Quan niệm dòng họ của người Khơme khác hẳn với các tộc người
khác trong vùng, không hẳn là phụ hệ hay mẫu hệ. Trong cách tính dòng họ, một
cá nhân không coi mình thuộc dòng họ bên cha hay bên mẹ. Do đó, ở người Khơme
không có khái niệm về tộc hay họ tính theo một phía cha hoặc mẹ, trong quan hệ
họ hàng không có sự phân biệt giữa bên cha và bên mẹ, không có khái niệm về bên
nội và bên ngoại.
Tuy nhiên, do sự áp đặt cưỡng bức của chính quyền phong kiến
thực dân, mặt khác, do chịu ảnh hưởng của hai tộc Việt, Hoa là những cư dân
theo chế độ phụ hệ, nên người Khơme thường đặt tên con theo họ cha khi làm giấy
khai sinh và kê khai hộ khẩu công dân. Nhưng trong quan hệ xã hội truyền thống
của người Khơme thể hiện trong quan hệ dòng họ, hôn nhân và gia đình thì tên họ
chỉ đơn thuần là một hình thức pháp lý, chưa theo phụ hệ như người Việt, người
Hoa hoặc mẫu hệ như người Chăm.
Năm 1698 trở đi các chúa Nguyễn, vua Nguyễn đã tiếp tục củng
cố cơ cấu chính quyền của mình tại vùng đất mới để quản lý các cư dân. Các vị
vua nhà Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, ….đã đặt cho người
Khmer Nam Bộ phải mang dòng họ như: Thạch, Lâm, Sơn, Kim, Danh… Chẳng hạn như tại
huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Huệ Đức, Châu Thành năm 1839, vua Minh Mạng ra sắc chỉ
cho người Khmer ở An Giang và Hà Tiên đặt cho họ tên giống như tên người Hoa sở
tại . Do vậy, hệ thống họ tên của người Khmer ở Tri Tôn, Châu Thành, tỉnh An
Giang ngoài những gia đình có họ lai còn phổ biến các họ “Chau” và “Néang”…
Người Khmer có rất nhiều họ khác nhau. Những họ do triều
Nguyễn trước đây đặt ra như: Danh, Kiên, Kim, Sơn, Thạch. Những họ tiếp thu từ
người Việt và người Hoa như: Trần, Nguyễn, Dương, Trương, Mã, Lý... Lại có những
họ thuần tuý Khmer như U, Khan, Khum.
Các họ của người Khơ Me :
Bàn, Binh, Chau, Chiêm, Danh, Dơng, Đào, Điêu, Đoàn, Đỗ,
Hiùnh, Hứa, Kỷ, Liêu, Lộc, Lục, Lu, Mai, Neang, Nuth, Ngô, Nguyễn, Panth, Pem,
Pham, Sơn, Tăng, Tô, Từ, Tng, Thạch, Thị , Thuấn, Trà, Trần, U, Uônth, Xanh,
Xath, Xum...
Các họ tên tiêu biểu của người Khơ Me Danh, Sơn, Kim, Thạch,
Châu, Lâm, ví dụ:
Danh út, Ngọc Anh ( Nam )
Lâm Phú Thạch Thị ( nữ).
Phụ nữ thường phân biệt bằng chữ Thị hoặc Nêang. Người Khơ
Me có họ từ thời Nguyễn, vua Minh Mạng, để kiểm kê hộ khẩu dân số. Trước đó người
Khơ Me không có họ.
Nét văn hoá đặc sắc trong văn hoá dùng họ và đặt tên của ngời Khơ Me chính là: Để phân biệt những người cùng tên và có quan hệ huyết thống thì người Khơ Me thường gọi kèm tên người cha ( phụ tử liên danh), tên người cha thành họ của người con./.
Minh Khánh (suu tầm)
Nét văn hoá đặc sắc trong văn hoá dùng họ và đặt tên của ngời Khơ Me chính là: Để phân biệt những người cùng tên và có quan hệ huyết thống thì người Khơ Me thường gọi kèm tên người cha ( phụ tử liên danh), tên người cha thành họ của người con./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét