Nét đẹp trong nghi lễ mừng thọ của dân tộc Tày, Nùng (Huỳnh Tâm)

Trong tâm thức dân gian, người có tuổi thọ và gia đình có người cao tuổi là có phúc lớn, có phúc lớn nên mới sống được lâu, có phúc mới có con cháu đề huề.
Trong những nghi thức của đời sống dân tộc Tày, Nùng, nghi lễ mừng thọ được coi là lễ tiết có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mừng thọ cũng chính là mừng cái phúc ấy. Theo tiếng Tày, Nùng, lễ mừng thọ được gọi là “Pủ liềng”.

Tục cà răng căng tai của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên (Hoàng Hồng Ninh)

Tục cà răng căng tai là một tập tục có từ lâu đời và khá phổ biến trong một số tộc người ở Tây Nguyên như Ê đê, Bana, M’nông, Mạ, Stiêng…
Ngoài việc làm đẹp theo quan niệm riêng của dân tộc, cà răng căng tai còn chứng tỏ lòng dũng cảm, sự trưởng thành của người con trai và con gái. Đây là một thử thách mà bất cứ người con trai, con gái của các tộc người này đều phải trải qua nếu không sẽ không được bộ tộc và buôn làng công nhận là thành viên và sẽ bị chê cười. Trai không lấy được vợ, gái không lấy được chồng. Người Mạ, M’nông, Stiêng cho rằng người đàn bà không chịu cà răng là người không có giá trị nhân phẩm. Căng tai cũng là để cho thấy người con gái nhẫn nại, chịu thương chịu khó.

Tín ngưỡng dân gian trong đời sống của dân tộc Ba Na ở Kon Tum (Hoàng Hồng Ninh)

Ngưi Ba Na thường làm một số nghi thức để đoán ý của thần linh về công việc đang định làm sẽ mang lại điều dữ hay lành.

Cũng như các dân tc ít ngưi khác trên vùng Trưng Sơn, người Ba Na có rất nhiều tín ngưng tâm linh, đôi khi tin vào những điều phi thực tế nhưng đối với họ rất hệ trọng. Vì những tín ngưỡng dân gian ấy là nền tảng cho mọi sinh hoạt hằng ngày, đôi khi là "động lực sống" của từng thành viên, một gia đình, dòng họ hay cả cộng đồng.

Lễ Hội Xây Cột Đâm Trâu Của Dân Tộc Bana – Chăm (Thanh Giang)

Lễ hội xây cột đâm trâu của người Bana – Chăm ở Phú Yên có nhiều điểm khác với lễ xây cột đâm trâu của các dân tộc vùng cao Tây Nguyên. Nhưng có lẽ đều giống nhau ở phần thiêng liêng nhất
L hi xây ct đâm trâu rất tốn kém, nhưng được lòng Giàng, được lòng các thần và lại có tiếng khen truyền tụng xa – gần… vì vậy cả làng cùng ra sức chuẩn bị thật đầy đủ, chu tất. Ba Na – Chăm? Hay Chăm – Ba Na? Hay là Chăm? Ba Na?…

Nhạc cụ dân tộc Ba na (Mộng Vân)

Đàn T’rưng phổ biến ở một số dân tộc như của người Gia Rai, Ê đê, Ba na
Trong một chương trình âm nhạc trước đây, chúng tôi mới điểm qua một số loại nhạc cụ dân tộc tiêu biểu như đàn bầu, đàn nguyệt, đàn nhị… và trong chương trình âm nhạc kỳ này, chúng tôi mời quí vị cùng tiếp tục đến với một số nhạc cụ dân tộc tiêu biểu khác.

Dân tộc Ba Na (Mộng Vân)

      
Hình ảnh lễ hội đâm Trâu mừng nhà Rông mới của dân tộc Ba Na

Dân tộc Ba Na cư trú đông ở các tỉnh Kon Tum, Bình Định, Phú Yên. Tại tỉnh Yên Bái dân tộc Ba Na có 10 người định cư sinh sống (trong đó giới tính nam 05 người; giới tính nữ 05 người; 04 người sống ở thành thị, 06 người sống ở nông thôn).

“Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” là di sản phi vật thể quốc gia (Mai Hạnh)

Biểu diễn nghệ thuật “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm”

Bộ nhạc cụ Trống đôi, cồng ba, chiêng năm đối với đồng bào dân tộc Ba Na và Chăm ở thôn Xí Thoại nói riêng và cộng đồng người dân tộc thiểu số nói chung ở Phú Yên, có một vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần. Về âm nhạc, “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” là bộ nhạc cụ tiêu biểu độc đáo bởi sự hòa quyện của ba loại nhạc cụ trống đôi, cồng ba, chiêng năm tạo nên âm điệu, tiết tấu và ngôn ngữ hình thể trở thành một nghệ thuật trình diễn độc đáo, một trong những biểu tượng văn hóa truyền thống, có mặt trong mọi sinh hoạt văn hóa, luôn được cộng đồng trân trọng, gìn giữ và phát huy…

Dân ca dân nhạc Bahnar/Ba Na (Vi Đức Cường)

Nhà Rông của tộc Ba Na.

Việt Nam chúng ta có một diện tích trải dài trên ngàn cây số dọc theo biển Đông với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có những âm điệu, lời ca đặc thù riêng biệt. Trước tiên giới thiệu đến các bạn Dân ca Bahnar/Ba Na của Dân tộc Bahnar/Ba Na.

Tục cưới xin của dân tộc Ba Na (Lý Mạnh Thương)

Phong tục cưới xin, hôn nhân có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống cộng đồng người Bana. Tùy thuộc vào từng vùng, từng giai đoạn lịch sử mà phong  tục cưới hỏi của người Bana có một số điểm khác nhau. Tuy nhiên, phong tục cưới hỏi truyền thống của người Bana nói chung vẫn giữ được nét nguyên sơ, giàu tính nhân văn, thể hiện sắc thái văn hoá độc đáo.

Nàng bia hát - Truyện cổ dân tộc Ba-na (Lý Mạnh Thương)

Ngày xưa, có gia đình ông bà Hơ Rô sinh được tám con gái. Tám cô đều xinh cả, nhưng đẹp nhất và tốt nhất là Bia Nát, cô gái út.
Một hôm ngồi khâu với tám cô gái bên bờ suối, bà Hơ Rô hỏi:
– Sau này, các con muốn làm dâu ai?

Lễ hội ăn cốm mới của dân tộc Ba Na ở Bình Định (Minh Phước)

Lễ hội ăn cốm mới vừa mang tính chất gia đình – gia tộc – dòng tộc lại vừa thể hiện tính cộng đồng cao, đậm nét, đó là một nét văn hóa đặc trưng của người Bana (Bình Định).
Lễ hội ăn cốm lúa mới của người Ba na là một trong những lễ hội lớn trong năm, mang ý nghĩa thiêng liêng giống như Tết Nguyên đán của người Kinh.

Trang phục Ba na - Hơi thở đại ngàn (Minh Phước)

Trang phục của người Ba na rất giản dị với những đường nét khỏe khoắn nhưng không kém phần duyên dáng.

Sống giữa núi rừng bạt ngàn, những đường nét trong trang phục của người Ba na đều như hòa quyện cùng với thiên nhiên, mang hơi thở đại ngàn.
Khác với trang phục của nhiều dân tộc khác, trang phục của người Ba na rất giản dị với những đường nét khỏe khoắn nhưng không kém phần duyên dáng.

Khám phá - Trải nghiệm: Lễ cầu an của người dân tộc Ba Na (Minh Thúy)

Sau khi mùa màng thu hoạch xong, người dân Rơ Ngao, Ba Na, làng Đắk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (tỉnh KonTum) vui mừng tổ chức lễ hội Puh Hơ Drih (lễ cầu an) do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh KonTum tổ chức.

Tục cưới hỏi của người dân tộc Ba Na (Minh Hằng)

Tổ chức lễ cưới là một trong những ngày có ý nghĩa rất quan trọng. Tùy thuộc vào từng dân tộc, từng vùng, từng giai đoạn lịch sử mà lễ cưới diễn ra có khác nhau. Trải qua nhiều giai đoan phát triển, người Ba Na chế độ hôn nhân một vợ một chồng bền vững, tuy vẫn còn những nét nguyên sơ nhưng vẫn mang những đặc sắc văn hóa riêng biệt.

Nghệ thuật dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Ba Na (Triệu thị Bắc)

Đối với đồng bào Ba Na, nghề dệt thổ cẩm là một nét văn hoá độc đáo có từ rất lâu đời. Họ đã dệt nên những tấm chăn, thảm vải, những bộ trang phục trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lễ hội mang những nét đặc trưng riêng của người Ba Na.

Khám phá ngôi nhà truyền thống của người dân tộc Êđê và Bana (Hoàng Hải)

Người dân Kon Tum múa mừng khánh thành nhà rông.

Ngày 23/4, Bảo tàng Dân tộc học  đã tổ chức giao lưu với các nghệ nhân dân tộc Êđê và Bana nhằm tạo cơ hội cho công chúng có cơ hội tìm hiểu về những nét văn hóa và ngôi nhà truyền thống của người Êđê, Bana hiện nay.

Lễ bỏ mả nét đẹp trong văn hóa hai dân tộc Bana và Gia – Rai (Hoang Hải)

Những ai yêu núi rừng hùng vỹ và văn hóa bản làng độc đáo. Vùng đất của nhiều dân tộc anh em này là nơi sản sinh những điểm đặc sắc về văn hóa trong đó có những lễ hội phong phú. Trong số các lễ hội phong phú đó, lễ bỏ mả có thể xem là một nét đẹp tâm linh của người dân tại đây. Đặc biệt, ở tỉnh Gia Lai, hai dân tộc Bana và Gia – Rai đều có chung lễ hội độc đáo này.

Độc đáo tín ngưỡng cây nêu ngày Tết gắn kết đất trời của dân tộc Ba Na (Mai Thị Hằng)

Cứ vào mỗi dịp cuối năm, đồng bào người Ba Na (Tây Nguyên) lại tất bật công tác chuẩn bị dựng cây nêu (gâng) chào đón năm mới. Bởi theo quan niệm của người Ba Na, cây nêu như một chiếc cầu, kết nối bầu trời và mặt đất.-
Họ tin rằng, vào những ngày đầu năm mới khi trời đất “hợp nhất” là thời khắc thiêng liêng cầu được ước thấy. Chính vì vậy, vào thời điểm cây nêu giương cao, cả làng sẽ nắm tay nhau quây thành vòng tròn, thành tâm ước nguyện Yàng sẽ che chở, ban mưa thuận gió hòa một năm may mắn, gặt hái nhiều thành quả.

Những món ăn dân giã của dân tộc Ba na (Mạc Phi)

Những món ăn dân giã của người Ba Na

Từ bao đời nay, Ba Na luôn là tộc người bí ẩn, là chủ nhân của nhiều luật tục lạ lẫm và bí hiểm, cùng đó là những món ẩm thực đặc trưng quen mà lạ, mà khi đụng đũa, thực khách phương xa sẽ ngây ngất, sẽ nhớ mãi không thôi...

Lễ hội Đâm trâu của dân tộc Ba Na ở Phú Yên (Mạc Phi)

Là lễ hội lớn nhất của người Ba Na, sống ở phía Đông dãy Trường Sơn Nam thuộc các vùng Thồ Lồ, Xí Thoại, nơi tiếp giáp ba tỉnh Gia Lai, Bình Định và Phú Yên. Lễ hội Đâm trâu không phải năm nào cũng tổ chức. Đây là lễ hội tạ ơn Trời Đất của người Ba Na sau khi vượt qua những tai ương như mất mùa, đau ốm, súc vật chết...

Vài nét về nhà Rông dân tộc Ba Na ở Kon Tum (Mạnh Hà)

 Mừng nhà Rông mới - Ảnh: D.Nương

Kon Tum là vùng đất có di sản văn hoá rất phong phú, ngoài những điểm du lịch độc đáo ra còn có những mái nhà rông mang màu sắc huyển bí nằm hài hoà với từng bản làng mang đậm nét hoang sơ giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Ở đây chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những nhà rông đã hiện hữu gần 100 năm tuổi, trải qua bao mưa nắng và sự khốc liệt của chiến tranh, mái nhà rông của người đồng bào thiểu số luôn là biểu tượng cho ý chí, niềm tin và sức mạnh trong cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng. Đối với tộc người Ba Na, nhà rông là sản phẩm văn hoá vô giá, là biểu tượng niềm tự hào của họ. Kon Tum được coi là quê hương của nhà rông vì ở đó hội tụ sức mạnh cộng đồng, tín ngưỡng và nghệ thuật dân gian.

Họa tiết trên trang phục của người Ba Na (Mạc Điệp Dũng)

Với những hoa văn, họa tiết giản dị được trang trí trên chất liệu thổ cẩm, các bộ trang phục của người dân tộc Ba Na đã tạo nên bản sắc riêng ở núi rừng Tây Nguyên.
Mặc trên mình bộ váy sặc sỡ trong Lễ hội cầu an của người Ba Na, thiếu nữ Y Ly làng Đắk Wớt, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum chia sẻ: “Ngay từ khi còn nhỏ phụ nữ Ba Na đã được học dệt thổ cẩm. Lên 14 - 15 tuổi là tôi đã tự may trang phục của mình”.

Đặc điểm của người dân tộc Ba Na (Triệu Minh Bắc)

Dân tộc thiểu số Ba Na có hơn 174.450 người, cư trú chủ yếu ở tỉnh KonTum và miền Tây tỉnh Bình ĐịnhPhú Yên. Người dân tộc thiểu số Ba Na còn có các tên gọi theo từng nhóm, vùng như Tơ Lô, Giơ Lăng (Y Lăng), Rơ Ngao Krem, Roh, Kon Kđẹ, Ala Công, Kpăng Công, Bơ Nâm. Tiếng Ba-na thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.

Nhà Rông của người dân tộc Ba Na lên báo Mỹ (Triệu Minh Bắc)

Khi nói về các ngành thủ công truyền thống đặc sắc ở Việt Nam, những bộ trang phục rực rỡ của người H'Mông và người Dao Đỏ ở vùng núi phía Bắc nước này thường nhận được nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, nếu thực hiện một chuyến hành trình khám phá nhỏ đến với vùng đất Tây Nguyên, khu vực giáp Lào và Campuchia bạn sẽ được nhìn thấy những công trình kiến trúc phi thường của người dân bản địa.

Dân tộc Ba-na và sự phân bố (Mạc Điệp Dũng)

Dân tộc Ba-na phân bố tập trung ở vùng thung lũng sông BLa thuộc tỉnh Kon Tum, ngoài ra còn ở các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Định, Phú Yên. Dân tộc Ba-na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn- Tây Nguyên, đã kiến lập nên nền văn hoá lâu đời độc đáo ở đây.

Người dân tộc Ba na (Hồng Hạnh)

Thiếu nữ Bana

Bana là một trong những dân tộc bản địa sinh sống lâu đời trên Cao nguyên trung phần miền Tây của Tổ quốc. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào cho biết chính xác về ý nghĩa tên gọi và lịch sử chuyển cư ban đầu của người Bana.

Dân tộc Ba Na ở Tây Nguyên (Hồng hạnh)

Dân tộc Ba Na là  tộc người có dân số đông  trong cộng đồng các dân tộc sinh sống ở cao nguyên miền Trung Việt nam.  Người Ba Na cũng  là chủ nhân của những sắc màu văn hoá độc đáo, đặc trưng cho cư dân của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. 

Dân tộc Ba Na (Vi Đức Hồi)

Nhà Rông người Ba Na

Tổng số dân: 174.456 (2003); 227.716 (2009)
Khu vực có số dân đáng kể: Việt Nam, Hoa Kỳ?
Ngô ngữ: Tiếng Ba Na, tiếng Việt,
Tôn giáo: Tín ngưỡng dân gian, Kitô giáo
Người Ba Na (các tên gọi khác: Ba Na Dưới Núi, Ba Na Đông, Ba Na Tây, Ba Na Trên Núi, Tơ Lộ, Bơ Nâm, Glơ Lâng, Rơ Ngao, Krem, Roh, Con Kde, A la công, Krăng, Bơ Môn, Kpăng Công, Y Lăng) là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Xôi trám đen (Huỳnh Tâm)

 Cây trám đen có nhiều ở miền núi, người dân trồng lên nhưng phải đợi rất lâu mới được hái quả, thân cây cao nhưng bên trong gỗ cây trám lại xốp rỗng, thể như hang động. Quả trám đen khi chín có màu tím than, to bằng ngón tay cái, hình bầu dục, phần cuống có nhựa vàng.
Thứ quả được nhiều người ưa thích, mỗi năm chỉ có đúng dịp vào mùa thu nên khi thu hoạch chỉ có thể dùng sào đập cho quả rụng chứ không trèo lên chặt cành, người trồng luôn bảo vệ cây của mình vì họ cho rằng nếu không trân trọng thì mùa sau cây không còn cho quả.

Văn hóa dân tộc Tày ở Cao Bằng (Huỳnh Tâm)

Dân tộc Tày là một cộng đồng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái có số dân khoảng 1.500.000 người, đông nhất trong các dân tộc thiểu số nước ta. Dân tộc Tày còn có tên gọi khác là Thổ và bao gồm cả các nhóm: Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí. Phần đông người Tày cư trú ven các thung lũng, triền núi thấp ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh và một số vùng thuộc Bắc Giang v.v... 

Vài nét văn hoá, tín ngưỡng trong tập tục của dân tôc Tày tỉnh Bắc Giang (Thành Trung)

Bắc Giang là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong đó  người dân tộc Tày có số lượng khá đông (đứng thứ ba sau người dân tộc Kinh, người Nùng). Theo số liệu thống kê từ năm 2006, người dân tộc Tày toàn tỉnh có khoảng gần 30.000 người chủ yếu sống tập trung ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và một số xã miền núi ở các huyện khác. Người Tày ở Bắc Giang đã có từ rất lâu đời, hình thành một nền văn hoá riêng với những bản sắc đặc trưng. Trải qua nhiều biến đổi của lịch sử, xã hội, thời gian…nhưng những bản sắc văn hoá của người dân tộc Tày đến nay vẫn còn lưu giữ, cần được bảo tồn.

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Tày - Quảng Ninh (Huỳnh Tâm)

Dù đi làm hay đi hội, người phụ nữ Tày (Quảng Ninh) vẫn luôn tạo ấn tượng bởi nét đoan trang, duyên dáng,… trong bộ trang phục truyền thống.
Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Tày (Quảng Ninh) không cầu kỳ, sặc sỡ như trang phục phụ nữ một số dân tộc khác, nhưng dù đi làm hay đi hội, họ vẫn luôn tạo ấn tượng bởi nét đoan trang, duyên dáng và nữ tính.

Trang phục dân tộc Tày (Huỳnh Tâm)

Nhìn chung dân tộc Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm nên trang phục của họ màu chủ đạo là màu chàm, phụ nữ thường chít khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc.

Tìm hiểu về chiếc mũ trong then cổ của dân tộc Tày ở Lạng Sơn (Hoàng Việt Bình)

Hát then là loại hình văn hóa dân gian mang nhiều ý nghĩa đặc sắc vùng miền, là món ăn tinh thần quan trọng trong đời của đồng bào Tày Xứ Lạng. Hát then cổ, ngoài việc tay đánh đàn tính, miệng hát, chân xóc nhạc thì quần áo của người làm then, đặc biệt là chiếc mũ đã tạo  nên một hình tượng độc đáo, khẳng định thêm sức lan tỏa, uy tín của người làm then trong cộng đồng.

Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người dân tộc Tày (Minh Sơn)

Dân tộc Tày là một trong 22 tộc người sinh sống ở Tuyên Quang và là tộc người có dân số đông thứ hai sau người Kinh tại đây. Dân tộc Tày ở nơi đây có nền văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Do những nguyên nhân khác nhau mà các giá trị văn hóa của tộc người Tày đang dần mai một.
Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người luôn được quan tâm hàng đầu trong các chính sách và quy định của nhà nước.

Dân tộc Tày và những nét văn hóa đặc trưng (Huỳnh Tâm)

Về trang phục, dân tộc Tày có một cung cách thẩm mỹ rất riêng. Bộ y phục cổ truyền của dân tộc Tày làm từ vải bong tự dệt, nhuộm chàm hầu như không thêu thùa, trang trí. Những nét riêng trong trang phục cũng là một cơ sở đặc sắc để phân biệt dân tộc Tày với các dân tộc khác trong cùng một địa bàn sinh sống. Dân tộc Tày được biết đến với màu áo chàm quen thuộc được tạo nên từ những chất liệu trong tự nhiên đã từng đi vào thơ ca.

Giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của người Pu Péo ở Hà Giang (Huỳnh Tâm)

Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo

Hà Giang là một tỉnh vùng cao biên giới của Tổ quốc Việt Nam nơi đây có nhiều dân tộc sinh sống và trong đó có đồng bào dân tộc Pu Péo. Đây là một trong những dân tộc ở Hà Giang mang giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo. Hôm nay Chúng tôi sẽ cùng các bạn khám phá giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của người Pu Péo ở Hà Giang để hiểu rõ hơn về dân tộc đặc biệt này.

Báu vật của người Pu Péo (Phạm Quang Đẩu)

Già làng cùng con cháu đến lễ trước mộ tổ tiên.

Sau Tết nguyên đán Kỷ Sửu vừa rồi, có anh nhà báo trẻ đi thực tế miền cực Bắc trở về, mang theo lời nhắn của cựu chiến binh Củng Dìu Pháng với tôi: "Nhà báo quân đội à, lên quê mình dự lễ cúng thần Rừng, mỗi năm chỉ có một lần vào dịp đầu hè thôi".

Đón giọng gà của dân tộc Pu Péo (Huỳnh Tâm)

Dân tộc Pu Péo ở Hà Giang chỉ có 628 người trên tổng dân số trong toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu tại các xã Phố Là, huyện Đồng Văn; xã Sủng Tráng và Phú Lũng, huyện Yên Minh, một số ít sinh sống tại xã Yên Cường, huyện Bắc Mê.
Người dân tộc Pu Péo luôn quan niệm, trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc, ai đón giọng gà hay cướp được giọng gà thì sang năm mới sẽ hát hay, gặp nhiều may mắn, thành đạt, hạnh phúc. Chính vì vậy, đêm 30 Tết khi giao thừa đến, những chàng trai dân tộc Pu Péo phải canh chừng mấy chú gà trống.

Lễ ra đồng (pặt oong) của dân tộc Pu Péo (Nguyễn Thị Lượng)

“Lễ ra đồng” của người Pu Péo có từ xa xưa nó gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc Pu Péo. Nhưng hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự biến thiên của lịch sử, quá trình di cư, chiến tranh, hay do đời sống kinh tế không ổn định nên “Lễ ra đồng” cũng như một số lễ hội khác của dân tộc Pu Péo đang có nguy cơ mai một. Bởi vậy, việc tổ chức các hoạt động nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số rất cần được quân tâm và chú trọng. Một trong những nét văn hóa tiêu biểu cần được phục dựng và phát huy đó chính là Lễ ra đồng của người dân tộc Pu Péo.

Trang phục dân tộc Pu Péo (Huỳnh Tâm)

Không mầu mè như một số dân tộc khác, trang phục dân tộc của người Pu Pép rất đơn giản và bình dị, mầu sắc trang phục gắn liền với thiên nhiên cây cỏ.
Đàn ông Pu Péo ăn thường mặc bộ quần áo nhuộm màu chàm, trong khi đó, phụ nữ lại mặc hai áo, áo ngoài chẻ ngực không có khuy để cài (tiếng địa phương gọi là bok cả) được khâu bằng những miếng vải màu (xanh, đỏ, trắng…). Chúng được cắt nhỏ, xếp thành hình tam giác, hình vuông hoặc hình quả trám… Trong khi đó, cổ tay viền thêm những khoanh nhỏ vài màu. Chiếc áo trong cài khuy bên nách phải (bok tắm), trông giống áo của người phụ nữ Giấy và phụ nữ người Cờ Lao. Trước đây, phụ nữ Pu Péo thường mặc bok tắm ở trong, bok cả ở ngoài, ngày nay, đồng bào chỉ thường mặc một loại áo ngắn.

Văn hóa Dân tộc Pu Péo (Thùy Văn)

Quan niệm dựng nhà của người Pu Péo, Hà Giang
Người Pu Péo quan niệm, điền trạch có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại trong cuộc sống của mỗi gia đình và mỗi cá nhân trong gia đình ấy. Chính vì thế, có rất nhiều tín ngưỡng xung quanh ngôi nhà của họ, từ việc chọn đất đến quá trình chọn cây, cột và xây cất, nghi thức vào nhà mới… 

Hà Giang: Lễ cúng thần Rừng và phong tục giữ rừng của dân tộc Pu Péo (Huy Sơn)

Hàng năm, đồng bào Pu Péo đều tổ chức Lễ cúng Thần rừng, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi, được mùa…
Đối với đồng bào dân tộc Pu Péo, rừng không chỉ gắn liền với đời sống vật chất mà còn gắn liền với đời sống tinh thần, tâm linh. Chính vì vậy hàng năm, đồng bào Pu Péo đều tổ chức Lễ cúng Thần rừng, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi, được mùa…

Văn hóa phi vật thể của người Pu Péo ở Hà Giang (Triệu Thị Lượng)

 Mỗi dân tộc ở Hà Giang đều có những đặc điểm văn hóa dân gian riêng biệt, độc đáo mang đậm nét văn hóa vùng Đông Bắc. Với một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú và quý báu, đặc biệt là được thể hiện qua các loại vật liệu, dụng cụ, nhà ở, trang phục, trang sức, âm nhạc, hát, múa, trò chơi, trò diễn, lễ hội dân gian...

Hoa văn của người Pu Péo (Lệ Quyên)

Hoa văn, họa tiết trên thổ cẩm của người Pu Peo

Người Pu Péo không thêu trên trang phục các dải hoa văn chắp ghép bằng vải mầu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng, nổi lên rực rỡ viền quanh 2 tà áo, trên tấm choàng hình quả trám phủ trước váy, quanh gấu váy và trên khăn đội đầu các hình tam giác, quả trám, hình chữ nhật là những hình cơ bản được chắp ghép tỉ mỉ, khéo léo tạo nên các họa tiết hình mào gà, mặt trời thể hiện những ý niệm chung về tín ngưỡng sùng bái. Mặt trời và những quan niệm Âm-Dương tương hợp nguồn gốc tăng trưởng, phồn vinh của con người và vạn vật trong vũ trụ.

Gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc Pu Péo (Mai Thị Hằng)

Các nghệ nhân người Pu Péo

Không có chữ viết riêng nên việc bảo lưu và gìn giữ các giá trị văn hóa của người Pu Péo chỉ thông qua hình thức truyền miệng, phụ thuộc vào trí nhớ của con người. Đây chính là nguyên nhân khiến các giá trị văn hóa độc đáo của người dân tộc Pu Péo bị pha trộn và quên lãng. 

Vài nét về dân tộc Pu Péo (Mai Thị Hằng)

Dân tộc Pu Péo phân bố ở nam Trung Quốc và bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, người Pu Péo, tự gọi là Ka Bẻo, có mặt ở Đồng Văn (Hà Giang) từ thế kỷ 18. Năm 2009 họ chỉ có gần 700người - một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người. Là một trong 4 dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai (ngữ hệ Thái - Kađai), nhưng họ nói giỏi tiếng Hmông (thuộc ngữ hệ Hmông - Dao) và tiếng Quan Hỏa (ngữ hệ Hán - Tạng).

Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc Pu Péo ở Hà Giang (Vi Đức Hồi)

Người Pu Péo ở Hà Giang chỉ có hơn 600 người trên tổng dân số trong toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu tại các xã Phố Là (huyện Đồng Văn), Sủng Tráng và Phú Lũng (huyện Yên Minh), Yên Cường (huyện Bắc Mê).

Lễ cúng thần Rừng của dân tộc Pu Péo (Hoàng Hải)

Lễ cúng thần rừng

Người Pu Péo là tộc người chỉ sinh sống ở tỉnh Hà Giang và tập trung nhất ở xã Phố Là, huyện Đồng Văn. Tuy dân số không đông nhưng người Pu Péo có bản sắc dân tộc đa dạng và bảo lưu được nhiều truyền thống tốt đẹp. Trong năm, ngoài tết đầu năm mới, thì Lễ cúng rừng là quan trọng nhất đối với người Pu Péo.

Dân tộc Pu Péo (Hoàng Thị Khuyên)

Phong tục tập quán:
Ở nhà trệt, sống tập trung thành từng nhóm nhỏ bên cạnh người Hoa, Mông. Mỗi dòng họ có tên đệm riêng. Con cái lấy họ cha, người cha là chủ nhà. Người Pu Péo coi trọng thờ cúng tổ tiên. Trên bàn thờ thường đặt những hũ sành nhỏ, mỗi hũ tượng trưng cho một đời.