Tết của người Nùng Lạng Sơn (Lý Hải Ninh)

Trang phục dân tộc truyền thống của thiếu nữ Nùng Phàn Slình Lạng Sơn

Dân tộc Nùng ở Lạng Sơn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu các dân tộc của tỉnh. Bản thân dân tộc Nùng được chia thành nhiều nhóm địa phương với tên gọi thường gắn liền với địa danh nơi di cư hoặc trang phục: Nùng Cháo, Nùng An, Nùng Phàn Slình, Nùng Cúm cọt, Nùng Inh, Nùng Hua lài…  bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến phong tục ăn Tết của người Nùng Phàn Slình .  

Nghề cúng lễ ở dân tộc Tày, Nùng có Tào, Mo, Then, Pụt (Hoàng Minh Thắng)

Nghề cúng lễ

    Thầy Tào thường hành lễ trong các đám tang ma, cúng trừ tà để chửa bệnh, cúng cầu yên, cầu phúc cho gia đình, làng bản. Thầy Tào còn có thể kiêm nghề bói toán, xem đất, chọn ngày lành tránh ngày dữ, xem số tử vỉ của trai gái để quyết định hôn nhân…  Ngoài ra thầy Tào còn làm lễ cấp sắc (thứ bậc trong cúng lễ) cho các thầy Mo, Then, Pụt. Chính vì thế mà người Nùng thường gọi thầy Tào là “cần tha lùng”, tức người mắt sáng, người cố thể tiếp xúc với thần linh ma quỷ.

Then và vai trò của các thầy Then (Lý Hải Ninh)

Nhắc đến Then, người ta nghĩ ngay đến một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của người Tày, người Nùng. Đây là một hình thức diễn xướng dân gian có từ thời xa xưa. 

Hiện nay không thấy có tài liệu nào ghi chép thời gian ra đời của Then, chỉ biết Then đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống của người dân tộc Tày, dân tộc Nùng. Then là một nét đặc trưng văn hóa của người Tày, người Nùng, nên ở đâu có người Tày, người Nùng sinh sống thì ở đó có Then. Hiện nay, Then tập trung nhiều nhất ở khu vực miền núi phía Bắc của nước ta như các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang… Mỗi tỉnh, hát Then đều có những đặc trưng riêng do các yếu tố văn hóa, địa lý, lịch sử quyết định.

Giá trị của Then trong đời sống tinh thần của người Tày (Đàm Minh Phượng)

Then là một hình thức sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng lâu đời của người Tày miền núi phía bắc Việt Nam.

1. THEN PHẢN ÁNH THẾ GIỚI TÂM LINH CỦA NGƯỜI TÀY
Trước hết Then là sự sinh động hoá quan niệm về thế giới ba tầng của người Tày. Thông qua nhãn quan của những người làm nghề Then, Pụt thế giới ba tầng được hiện lên thật rành mạch với cõi trời, cõi đất và cõi nhân gian mà ở đó với tư cách là người thông quan được với thần linh, người làm Then, Pụt đã đi lại được một cách dễ dàng từ cõi này sang cõi khác. Thông qua thầy Then, cõi trời được cụ thể hoá, hiện thực hoá như là một hình ảnh lý tưởng của cõi nhân gian. Hay nói cách khác Then đã nhân hoá cõi trời. Ngoài cung phủ nguy nga tráng lệ ra, cõi trời của Then cũng rất gần gũi với đời thường: có rừng rú, biển cả, có ruộng vườn, chợ búa, v.v... Điều đó phản ánh sự nhận thức một cách hồn nhiên thô mộc trong thế giới quan của người Tày, Nùng.

Lạng Sơn vùng đất "sơn thủy hữu tình" (Triệu Thủy Tiên)

"Đồng đăng có phố Kỳ lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…”

Câu ca dao lưu truyền từ bao đời ấy cất lên như mời gọi du khách hãy một lần lên thăm xứ Lạng -  mảnh đất địa đầu của Tổ quốc để cùng khám phá vẻ đẹp hòa quyện của núi và mây, của hang và động, của phố và chợ - một vẻ đẹp huyền ảo và thơ mộng mà tạo hoá đã ban tặng cho cảnh quan thiên nhiên xứ Lạng, để rồi đắm mình trong những làn điệu Then, Sli, lượn Tày, Nùng ngọt ngào đằm thắm, để cùng khám phá những nét văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây hay để nghiêng ngả say trong men rượu trên đỉnh Mẫu Sơn hùng vĩ…