra chợ, bỏ vài chục nghìn là có
ngay những chuỗi mã não đẹp vì thế từ lâu, mã não đã mất đi giá trị quyền uy và
tâm linh của nó.
Hơn thế nữa, tục thách cưới của người Tà
Ôi hiện nay không còn rườm rà, nặng nề như trước nữa nên mã não cũng không còn
được dùng đến. Tuy nhiên, cùng với những chum, ché, chiêng… tồn tại đây đó
trong các bản làng người Tà Ôi, tục đeo chuổi mã não đã tạo nên một nét văn hoá
độc đáo, thể hiện quyền uy của những gia đình có vị thế trong xã hội. Nó còn
mang bóng dáng của chế độ mẫu hệ tồn tại rơi vãi trong cộng đồng của người Tà
Ôi.
Lớp trẻ chẳng mặn mà
Trong những ngày rong ruổi khắp các bản làng
của vùng cao A Lưới, tìm những cụ bà còn giữ tục đeo mã não trên người đã khó,
gặp được những phụ nữ trẻ đeo mã não càng khó hơn. Lớp trẻ người Tà Ôi không
còn mặn mòi gì với hạt mã não nữa khi mà nó không còn mấy dính dáng đến vị thế
xã hội của một gia đình hay chẳng còn hiện diện trong ngày cưới của những đôi
nam nữ.
Trang suc the hien uy quyen cua nguoi Ta
Oi
Mã não thể hiện quyền uy, vị thế của một
cá nhân trong cộng đồng nay đã không còn Với họ, khái niệm “nhà giàu” (theo người
Tà Ôi, đó là hình ảnh thu nhỏ như một vị vua của bản làng thời phong kiến) đã
không còn nữa nên việc đeo mã não để thể hiện quyền uy, vị thế xã hội trong cộng
đồng cũng không còn mấy ý nghĩa.
Mã não không chỉ là vật trang sức, qua nhiều
năm tìm hiểu, nghiên cứu, đã phát hiện những hạt mã não còn có mặt trong các mô
típ trang trí của tượng nhà mồ (dưới cổ bức tượng) và trên một số vật dụng sinh
hoạt khác của người Tà Ôi như vải, a chói (vật dụng đựng đồ dùng của đồng bào
vùng cao khi lên nương rẫy). Điều này chứng tỏ ngoài ý nghĩa vật chất, làm
trang sức, những chuỗi mã não còn gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của người
Tà Ôi”.
Hiện nay, vẫn chưa thống kê được còn bao
nhiêu cụ bà Tà Ôi còn giữ được nét văn hoá truyền thống độc đáo này nhưng chắc
chắn rằng, người còn đeo mã não thì rất ít và lớp trẻ là thế hệ con cháu thì
không còn đeo mã não nữa. Điều mất mát là theo luật tục của người Tà Ôi, khi chết
một trong những vật dụng buộc phải chôn theo chủ nhân của nó là hạt mã não nên
càng ngày loại trang sức này càng ít đi trong cộng đồng dân tộc người Tà Ôi.
Sầm thị Phong (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét