Dân tộc Xinh Mun (Hoàng Minh Thắng)

Dù vui hay buồn, người Xinh-mun cũng đáng cồng
Tên tự gọi: Xinh-mun
Tên gọi khác: Puộc, Xá, Pnạ
Nhóm địa phương: Xinh, Mun Dạ, Xinh Mun Nghẹt.
Dân số: 23.278 người (Tổng cục Thống kê năm 2009).

Ngôn ngữ và chữ viết: Thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Người Xinh-mun giỏi tiếng Thái. Trước đây, một số người biết sử dụng chữ Thái, nay dùng chữ phổ thông.
Nguồn gốc lịch sử: Người Xinh-mun đã từng sinh sống lâu đời ở miền Tây Bắc Việt Nam.
Địa bàn cư trú: Cư trú chủ yếu ở hai tỉnh Sơn La và Lai Châu
Đặc điểm kinh tế: Người Xinh-mun sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, trồng lúa nếp và ngô là chính. Có loại nương chọc lỗ tra hạt giống, có nương dùng cuốc và có nương dùng cày để canh tác. Một số nơi có ruộng nước. Nghề đan lát khá phát triển, đồ đan đẹp và bền, họ thường đổi đồ đan cho người Thái, người Lào để lấy một phần đồ mặc và đồ sắt.
Phong tục tập quán:
Ăn: Người Xinhun ăn cơm nếp, cơm tẻ, thích gia vị cay, uống rượu cần, có tập quán ăn trầu
Ở: Người Xinh Mun ở nhà sàn. Có hình mai rùa ở đầu hồi và trang trí khau cút đơn hình sừng trâu và có hai cầu thang lên xuống ở đầu hồi.
Hôn nhân: Nhà trai phải đưa tiền cho nhà gái. Sau lễ dạm, lễ hỏi mới đến lễ đi rể, thường sau vài ba năm lúc cô dâu chú rể đã có vài ba con, nhà trai mới tổ chức đón dâu về. Phổ biến tục ở rể. Trước đây con trai phải ở rể khoảng 8-12 năm hoặc ở rể suốt đời nếu bên vợ không có con trai.
Tang ma: Không dùng quan tài gỗ mà chỉ bó cót. Chọn đất đào huyệt bằng cách ném trứng trên khu vực định sẵn, trứng vỡ ở đâu thì huyệt được đặt ở đó. Người Xinh Mun không có tục cải táng và tảo mộ.
Tín ngưỡng: Người Xinh-mun lập bàn thờ trong nhà và cúng tổ tiên 2 đời. Thờ cúng bản mường hàng năm được coi trọng và là dịp sinh hoạt cộng đồng vui nhất. Người Xinh-mun có nhiều nghi lễ nông nghiệp, lớn nhất là lễ cúng Hồn lúa hay Mẹ lúa.
Trang phục: Y phục của họ không có nét riêng mà giống người Thái (nữ mặc váy dài, áo ngắn có khuy bạc, đội khăn piêu...)
Văn hóa: Người Xinh-mun thích hát và múa vào các dịp tết lễ, ngay trên nhà. Trai gái, nam nữ hát đối với nhau rất tự nhiên.

Hoàng Minh Thắng (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét