Coóng phù - món ăn nóng hổi ngày đông lạnh của người xứ Lạng (Hoàng Hà)

Trong ngày đông giá lạnh của vùng núi xứ Lạng, không gì thú vị hơn khi ngồi xuýt xoa hít hà hương cay nồng của gừng, vị ngọt của đường, hòa trong cái dẻo dai của từng viên coóng phù.
Đến Lạng Sơn vào ngày lạnh, đừng quên ghé qua chợ Kỳ Lừa để nhâm nhi một bát coóng phù nóng hổi còn nguyên vị khói thơm. Thức quà giản dị nhưng nồng ấm của xứ Lạng cũng đủ để xua đi cái lạnh giá vùng núi miền cao.

Nhà trình tường hai tầng của người Tày - Nùng ở Lạng Sơn (Hồng Vân)


Nhà trình tường của người Tày - Nùng Lạng Sơn gồm có 2 tầng. (Ảnh: Hồng Vân)

Xen lẫn giữa núi rừng biên giới xứ Lạng, những ngôi nhà trình tường hai tầng của người Tày - Nùng mát mẻ về mùa hè và ấm áp vào mùa đông. 
Con đường dẫn vào cửa khẩu Chi Ma (Lộc Bình, Lạng Sơn) xanh mướt với những cánh đồng lúa và rừng cây, ngọn núi. Thấp thoáng dưới chân núi lúp xúp những ngôi nhà đất mái ngói âm dương gợi nên vẻ mộc mạc, thanh bình. 

Lễ cấp sắc cho bà Then của người Tầy (Kiêm Nương)

Thầy Tào cấp những vật thiêng trong nghề Then cho con Then

Để một người hành nghề Then được chứng nhận đủ khả năng tiến hành nghi lễ cúng bái, cầu an trong đời sống tâm linh của cộng đồng thì nghi thức cấp sắc lần đầu là một trong những nghi lễ chính của “Lẩu khai quang” (Đại lễ mở hào quang cho người làm Then).

Làng làm ngói của người Tày miền sơn cước (Đàm Minh Phiếu)

Nằm gọn trong thung lũng Bắc Sơn và được bao bọc bởi những cánh đồng lúa xanh mướt, từ lâu đồng bào dân tộc Tày thôn Long Hưng, xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã gắn bó với nghề làm ngói thủ công truyền thống.

Làng Quỳnh Sơn - Bắc Sơn (Hoàng Sa Vẳn)

Làng Quỳnh Sơn có tên gọi chính thức là Làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, nằm sát trung tâm huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đây là nơi người Tày sinh sống lâu đời với bề dày truyền thống, trở thành điểm đến lý tưởng để bạn trải nghiệm các bản sắc văn hóa địa phương, giữa khung cảnh làng quê yên bình và thiên nhiên tươi đẹp.

Món ăn ngày Tết của người Tày, Lạng Sơn (Hoàng Kim Lân)

Món lợn quay

Món ăn trong ngày lễ tết của người Tày ở Văn Lãng (Lạng Sơn) đã và đang trở thành ẩm thực đặc trưng của vùng xứ Lạng, góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung.

Lễ khao tổ của người Tày Lạng Sơn (Minh Thắng)

Lễ khao tổ là dịp để người Tày (Lạng Sơn) ôn lại nét đẹp trong phong tục của dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ nhớ tới cội nguồn của gia đình, dòng họ, đồng thời thể hiện tính nhân văn, tính cộng đồng…
Lễ khao tổ là dịp để người giáo dục thế hệ trẻ nhớ tới cội nguồn của gia đình, dòng họ. Ảnh: Internet
Đối với mỗi người dân Việt Nam, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” từ lâu đã trở thành truyền thống tốt đẹp trong tâm thức lối sống của mỗi gia đình, dòng họ. Tuy nhiên sự đa dạng về văn hóa vùng miền, mỗi dân tộc lại thể hiện đạo lý ấy ở những nghi lễ khác nhau.

Lễ Óc Thó của dân tộc Tày ở Lạng Sơn (Hoàng Văn Hương)

Già làng chuẩn bị nghi lễ cúng thần thổ địa.

Lễ Óc Thó là lễ cúng thần thổ công, thổ địa. Theo quan niệm của đồng bào, trong năm nhất định phải tổ chức nghi lễ trên. Nếu vì lý do nào đó không thực hiện được thì năm đó, cuộc sống dân làng sẽ khó khăn, mùa màng thất bát, con người đau ốm, lợn, gà khó nuôi...

Phong tục cưới hỏi của dân tộc Tày (Hoàng Thị Lân)

Điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của người Tày (Ảnh minh họa)


Người Tày sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Tục lệ cưới xin của người Tày cũng có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… Nhưng cũng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc văn hóa của một tộc người.

Những đổi thay từ ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày Lạng Sơn (Lý Quỳnh)

- Nhà sàn chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa truyền thống của người dân tộc Tày Lạng Sơn. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế đã kéo theo những biến đổi về đời sống xã hội, khá nhiều ngôi nhà sàn có cấu trúc truyền thống được xây dựng, đổi mới,dẫn đến sự đan xen giữa nét kiến trúc truyền thống - hiện đại.

Sắc chàm Thiện Thuật (Lâm Như)

nhuộm vải chàm

- Một trong những nét đặc sắc của nhân dân các dân tộc Lạng Sơn là sắc áo chàm của người Tày, Nùng. Ở xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, nhiều người dân vẫn nhuộm vải chàm thủ công và trong các dịp lễ, hội, cưới hỏi… họ vẫn mặc áo chàm truyền thống của dân tộc mình.

Mời bạn đến với Lạng Sơn thưởng thức bánh Ngải của dân tộc Tày (Hoàng Minh Thắng)

Bánh ngải cứu của người Lạng Sơn

Bánh Ngải là đặc sản nổi tiếng của người dân tộc Tày ở tỉnh Lạng Sơn. Trước đây khi đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn thì bánh Ngải thường chỉ được dùng trong các lễ hội mừng lúa mới, ngày lễ Tết hay những ngày lễ quan trọng của dân tộc Tày. Ngày nay khi mà đời sống của các dân tộc ở các vùng núi được nâng cao hơn thì người dân tộc Tày lại dùng bánh Ngải như một món bánh thực phẩm hàng ngày, vừa để làm thương phẩm lại vừa làm bánh ăn trong những ngày nông nhàn.

Người Tày Nùng Lạng Sơn (Hoàng Thu)

Một góc bản làng của người Nùng

Lạng sơn – một mảnh đất biên cương đầy nắng gió, nơi 7 dân tộc anh em (tày, nùng, dao, hoa, …) cùng chung sống. Nhưng trong số đó thì người tày, nùng là chiếm phần nhiều hơn cả.
Người Tày Nùng phân bố hầu hết 11 huyện của tỉnh Lạng Sơn, họ thường sống tập chung thành làng, bản. Sống ở các vùng thung lũng, sườn núi, nơi thuận tiện cho giao thông đi lại. Nhà ở chính của người Tày Nùng là nhà sàn và nhà trình tường.

Múa sư tử, nét văn hóa của người Tày, Nùng xứ Lạng (Hùng Tráng)

Múa sư tử của đồng bào Tày tại lễ hội Lồng Tồng xã Hải Yến, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn).

Múa sư tử của người Tày, Nùng ở xứ Lạng, không chỉ xuất hiện trong lễ hội Lồng Tồng mà còn trong các dịp lễ, Tết Trung thu, rằm tháng giêng, mừng gia chủ có nhà mới. Múa sư tử là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của bà con các dân tộc thiểu số nơi đây.

Lễ hội mặt nhọ của người Tày Lạng Sơn (Hồng Vân)

Sau khoảng 50 năm bị gián đoạn, lễ hội Ná Nhèm của người Tày tại xã Trấn Yên (Bắc Sơn, Lạng Sơn) được phục dựng lại.

Ná Nhèm là lễ hội truyền thống được tổ chức 3 năm một lần vào ngày rằm tháng giêng, từ năm 2012, lễ hội được phục dựng, duy trì mỗi năm một lần.

Độc đáo Lễ lẩu then của người Tày Lạng Sơn (Minh Phong)

Các nghệ nhân hát then cổ trong nghi lễ lẩu then.

Bà then có mặt trong mọi nghi lễ của người Tày, từ lễ cúng mụ sinh, lễ mừng thọ, dựng nhà, lấy vợ, gả chồng và cả khi chết…Vì vậy, bà then luôn được người Tày tôn trọng.
Người làm then được chia ra nhiều bậc khác nhau, bà then có uy tín phải là người có đủ 15 cầu then hay đã trải qua 15 bậc then. Các bậc then được chia theo số lẻ 5,7,9,13,15, mỗi lần làm lễ nâng bậc then được gọi là lễ lẩu then, hay còn gọi là “hắt lẩu then.”

Áo chàm – Trang phục Truyền thống của người Tày ở Lạng Sơn (Lý Hải Ninh)

Cùng với ẩm thực và ngôn ngữ thì trang phục chính là một trong các dấu hiệu nhận biết giữa các dân tộc với nhau. Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Tày nói chung và đồng bào dân tộc Tày sinh sống ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng chính là những bộ quần áo mang một màu chàm.
 Theo tổng điều tra dân số năm 2009, tỉnh Lạng Sơn có 259.352 người dân tộc Tày, chiếm 34,5% dân số trong tỉnh và chiếm 31,5% trong tổng số người Tày tại Việt Nam. Người Tày truyền thống chủ yếu mặc trang phục màu chàm. Hầu hết áo chàm đều không có hoa văn như trang phục của các dân tộc thiểu số khác.

Độc đáo phong tục đón Tết của người Tày ở Lạng Sơn (Đào Yến)

Bàn thờ người Tày với những lễ vật cầu mong năm mới sung túc, đầy đủ

Khi những cánh hoa đào khoe sắc báo hiệu mùa xuân về cũng là lúc đồng bào Tày ở Lạng Sơn nhộn nhịp đón Tết. Đối với người Tày, Tết Nguyên Đán là lễ Tết quan trọng nhất trong năm. Mặc dù, giờ đây cuộc sống đã ít nhiều thay đổi nhưng nhiều bản sắc văn hóa và phong tục ngày Tết của đồng bào nơi đây vẫn được bảo tồn, gìn giữ.