Tên gọi khác: Tày Hạt
Nhóm ngôn ngữ: Môn - Khmer
Dân số: 94 người.
Cư trú
Tập trung ở hai bản Kim Hòa, Xốp Pột ( xã
Kim Đa ) và một số cư trú lẻ tẻ ở các bản các xã kế cận, thuộc huyện Tương
Dương tỉnh Nghệ An .
Đặc điểm kinh tế
Người Ơ Đu sinh sống bằng nương rẫy, lúa
là nguồn lương thực chính, ngô, sắn, kê là lương thực phụ. Hái lượm và săn bắn
vẫn quan trọng trong đời sống kinh tế của họ. Đồng bào nuôi bò với số lượng
không đáng kể nhằm lấy sức kéo. Gà, lợn nuôi thường để sử dụng vào mục đích
nghi lễ, cúng bái và cải thiện bữa ăn, nhất là dịp có khách.
Nghề phụ gia đình hầu như chỉ có đan lát đồ
gia dụng, gần đây đã có một số gia đình có khung dệt vải. Xưa kia người Ơ Đu
không có tên họ, nay lấy tên họ giống của người Lào hoặc Thái.
Hôn nhân gia đình
Người Ơ Đu sống trong gia đình nhỏ, trong
hôn nhân có tục ở rể, sau một thời gian chàng rể mới đưa vợ, con về nhà mình.
Văn hóa
Hiện nay đồng bào Ơ Đu chỉ còn giữ được ý
thức tự giác về tộc người, còn ngôn ngữ thì hầu như đã mất (chỉ còn một vài người
biết tiếng mẹ đẻ). Đồng bào sử dụng thông thạo tiếng Thái và tiếng Khơ Mú. Bản
sắc văn hóa của người Ơ Đu mờ nhạt vì chịu ảnh hưởng của người Thái và người
Khơ Mú. Trong lần tổng điều tra dân số toàn quốc năm 89, nhiều người Ơ Đu tự khai
là người Thái hay người Khơ Mú.
Đồng bào có lịch tính năm riêng, tiếng sâổm
đầu xuân cũng là thời điểm bắt đầu năm mới.
Nhà cửa
Họ còn bảo lưu một số nét văn hóa... như
kiểu nhà đầu quay vào núi hay đôi được gọi là dinh luông tặng mà khi dựng cột
phải theo một thứ tự nhất định.
Trang phục
Không có cá tính tộc người mà chịu ảnh hưởng
khá mạnh mẽ của cư dân Việt - Mường và Thái.
Cư trú: Tập trung ở hai bản Kim Hòa, Xốp Pột
(xã Kim Đa) và một số cư trú lẻ tẻ ở các bản các xã kế cận, thuộc huyện Tương
Dương tỉnh Nghệ An
Đặc điểm kinh tế: Người Ơ Đu sinh sống bằng
nương rẫy, lúa là nguồn lương thực chính; ngô, sắn, kê là lương thực phụ. Hái
lượm và săn bắn vẫn quan trọng trong đời sống kinh tế của họ. Đồng bào nuôi bò
với số lượng không đáng kể nhằm lấy sức kéo. Gà, lợn nuôi thường để sử dụng vào
mục đích nghi lễ, cúng bái và cải thiện bữa ăn, nhất là dịp có khách.
Bộ khung dệt lâu đời nhất của người Ơ -đu còn lưu
giữ được.
Nghề phụ gia đình hầu như chỉ có đan lát đồ
gia dụng, gần đây đã có một số gia đình có khung dệt vải. Xưa kia người Ơ Đu
không có tên họ, nay lấy tên họ giống của người Lào hoặc Thái.
Ơ Đu, theo tiếng của người Thái ở các huyện
miền Tây xa xôi của Nghệ An có nghĩa là “Thương lắm”. Một dân tộc có thể coi là
nhỏ bé nhất trong cộng đồng 54 dân tộc anh em này đã phải để cho một bộ phận
người dân tộc khác, từ thời đói kém xa xưa phải thốt lên rằng: “thương lắm” thì
cũng đủ để cho người ta hình dung ra cuộc sống của họ. Và lần tìm vào với bộ phận
người Ơ Đu nhỏ bé trong 5 thành phần dân tộc hiện có của Nghệ An, tôi cũng đã
có rất nhiều những ngậm ngùi.
Ra chỗ ở mới nhưng người Ơ Đu vẫn còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa
mới vượt qua được những khó khăn.
Dân tộc phụ thuộc vào... sấm trời!
Giờ, đường để tìm vào với người Ơ Đu không
còn phải ngược dòng sông Nậm Nơn đầy thác gềnh nữa. Tôi không có may mắn được đặt
chân tới miền đất thuở khai thiên lập địa của họ tại bản Kim Hòa, Xốp Pột (Kim
Đa, Tương Dương). Hiện tại, vì quốc kế dân sinh, hy sinh cho nguồn điện bao đời
thiếu thốn của dân tộc nên người Ơ Đu đã phải dành cái miền đất bao đời làm nơi
cư trú và bảo lưu cộng đồng mình để làm thủy điện Bản Vẽ. Họ đã di dời ra bản
Văng My, Tăng Kho xã Nga My.
Xưa, người Ơ Đu sống ở ven sông Nậm Mộ, Nậm
Nơn. Ngày ấy cùng với các dân tộc như Việt, Mường, Thái họ cũng là một dân tộc
phát triển. Ngoài trình độ canh tác họ còn rất phát triển về buôn bán. Thế
nhưng cái ngày xa vắng ấy, do đất đai hạn hẹp, để giành quyền sinh sống với người
Thái nên tộc trưởng người Ơ Đu và tộc trưởng người Thái đã giao ước rằng: Hai
dân tộc này sẽ dùng tên bắn vào vách đá. Tên của dân tộc nào cắm được vào vách
đá thì dân tộc ấy sẽ được ở lại, còn không thì bắt buộc phải ra đi để nhường đất
lại.
Cuộc tỷ thí được tổ chức. Người Thái khôn
hơn, đã dùng tên tre, đầu có đính sáp ong để bắn vào vách đá nên tên của họ đã
cắm được. Còn người Ơ Đu không mẹo mực, đã dùng tên sắt truyền thống của mình để
bắn vào vách đá. Và kết cục tên sắt đã không cắm được vào vách đá. Thua cuộc, họ
đành ngậm ngùi bồng bế nhau chạy vào tận Kim Hòa, Xốp Pột, nơi có những cánh rừng
già bít bùng của hai dẫy núi Pù Lũng, Pù Huống để náu thân.
Trong các cuộc chiến, bao giờ kẻ thắng thế
cũng chèn ép kẻ yếu thế. Vào chốn thâm sơn cùng cốc, cuộc sống khó khăn, bệnh tật
vây hãm nên người Ơ Đu cứ “thoái hóa” dần. Thảm hại nhất vào năm 1934, cộng đồng
người Ơ Đu chỉ còn 34 người. Nay, nhờ nhiều chính sách quan tâm của Nhà nước
nên họ mới có được trên 600 nhân khẩu.
Vì cuộc sống trốn chạy và vô vàng khó khăn
vây quanh nên người Ơ Đu đã bị mất gần như hoàn toàn bản sắc của dân tộc mình.
Người Ơ Đu nguyên gốc có tiếng nói theo hệ Môn – Khơmer. Nhưng do việc phải “tự
đồng hóa” để sinh tồn nên ngôn ngữ chính của họ đến nay gần như bị mai một. Họ
chủ yếu dùng ngôn ngữ lai tạp của hai hệ thống ngôn ngữ là Khơ Mú – Thái. Ngày
xưa, người Ơ Đu có trang phục riêng, nhưng cũng do sự lai tạp và sự “tự đồng
hóa” để tồn tại kia nên hiện họ cũng không có trang phục riêng. Trang phục lại
cũng là sự lai tạp giữa trang phục của 3 dân tộc là Việt, Mường, Thái để làm
nên “trang phục” Ơ Đu.
Ngoài một số điểm đặc biệt trên, người Ơ
Đu là tộc người duy nhất có cuộc sống phụ thuộc vào sấm trời. Mọi việc trọng,
việc lớn của gia đình, dòng họ, kể cả cộng đồng đều... được bắt đầu từ tiếng sấm
trời. Người Ơ Đu bắt đầu năm mới, bắt đầu vụ gieo trồng là khi có tiếng sấm đầu
tiên vang rền trên bầu trời. Sấm nghĩa là năm mới đến. Sấm nghĩa là mùa gieo trồng
bắt đầu...
Phụ nữ người Ơ Đu rất vất vả. Trong sinh sản,
phụ nữ người Ơ Đu phải tuân theo tục đẻ ngồi. Khi trở dạ, phụ nữ được người nhà
đưa vào góc nhà, dù đau đớn, dù mệt nhọc thế nào đi chăng nữa họ cũng không được
nằm, mà phải ngồi để đẻ. Sau khi sinh xong, nhau thai được người nhà đút vào
ông nứa, đem ra góc nhà chôn. Nếu chưa có sấm, đứa trẻ Ơ Đu vẫn chưa được thành
người. Nó cứ được chăm sóc như vậy để chờ khi trời đất rền vang tiếng sấm đầu
mùa, lúc này gia đình đứa trẻ mới tổ chức lễ để đặt tên, cho trẻ thành người và
tuổi của đứa trẻ bắt đầu được tính từ đây trở đi.
Trong hôn nhân, người Ơ Đu cũng phụ thuộc
vào tiếng sấm, cho đến lúc chết đi rồi họ cũng phải chờ tiếng sấm. Người Ơ Đu
quan niệm khi người ta chết đi chỉ lúc có tiếng sấm thì linh hồn họ mới được
siêu thoát. Trong gia đình người Ơ Đu, khi người vợ hay người chồng chết, họ phải
làm lễ chia của và khóc cho người chết thì họ cũng thường thuê người Thái để
khóc. Ngoài các lễ vật, quan trọng nhất là phải có 1 đồng xu chia làm đôi nửa.
Nửa người sống giữ lại còn nửa kia chôn theo người quá cố. Nếu vợ hay chồng của
người quá cố muốn đi bước nữa thì họ cũng phải chờ tới tiếng sấm đầu năm. Có sấm,
mới bắt đầu lễ cúng, để xin phép ma người quá cố cho đi bước nữa.
Lối nào cho tới ngày mai?
Hiện nay ở nước ta, người Ơ Đu chỉ sinh sống
tại huyện Tương Dương của tỉnh Nghệ An. Để nhường đất cho thủy điện Bản Vẽ, người
Ơ Đu hiện đã được di cư ra hai bản mới là Văng Môn, Tăng Kho xã Nga My. Ra nơi ở
mới, được Nhà nước đầu tư nhà ở, đất đai canh tác nhưng do trình độ canh tác và
luật tục lạc hậu chi phối nên cuộc sống hiện tại của người Ơ Đu còn hết sức khó
khăn. Tỷ lệ người Ơ Đu đói nghèo còn cao và lối để dẫn tới con đường phát triển
cho ngày mai của người Ơ Đu còn dài dặc.
Do cuộc sống trốn tránh từ thời xa vắng,
đã ăn sâu vào tâm lý và tập quán nên người Ơ Đu hết sức ngại giao tiếp với người
lạ nếu như người ấy chưa qua nhà trưởng bản để xuất trình tư cách của mình.
Ngay tại nhà ông trưởng bản Lò Hồng Phong mà chúng tôi đã vào “trình diện” theo
thủ tục để xâm nhập bản người Ơ Đu cũng vậy thôi. Nhìn những món ăn mà ông đã
đem ra tiếp chúng tôi được xem như khách quý cũng đã nhận ra trình độ và giao
lưu xã hội còn hết sức thấp kém của họ.
Người Ơ Đu có tục lệ, khách đến nhà, nếu
là khách quý bao giờ họ cũng đem món “pá poọc” ra để chiêu đãi. Món ăn này gồm
rau, cà, hoa chuối, lá khoai đem trộn với lòng cá đã ươn cùng thịt chuột, thịt
lợn rồi nhồi nhét vào trong một ống nứa để góc bếp. Khi nào nhà có giỗ chạp hay
khách quý đến thì họ đem ra dằm, chọc cho nhừ, có thể ăn sống hoặc đem nướng
qua trên bếp. Thú thực, để được lòng gia chủ tôi cũng đã phải nếm món này cho
có gọi là. Thế nhưng ăn món “đặc sản” này của người Ơ Đu, hệ thống tiêu hoá của
tôi đã phải “vận hành” cả đêm và ngày hôm sau.
Tuy ra chỗ ở mới, được sự quan tâm và có sự
hướng dẫn của các cấp ngành, có tiếp xúc nhưng tập tục từ những năm tháng hoang
sơ vẫn còn là gánh nặng, đè nên cuộc sống người Ơ Đu. Ốm đau, người Ơ Đu vẫn tổ
chức cúng tế ma của người đã khuất, vì họ tin rằng mình đã làm gì đó không đúng
với linh hồn những người quá cố. Người Ơ Đu vẫn tin rằng con người ta dù chết
đi nhưng linh hồn vẫn luẩn khuất trong nhà, chi phối toàn bộ cuộc sống của họ.
Người Ơ Đu vẫn giữ tục ở rể và thách treo
khá tốn kém. Con trai Ơ Đu khi đi lấy vợ vẫn giữ nguyên tục Klay Glây, nghĩa là
nộp bạc thách cưới cho nhà gái. Thông thường, nếu nhà trai nghèo quá không hoàn
thành được thủ tục này thì phải ở rể, theo kiểu “bán sức” cho nhà gái từ 4 – 5
năm. Nếu hoàn thành đủ thủ tục Klay Glây thì họ chỉ phải ở rể nhà gái có 1 năm.
Họ và tên của Người Ơ Đu gần giống với các
họ của người Thái, người Lào. Người Ơ Đu thường lấy các tên đệm là Lò Khăm, Lò
May, Lò Văn. Cũng do tập quán từ việc náu mình của một tộc người yếu thế nên để
chủ động có sự “đồng hóa”. Phụ nữ người Ơ Đu thường tìm đến các kết hôn với con
trai người Thái và Người Khơ Mú. Vậy nên cộng đồng dân tộc nhỏ bé này luôn đứng
trước nguy cơ mai một giới tính và bé mãi đi. Hiện nay, do tuyên truyền mạnh từ
các cấp chính quyền nên nhiều phụ nữ người Ơ Đu quay về kết hôn với trai người
Ơ Đu. Mong thời gian không xa nữa, cộng đồng dân tộc được coi là nhỏ bé này sẽ
nhanh chóng được nhân lên về số nhân khẩu.
Chỗ ở mới, người Ơ Đu ở tập trung nhiều nhất
Văng Sơn. Về đây, họ được giao nhận 1 nhà và 1000m2 đất canh tác. Ngoài ra, để
đảm bảo nguồn lương thực, chính quyền cũng đã tập trung cải tạo 25ha ruộng để họ
sản xuất. Nhưng do tập quán canh tác lạc hậu, người Ơ Đu vẫn duy trì nề thói
canh tác năm 1 vụ. Vậy nên vượt qua cái đói, cái nghèo theo mong muốn vẫn là
cái đích hết sức xa xôi với người Ơ Đu.
Trăng thượng tuần chênh chếch soi qua những
tán rừng thưa thớt lá, tôi rời bản Ơ Đu, vượt qua gần 70km đường để ra thị tứ
Tương Dương. Đau đáu với những gì đã tận mắt chứng kiến ở bản Ơ Đu chưa nguôi
ngoai thì người bạn đường lại thẽ thọt: Ông biết không, ngoài cái tên Ơ Đu –
Thương lắm thì người Ơ Đu ở đây còn có một tên gọi khác. Ấy là tên “Tày Hạt”,
nghĩa là “đói rách”. Lời giải thích và lý giải thêm này như thêm một gánh nặng,
tỳ miết tôi trên con đường trở về!
Hoàng Lê
(sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét