Phụ nữ Khơ Mú tại tỉnh Bokeo, Lào
Tổng số dân: 480.000-541.000 (ước)
Khu vực có số dân đáng kể: Lào, Việt Nam,
Myanma, Thái Lan, Trung Quốc
Ngôn ngữ: Tiếng Khơ Mú, khác
Tôn giáo: Vật linh, Phật giáo thượng tọa bộ,
Kitô giáo
Dân tộc Khơ Mú (tên gọi khác: Xá Cẩu, Mứn
Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy), tiếng Thái: กำหมุ hay กำมุ, là một trong những nhóm sắc tộc lớn nhất sinh sống tại
khu vực bắc tiểu vùng Đông Nam Á. Họ cư trú ở miền bắc Lào, tại Myanma, tây nam
Trung Quốc (trong châu tự trị Tây Song Bản Nạp thuộc tỉnh Vân Nam), Thái Lan,
và Việt Nam.
Tại Việt Nam, người
Khơ Mú là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Tuy nhiên tại Trung Quốc
thì họ lại không được công nhận chính thức như là một dân tộc tách biệt mà được
đặt trong một thể loại rộng là các nhóm sắc tộc không phân loại.
Dân tộc Khơ Mú nói tiếng Khơ Mú, một
ngôn ngữ trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á.
Dân số và địa bàn cư
trú
Dân tộc Khơ Mú là những cư dân bản thổ
ở miền bắc Lào. Hiện tại có khoảng 479.240-540.000 dân tộc Khơ Mú khắp thế giới, với dân số khoảng 389.694 người
(năm 1985) tại Lào, 56.542 người (năm 1999) tại Việt Nam, 31.403 (năm 2000) tại
Thái Lan, 1.600 người (năm 1990) tại Trung Quốc, không rõ số liệu tại Myanma và
cỡ 8.000 tại Hoa Kỳ.
Tại Lào
Dân tộc Khơ Mú tại Lào chủ yếu sống
trong tỉnh Luang Prabang và Xiêng Khoảng. Phần lớn các làng mạc của người Khơ
Mú là cô lập và có sự phát triển chậm chạp do ở các vùng xa xôi khó khăn. Trong
nhiều khu vực, họ sinh sống bên cạnh người H'Mông và các nhóm sắc tộc thiểu số
khác.
Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, họ sống
tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Sơn La, Lai
Châu, Lào Cai, Yên Bái với số dân theo điều tra dân số năm 1999 khoảng 56.542
người.
Theo Tổng điều tra
dân số và nhà ở năm 2009, dân
tộc Khơ
Mú ở Việt Nam có dân số 72.929 người, cư trú tại 44 trên tổng số 63 tỉnh, thành
phố. Người Khơ Mú cư trú tập trung tại các tỉnh: Nghệ An (35.670 người, chiếm
48,9% tổng số người Khơ Mú tại Việt Nam), Điện Biên (16.200 người), Sơn La
(12.576 người), Lai Châu (6.102 người), Yên Bái(1.303 người), Thanh Hóa (781
người).
Tại Thái Lan
Phần lớn dân tộc Khơ Mú tại Thái Lan đã tới
đây trong giai đoạn gần đây từ Lào và Việt Nam như là những người tị nạn, cũng
từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ sống tập trung gần biên giới Lào-Thái Lan. Dân tộc Khơ Mú có quan hệ huyết thống
gần gũi với Mlabri, người lá vàng bản địa của Thái Lan.
Tại Trung Quốc
Tại Trung Quốc có khoảng
1.600-2.000 người Khơ Mú sinh sống rải rác trong tỉnh Vân Nam, được xếp vào
nhóm không phân loại.
Tại Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, một lượng
lớn người Khơ Mú sinh sống tại Richmond (California), chủ yếu là người tị nạn,
di cư từ sau chiến tranh Việt Nam. California cũng là trung tâm của cả Khmu
National Federation Inc. và Kmhmu Catholic National Center.
Đặc điểm kinh tế
Dân tộc Khơ Mú sống chủ yếu bằng
kinh tế nương rẫy. Cây trồng chính là ngô, khoai, sắn. Trong canh tác, người
Khơ Mú dùng dao, rìu, gậy chọc hốc là chính. Hái lượm săn bắn giữ vị trí quan
trọng, nhất là lúc giáp hạt. Người Khơ Mú nuôi gia súc, gia cầm chỉ để phục vụ
dịp lễ lạt, tiếp khách. Nghề đan lát phát triển. Họ đan các đồ dùng để vận chuyển,
chứa lương thực... Người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải, nên thường mua
quần áo, váy của người Thái để mặc.
Tổ chức cộng đồng
Các họ của người Khơ
Mú thường mang tên một loài thú, một loài chim hay một thứ cây nào đó. Mỗi dòng
họ coi thú, chim, cây ấy là tổ tiên ban đầu của mình và họ kiêng giết thịt và
ăn thịt các loại động, thực vật này. Mỗi dòng họ có huyền thoại kể về lai lịch
của tổ tiên chung, người cùng dòng họ coi nhau là anh em ruột thịt.
Hôn nhân gia đình
Ở gia đình người Khơ
Mú, vợ chồng bình đẳng, chung thủy. Người Khơ Mú có tục cưới rể một năm, sau đó
mới đưa vợ về nhà mình. Khi ở nhà vợ, người chồng đổi họ theo vợ, còn nếu có
con thì con theo họ mẹ, trái lại khi về nhà chồng thì vợ phải đổi họ theo chồng
và các con lại mang họ bố. Người cùng dòng họ không được lấy nhau, nhưng con
trai cô được lấy con gái cậu. Trong việc dựng vợ gả chồng và trong cuộc sống
gia đình, vai trò của người cậu đối với các cháu rất quan trọng.
Văn hóa
Dân tộc Khơ Mú có vốn
truyền thống văn hóa lâu đời, tuy cuộc sống vật chất còn nghèo, nhưng cuộc sống
tinh thần khá dồi dào.
Ngoài ra, Một tập
quán ăn sâu vào tình cảm và tiềm thức của dân tộc Khơ Mú thuộc họ Rvai (hổ), đó là nghi lễ cúng ma nhà
(Hrôigang). Vào dịp Tết Nguyên đán, người Khơ mú thuộc họ hổ đã diễn lại các động
tác của hổ, vật tổ của dòng họ với ý thức tự nhắc nhở và giáo dục những người
trong cộng đồng rằng mình là người họ hổ và có nguồn gốc từ hổ. Với quan niệm hổ
là tổ tiên của mình, người Khơ mú thuộc họ Rvai kiêng không động tay vào hổ,
không săn bắt, giết, ăn thịt hổ.
Trong các hội hè, các
nghi lễ người hóa trang giống như hổ. Khi gặp hổ chết, người Khơ mú thuộc họ Rvai
phải khóc than thật sự như tổ tiên của mình qua đời. Người ta tin rằng khi chết
đi, họ sẽ hóa thành kiếp hổ. Khi còn sống, người ta kiêng đắp chăn sặc sỡ như
lông hổ, khi chết, người ta đắp cho chiếc chăn khác màu lông hổ và đặt chiếc
chăn giống màu lông hổ bên cạnh người chết để hồn được siêu thoát và trở về với
hổ, có nghĩa là về với tổ tiên
Nhà cửa
Đến nay ở nhiều vùng
người Khơ Mú vẫn còn du canh du cư. Làng bản của họ thường cách xa nhau, nhỏ
bé, ít dân. Nhà cửa phần lớn làm sơ sài, đồ dùng trong nhà cũng ít ỏi.
Trang phục
Người Khơ Mú không
phát triển nghề dệt vải, nên thường mua quần áo, váy của người Thái để mặc. Sắc
thái Khơ Mú thể hiện ở trang phục hầu như đã bị phai mờ tuy trang sức của phụ nữ
còn có đôi điểm riêng biệt.
Trịnh Mai (sưu tầm trich Bách khoa toàn thư)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét