NÉT ĐẶC SẮC TRONG ĐÁM CƯỚI NGƯỜI TÀY(Hoàng Minh Thắng)

Hà Giang là một tỉnh miền núi có khá nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, La Chí, PuPéo, Pàthẻn… Chính bởi sự quần cư của nhiều dân tộc trên cùng một mảnh đất đã tạo cho nền văn hóa Hà Giang những nét văn hóa độc đáo.

Người Tày cưới hỏi linh đình (Thu Hòa)

Đám cưới truyền thống của người Tày trải qua các nghi thức: Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu và đưa dâu. Từ các hình thức nghi lễ, trang phục, ẩm thực đến điệu hát quan lang… đám cưới không đơn thuần là nghi thức kết duyên đôi lứa mà còn giáo dục về nghĩa vợ chồng, về các mối quan hệ gia đình, dòng tộc.

BIẾN ĐỔI TRONG NGHI LỄ CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI TÀY CAO LỘC, LẠNG SƠN (Giang Thị Huyền)

Lễ cưới là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng, phản ánh đậm nét đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của một dân tộc. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường, giao lưu, tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh phía Bắc khiến nhiều phong tục, tập quán, trong đó có lễ cưới của người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn đang có sự biến đổi. Bài viết đi sâu phân tích quá trình biến đổi trong quan niệm về cưới xin, các nghi lễ cụ thể của nó tại 3 thôn: Bản Vàng, Bắc Đông 2, khối 5 Cao Lộc.

Lễ cưới của dân tộc Tày (Đàm Minh Phiếu)

Nhà trai chuyển bị đồ lễ sang nhà gái để bàn chuyện.

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang đồ lễ được chuẩn bị sẵn để sang nhà gái bàn chuyện trăm năm. Theo phong tục lễ hỏi của dân tộc Tày, đồ lễ bao gồm một đôi gà sống thiến, hai chai rượu, bốn cân gạo nếp. Trong đám hỏi đó, nhà gái sẽ thách cưới và nhà trai về chuẩn bị đủ đồ lễ đó.

Phong tục trong đám cưới truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn (Vũ Thúy)

Tục  lệ cưới xin của người Tày ở Bắc Kạn có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… Nhưng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình.
Đám cưới thường được tổ chức vào lúc chiều tối (tầm 4 -5 giờ trở đi). Cưới vào giờ này không ảnh hưởng đến công việc trong ngày của mọi người, người ở xa mấy núi cũng đến kịp. Hơn nữa, mọi người sẽ có thời gian ở chơi lâu hơn.

Điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của người Tày (Phương Vũ)

Điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của người Tày như nhà trai phải có vải dệt tay tặng mẹ vợ, cô dâu và chú rể chưa động phòng ngay... đã làm nên nét khác biệt với những với tục lệ cưới xin của người Kinh.
Điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của người Tày
Nước ta có hơn 54 dân tộc anh em trải dài dọc hình chữ S, chính điều này đã tạo nên sự phong phú và đa dạng trong phong tục tập quán. So với đám cưới của người Kinh, phong tục cưới hỏi của người Tày dặc biệt hơn.

Phong tục tập quán cưới hỏi của người Tày (Bằng Giang)

Người Tày sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Tục lệ cưới xin của người Tày cũng có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… Nhưng cũng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc văn hóa của một tộc người. Đám cưới thường được tổ chức vào lúc chiều tối (tầm 4 -5 giờ trở đi). Cưới vào giờ này không ảnh hưởng đến công việc trong ngày của mọi người, người ở xa mấy núi cũng đến kịp. Hơn nữa, mọi người sẽ có thời gian ở chơi lâu hơn.

Tục thách cưới của người Tày(Hồng Minh)

Ngoài 1 tạ thịt lợn, nhà trai còn phải có con lợn quay trong ngày đón dâu. Ảnh minh họa:

Theo phong tục truyền thống của người Tày ở Lạng Sơn, nhà trai chuẩn bị cho đám cưới rất tốn kém, khoảng 4 tạ thịt lợn, trong đó phải đem sang nhà gái ít nhất 1 tạ, chưa kể bánh dày, gà thiến, rượu trắng và tiền.

Nét đẹp trong đám cưới của người Tày Cao Bằng (Việt Hoàn)

Đối với dân tộc Tày, chuyện trăm năm của đôi lứa thường được các gia đình chọn để tổ chức trong dịp đầu xuân. Đây là một nét đẹp truyền thống trong đời sống của người Tày Cao Bằng.
Người Tày được xem là những cư dân bản địa lâu đời nhất ở Cao Bằng.  Theo phong tục truyền thống, hôn nhân của người Tày thường do cha mẹ sắp đặt. Ngày nay, nam nữ tự do tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân. Gia đình người Tày theo chế độ gia đình hạt nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. 

Đám cưới người Tày (Hồng Tươi)

Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Họ có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Người Tày sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Tục lệ cưới xin của người Tày cũng có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… nhưng cũng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc văn hóa của một tộc người.

Phong tục cưới hỏi của dân tộc Tày (Hồng Lân)

Người Tày sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Tục lệ cưới xin của người Tày cũng có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… Nhưng cũng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc văn hóa của một tộc người.
Đám cưới thường được tổ chức vào lúc chiều tối (tầm 4 -5 giờ trở đi). Cưới vào giờ này không ảnh hưởng đến công việc trong ngày của mọi người, người ở xa mấy núi cũng đến kịp.

Thầy Tào trong nghi lễ tang ma của người Tày ( Thúy Nga)

Đưa tiễn linh cữu người đã khuất.

Trong bản, làng các dân tộc miền núi phía Tây Bắc, thầy Tào giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của tộc người Tày, là người làm cầu nối giữa thế giới con người và thế giới của thần linh và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cả cộng đồng.
Ngoài nhiệm vụ chủ trì các nghi thức tang ma, thầy Tào còn cúng bái để cầu yên cầu phúc, xem địa lý, xem ngày lành tháng tốt cho việc hỷ, xem số tử vi cho nam nữ để quyết định việc hôn nhân, xem đất cát xây nhà, cất mộ…

Đám tang người tày (Hoàng Thúy Lân)

Thầy cúng đang cúng để mời tổ tiên lên

Thầy phù thủy đang đọc thần chú, hoặc cúng để mời tổ tiên lên
Cạnh nhà có người qua đời, là em của ông ngoại nên tôi tất nhiên là phải có mặt, nghe nói là đêm nay sẽ dựng lại những thủ tục cúng bái như ngày trước nên tôi cố nán lại tới 12h30 đêm để xem, lần đầu tiên tôi được nghe kể nhiều chuyện liêu trai chí dị tới vậy, và cũng lần đầu tiên tôi được xem các thủ tục cũ đã dần mai một của một đám ma trong thời kì hiện đại !

Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người dân tộc Tày (Minh Sơn)

Người Tày là một trong 22 tộc người sinh sống ở Tuyên Quang và là tộc người có dân số đông thứ hai sau người Kinh tại đây. Người Tày ở nơi đây có nền văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Do những nguyên nhân khác nhau mà các giá trị văn hóa của tộc người Tày đang dần mai một.
Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người luôn được quan tâm hàng đầu trong các chính sách và quy định của nhà nước.

HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NÙNG PHÀN SLÌNH (Đàm Minh Phượng)

Hôn nhân là mối quan hệ xuất phát từ lợi ích của gia đình, dòng họ, sau đó mới đến hạnh phúc của đôi trai gái. Trải qua bao thế hệ, cưới xin của người Nùng Phàn Slình đã trở thành phong tục, mang bản sắc riêng với những quy định thống nhất về nghi lễ và phương thức tổ chức nhất định. Ngày cưới không chỉ quan trọng với đôi trai gái, nó còn có ý nghĩa là cha mẹ đã làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm nuôi dạy con cái trưởng thành.

Nét đẹp lễ vào nhà mới của người Tày - Nùng (Triệu Thị Mai)

Làm xong căn nhà mới, người Tày - Nùng thường chọn ngày tốt để làm lễ vào nhà mới. Việc chọn ngày phải nhờ đến các thầy Tào hoặc Phựt, Then, Dàng… Lễ vào nhà mới thường được chuẩn bị chu đáo, gồm hai phần: Đưa bát hương tổ tiên vào nhà mới; mọi người đến chúc mừng nhà mới.

Đặc điểm kiến trúc của dân tộc Tày - Nùng ( Lý Thị Ninh)

Vùng núi phía Bắc Việt Nam là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Qua hàng trăm năm, cuộc sống của các dân tộc ít biến đổi, kiến trúc nhà ở của họ vẫn giữ được nét văn hóa sơ khai từ xưa đến nay.
Người Nùng thường ở nhà sàn hoặc nhà đất hoặc nhà nửa sàn nửa đất tùy theo điều kiện địa hình, trong đó nhà sàn là kiểu nhà ưa thích của họ. Nhà thường khá to, rộng, có 3 gian, vách thường bằng gỗ và lợp ngói âm dương.

Tập quán dựng nhà của người Nùng (Minh Thắng)

Để phù hợp với điều kiện sinh hoạt và sản xuất, người Nùng sống quây quần thành từng bản. Nhà ở của người Nùng không những là nơi tụ họp các sinh hoạt văn hóa của gia đình mà đây còn là một hình ảnh thu nhỏ của văn hoá tộc người.

Nhà ở của dân tộc Nùng (Tô Tuấn)

Mỗi dân tộc đều có những ngôi nhà truyền thống của dân tộc mình. Ngôi nhà truyền thống của người Nùng cũng có nét độc đáo riêng biệt.
Người Nùng thường ở nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất và ở một số nơi đồng bào ở nhà trình tường. Nhà sàn là kiểu nhà truyền thống. Người Nùng thường chọn vị trí dựng nhà ở sườn đồi, ở khu vực có nhiều cây cối,

Nghi thức ma chay của người Nùng ở Bắc Kạn (Thụy Lân)

Cũng như các dân tộc khác , dân tộc Nùng ở Bắc Kạn cũng có những nghi lễ về việc hiếu rất riêng.
Người Nùng quan niệm khi người thân chút hơi thở cuối cùng là lúc chia tay với trần gian để về cõi âm, do vậy con cháu sẽ mời thầy cúng về để làm các thủ tục tiễn đưa linh hồn của người đã chết về nơi an nghỉ cuối cùng được suôn sẻ.

THẦY CÚNG CỦA NGƯỜI NÙNG XÃ PHÚ TÂN, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI ( Tuyết Trinh )

(Áo cà sa - trang phục của thầy cúng người Nùng)

Đồng la - một trong nhũng đồ nghề của thầy cúng người Nùng
​Xã Phú Tân nằm về phía đông Bắc trung tâm hành chính huyện Định Quán, tổng diện tích tự nhiên khoảng 4.488,19 ha, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và làm rẫy. Dân số gồm 11.372 người trong đó có 6.058 người thuộc các cộng đồng dân tộc thiểu số (người Hoa chiếm đa số với 4.256 người, người Tày có 957 người, người Nùng có 484 người, ngoài ra còn có người Xtiêng, Mạ, Sán Dìu…).

Người Nùng xã Bạch Đích huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang giữ gìn trang phục truyền thống (Hoàng Minh Thắng)

Từ bao đời nay, người dân tộc Nùng ở xã Bạch Đích huyện Yên Minh - tỉnh Hà Giang vẫn luôn tự làm trang phục truyền thống của mình. Trang phục của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô nhuộm chàm, không sặc sỡ nhiều màu sắc và ít thêu thùa trang trí như trang phục của một số dân tộc khác.

Người Nùng U ở dãy núi Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang ( Anh Minh)

Một số hình ảnh và trang phục Nùng U:

Đồng bào Nùng U sinh sống ở phía Tây Bắc của nước ta, thuộc xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, trong quần thể dãy núi Tây Côn Lĩnh hùng vĩ. Đồng bào nơi đây tự gọi mình là Nùng U, vì chiếc váy truyền thống của họ được buộc túm phía sau lưng thành hình đuôi con chim, rất duyên dáng.

Bí quyết làm thổ cẩm của người Nùng ở Lạng Sơn (Hoàng Văn Nọong)

Họa tiết thổ cẩm của người Nùng Phàn Sình. Ảnh: Hồng Vân.
Sau khi dệt những mảnh vải bằng khung cửi gỗ, người dân thu hái cây chàm về ngâm vào chum nước cả tháng cho đến khi nhàu nát, sau đó chắt lấy nước rồi trộn một ít vôi, nhân hạt đào phai giã nát và ngâm vải vào đó.

HÀNG THỦ CÔNG CỦA NGƯỜI NÙNG Huyện CAO LỘC, LẠNG SƠN (Duy Thắng)

Hàng thủ công của người Nùng ở Lạng Sơn
Nhóm sản xuất hàng thủ công của người Nùng bao gồm phụ nữ thuộc bốn bản Nùng Phàn Slinh ở Lạng Sơn, một tỉnh phía đông bắc Việt Nam.
Dưới một dự án ( trước kia do Oxfam Hong Kong hỗ trợ), và giờ đây do Craft Link hỗ trợ, phụ nữ ở đây tạo thêm thu nhập cho gia đình bằng việc sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống của họ. Dự án đã tổ chức đào tạo nâng cao kỹ thuật may,

Người Nùng Huyện Yên Sơn, Tuyên Quang giữ gìn trang phục truyền thống (Giang Lam)

Phụ nữ thôn Yểng, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) thực hiện việc nhuộm vải chàm.

Từ bao năm nay, người Nùng ở huyện Yên Sơn vẫn luôn tự làm trang phục truyền thống. Không sặc sỡ nhiều mầu sắc, trang phục của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô nhuộm chàm và ít thêu thùa trang trí.

Nơi giữ hồn trang phục truyền thống của người Nùng An (Minh Phượng)

Ngày nay chỉ có phụ nữ mới thường xuyên mặc áo chàm Nùng An

Phúc Sen là một trong những xã tiêu biểu, nổi tiếng của huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) bởi những làng nghề truyền thống như rèn dao búa, làm hương trầm, dệt vải chàm…
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay người Nùng An xã Phúc Sen vẫn lưu giữ và phát huy được nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện qua nhiều mặt của đời sống văn hóa vật chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội, từ ẩm thực, trang phục, đến các nghề truyền thống của cha ông.

Vài nét về trang phục của người Nùng, xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ( Lương Mai)

Dân tộc Nùng là một trong số các thành phần dân tộc chủ yếu tạo nên bản sắc văn hóa của tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu thống kê gần đây cho biết, Người Nùng có số dân đông thứ hai sau người Kinh trong tổng số 20 dân tộc anh em cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Nhìn chung, dân tộc Nùng cư trú chủ yếu trong các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam,

Giản dị trang phục truyền thống của người Nùng An (Tuệ Minh)

Có thể nói trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bức tranh đa dạng về màu sắc. Nếu như những chàng trai cô gái người Mông, Dao nổi bật trong các trang phục rực rỡ về màu sắc, cầu kì về chi tiết thì trang phục của người Nùng An lại hết sức giản dị và chân phương.

Nhận diện người Nùng qua trang phục (Tô Tuấn)

Trang phục người Nùng Dín.

Không sặc sỡ như trang phục của một số dân tộc, trang phục của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô nhuộm chàm và ít thêu thùa trang trí. Cách ăn mặc của người Nùng phần nào phản ánh nét văn hoá, phong tục tập quán của người Nùng.

Tết của người Nùng ở Hoàng Su Phì ( Hoàng Thị Khuyên)

Người dân xã Pố Lồ phơi hương chuẩn bị cho tết đến
Trong những ngôi nhà, tất cả các thành viên từ trẻ nhỏ đến người già sẽ dùng những cành trúc quét dọn nhà cửa, bàn thờ… và làm lễ cúng quét nhà, xua tà đuổi ma. Trong mâm cúng gồm có 5 chiếc chén, 5 đôi đũa, 1 con gà, 1 con vịt được gia chủ cẩn thận đặt lên trước bàn thờ tổ tiên. Làm lễ cúng quét nhà là bắt buộc đối với tất cả các gia đình người Nùng với ý nghĩa quét những cái xấu của năm cũ đi ra khỏi nhà để đón cái mới của mùa xuân về. Muốn làm lễ này,

Tín ngưỡng tờ cúng thờ cúng tổ tiên của người Nùng Thái Nguyên ( Nông Minh Hằng)

Việc thờ cúng tổ tiên trước hết xuất phát từ sự ghi nhớ công ơn nguồn cội có gắn với quan niệm về sự bất diệt của linh hồn con người sau khi chết. Người Nùng quan niệm về sự tồn tại của linh hồn bên trong thể xác con người mà họ gọi là “khoăn” (tạm hiểu là vía). Khi con người ta chết đi - không còn thể xác cho vía trú ngụ nữa thì vía sẽ chuyển hóa từ khoăn sang “phi” (phi là ma), tức là chuyển từ vía sang ma.

Phong tục “kết tồng” của người Nùng ( Mỹ Hằng)

một trong những phong tục đặc trưng, đầy tính nhân văn và giàu lòng nhân ái của người Nùng, tương tự như kết nghĩa anh em của người Kinh.
“Tồng” trong tiếng Nùng có nghĩa là hợp nhau, giống nhau và việc “kết tồng” chỉ có thể diễn ra giữa những người cùng giới và phải từ 18 tuổi trở lên, chứ không phải giữa nam và nữ.

Tục 'trọng vợ' của người Nùng Dín ( Hương Thu)

TIN LIÊN QUAN Cách tỏ tình độc đáo dịp xuân trên vùng cao Hà Giang

Cách tỏ tình độc đáo dịp xuân trên vùng cao Hà Giang
MỚI NHẤ  Người Nùng Dín Lào Cai phân bố chủ yếu tại ba huyện Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai. Mặc dù không thuộc chế độ mẫu hệ, song trong số cộng đồng 54 dân tộc, người Nùng vốn nổi tiếng với tập tục "trọng vợ", đề cao phụ nữ. Đây là dân tộc có nhiều phong tục tập quán đặc sắc; trong đó, việc tôn vinh người phụ nữ trong ba ngày Tết nguyên đán được coi là nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn và gìn giữ.

Văn hóa đặc trưng của dân tộc Nùng (Song Nguyên)

Tấm áo chàm của người Nùng gắn với câu chuyện về Bác Hồ được lưu truyền và đi vào đời sống dân gian trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của dân tộc Nùng.
Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái của hệ ngôn ngữ Thái - Kadai, sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc bộ (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang,Tuyên Quang, Hà Giang) dân tộc Nùng có nhiều phân hệ với các tên gọi như Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo,

HÔN NHÂN NGOẠI LỆ CỦA NGƯỜI NÙNG Ở THẠCH AN, CAO BẰNG (Nông Anh Nga)

Trong truyền thống, người Nùng cũng như các dân tộc khác, do nhiều yếu tố tác động hoặc do hoàn cảnh mà việc cưới xin có nhiều trường hợp ngoại lệ.
Tục ở rể đời khá phổ biến ở dân tộc Nùng với nhiều lý do khác nhau, như trường hợp gia đình vợ không có con trai, gia đình chồng quá đông con trai không đủ tài sản chia cho các con nên đành phải ở rể nhà khác hoặc là do công việc (ở nhà vợ sẽ thuận tiện hơn) thì người con trai sẽ về cư trú ở bên nhà vợ.

Nét đẹp trong phong tục văn hóa của người Nùng ở xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (Hoàng Thị Na)

Yên Bái là một tỉnh miền núi Tây Bắc của tổ quốc, với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như: Kinh, Dao, Tày, Nùng, Cao Lan… đã tạo nên một bức tranh văn hóa nhiều màu sắc cho tỉnh Yên Bái nói riêng và cho đất nước Việt Nam nói chung. Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa văn hóa đang đe dọa sự tồn tại những nét văn hóa dân tộc độc đáo. Do đó, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc hay những đặc trưng văn hóa tộc người mang một ý nghĩa quan trọng, góp phần giữ gìn tính đa dạng và sự đa sắc màu của văn hóa quốc gia và văn hóa thế giới. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa mỗi dân tộc cũng như của mỗi quốc gia là một vấn đề cấp thiết và mang tính chiến lược để phát triển lâu dài cho mỗi địa phương cũng như cho mỗi quốc gia.

Thú vị mâm cỗ cưới người Nùng ở Cao Bằng ( Hoàng Thị Sìn)

Đậu phụ vừa mới ra khỏi khuôn ép được cắt thành những tảng lớn.

Đám cưới người Nùng ở Hạ Lang, Cao Bằng có những món ăn ngon đặc trưng của dân tộc Nùng. Thức gì trong đám cưới hầu như cũng là của gia đình làm được.
Những nhà nào có con cái đến tuổi dựng vợ gả chồng, nếu con ở chung với bố mẹ thì ngôi nhà sẽ được nới rộng ra, căn nhà sàn cũ sẽ nối liền với căn nhà sàn mới của đôi uyên ương. Những nhà hàng xóm chung quanh đều là anh em họ hàng cả, đến dịp nhà có đám cưới sẽ sang giúp. Nếu sáng ngày mai mời khách thì đội làm bếp đã phải đến từ ngày hôm trước chuẩn bị sẵn nguyên liệu, nấu cỗ xuyên đêm.

Nghi lễ đám cưới của người Nùng( Hoàng Thị Lân)

Hôn nhân của người Nùng ở Bắc Kạn là hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên nhà chồng. Hôn nhân ít nhiều cũng biến đổi theo thời gian và nơi cư trú. Điển hình như người Nùng Phàn Sình Bắc Kạn, hôn nhân trải qua nhiều nghi lễ.

Hôn nhân của người Nùng ( Hoàng Minh Thắng)

Cũng giống như các đồng bào dân tộc thiểu số khác, hôn nhân của người Nùng ở Thái Nguyên mang nhiều nét độc đáo đặc biệt là trong lễ cưới.

Để một cặp trai gái người Nùng thành vợ, chồng việc cưới xin phải trải qua 6 bước. Bước một nhà trai ngỏ lời với nhà gái, bước hai nhà trai xin lá số của cô gái về xem tuổi. Bước thứ ba nhà trai thông báo kết quả xem tuổi để nhà cô gái đồng ý.

Chuyện đám cưới của người Nùng Phản Sình (Phan Cẩm Thượng)

Nông dân người Nùng ở Quảng Uyên, Cao Bằng.Đầu thế kỷ 20

Tập tục này được ghi chép những năm 1978, 1979 từ đời sống của người Nùng Phản Sình ở Hữu Lũng, Lạng Sơn, không biết đến nay có thay đổi gì không và có phải là tập tục chung cho nhiều nhóm người Nùng hay không.

Một số phong tục tập quán của người Nùng ở Việt Nam (Đoàn Ngọc Minh)

Dân tộc Nùng ở Việt Nam có nhiều nhánh như: Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi,   Nùng Phản Sình, Nùng  Chảo,Nùng Inh và Nùng Qui Rin…tuy nhiên cuộc sống và sinh hoạt của các nhóm dân tộc Nùng không có gì khác biệt, riêng trang phục có khác nhau đôi chút. Người Nùng ở Việt Nam đứng thứ 7/ 54 dân tộc anh em.

Nét đẹp truyền thống trong đám cưới người Nùng An (Phương Mai)

Cô dâu và chú rể trong ngày cưới ở xóm Pác Rằng, xã Phúc Sen (Quảng Uyên).

Lễ cưới của người Nùng An - Cao Bằng có nhiều phong tục tập quán được lưu truyền từ đời trước sang đời sau. Ngày cưới được lựa chọn một cách thận trọng do thầy tào, thầy mo xác định. Đám cưới diễn ra từ 2 - 3 ngày: Buổi chiều hôm trước tại nhà gái và buổi chiều hôm sau tại nhà trai. Hôm trước với nghi thức làm lễ đón dâu, hôm sau với nghi thức nhập gia.

Một số phong tục, tập quán của Dân tộc Nùng (Đoàn Ngọc Minh)

Dân tộc Nùng ở Việt Nam có nhiều nhánh như: Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi,   Nùng Phản Sình, Nùng  Chảo,Nùng Inh và Nùng Qui Rin…tuy nhiên cuộc sống và sinh hoạt của các nhóm dân tộc Nùng không có gì khác biệt, riêng trang phục có khác nhau đôi chút. Người Nùng ở Việt Nam đứng thứ 7/ 54 dân tộc anh em. Đời sống dân tộc Nùng đa dạng, phong phú và giàu bản sắc.Thường dân tộc Nùng tập trung sinh sống ở vùng núi phía Bắc một số khác ở tỉnh Đăk Lăk do người dân ở phía Bắc di cư vào. Để dân tộc Nùng giữ gìn được ngôn ngữ, bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời của họ thì Nhà nước cần có một cơ chế chính sách về kinh tế, bảo tồn nền văn hóa, trong đó có văn hóa tâm linh của dân tộc Nùng. 

Lễ cưới của người Nùng U (Minh Lý)


Dân tộc Nùng ở huyện Xín mần cư trú trong những làng bản lẻ loi và heo hút giữa khung cảnh thiên nhiên bao la, hùng vĩ. Họ coi con người là vốn quí, coi trọng hôn nhân và luôn mong muốn nhà có đông con cháu sum vầy, cho nên việc tiến hành lễ cưới được chuẩn bị công phu và người Nùng U coi đó là cơ hội đầu tiên làm nên gia đình, làm nên xã hội.

Người Nùng và tập tục trọng vợ (Hoàng Minh Thắng)


Người Nùng là một bộ phận dân tộc sống ở nhiều tỉnh Miền núi phía Bắc. Người Nùng có nhiều phân hệ với các tên gọi như: Nùng Inh, Nùng Phàn Sình (sống nhiều ở tỉnh Lạng Sơn) và Nùng Chao... Tên gọi này xuất phát từ những miền đất mà người Nùng di cư đi.

Độc đáo tục cưới hỏi của người Nùng(Đàm Minh Phiếu)


Lễ cưới hỏi của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn luôn có sức hấp dẫn không chỉ đối với đồng bào dân tộc Nùng, vốn chiếm hơn 40% dân số tỉnh này mà còn là phong tục thu hút sự quan tâm của những dân tộc anh em khác trên vùng cao các tỉnh phía Bắc.

Các nghi lễ trong hôn nhân cuả người Nùng Bắc Kạn ( Mai Thúy Hằng)

Trong hôn nhân, con gái Nùng được đề cao, nhà trai phải đáp ứng đủ các lễ như: Lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt và một số tục lệ khác. Có như vậy cô con dâu tương lai mới có giá, được coi trọng và làm vẻ vang cho cha mẹ, họ hàng. Theo tục lệ truyền thống người Nùng không có tập quán ăn hỏi là cưới ngay, phía nhà trai bao giờ cũng phải chờ đợi một thời gian. Người Nùng cũng giống người Tày nhà có nhiều con gái, cô chị hay cô em cưới trước đều được, không quy định chị phải cưới trước em.

Lễ cưới người Nùng Bắc Kạn, thủ tục trải qua nhiều nghi lễ (Đàm Thị Lượng).

Lễ so tuổi
Nhà trai mang sang nhà gái một đôi hạt cau khô để xin lá số của cô gái. Sau một tháng nếu nhà gái không trả lại đôi hạt cau thì coi như nhà gái đã ưng thuận, nhà trai sẽ đến hỏi lần thứ hai để hai gia đình định ngày đính hôn và thỏa thuận sính lễ.

PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI NÙNG ( HOÀNG SA VẲN)

Trong hôn nhân, con gái Nùng được đề cao, nhà trai phải đáp ứng đủ các lễ như: Lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt và một số tục lệ khác. Có như vậy cô con dâu tương lai mới có giá, được coi trọng và làm vẻ vang cho cha mẹ, họ hàng. Theo tục lệ truyền thống người Nùng không có tập quán ăn hỏi là cưới ngay, phía nhà trai bao giờ cũng phải chờ đợi một thời gian. Người Nùng cũng giống người Tày nhà có nhiều con gái, cô chị hay cô em cưới trước đều được, không quy định chị phải cưới trước em.