Già làng thổi nung và kêu gọi con cháu.
Lễ cúng cổng bon làng (Bư brah mpêr bon) của
người M’nông được tổ chức hàng năm vào khoảng cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch,
trước khi những cơn mưa đầu mùa rơi xuống. Lễ thường được tiến hành trong vòng
1 ngày, tại bên cổng ra vào bon làng. Mục đích của lễ cúng là để cầu cin các thần
mưa gió, thần bão, thần dịch bệnh không gây tai họa cho bon làng trong suốt cả
năm, từ đầu mùa mưa năm nay đến đầu mùa mưa năm sau.
Trước khi tổ chức, già làng thông báo cho
các chủ hộ gia đình đến họp bàn định ngày tổ chức lễ, phân công công việc, định
phần đóng góp của mỗi gia đình.
Định ngày xong, tin sẽ được loan truyền đến
các hộ gia đình ngay sau đó. Sáng hôm làm lễ, mọi người trong bon làng mang
theo gùi, lễ vật, nông sản, hoa quả, và các vật dụng đến tập trung tại nhà già
làng để chuẩn bị cho lễ cúng.
Những "nữ tú" trong buôn giã gạo nấu
cơm.
Già làng chuẩn bị lễ cúng trong tiếng chiêng rộn
rã.
Lúc này, gái làng giã gạo nấu cơm, trai
làng cột ché rượu, đánh chiêng, gùi nước chuẩn bị cho lễ cúng bon làng với
không khí phấn khởi, đoàn kết của dân làng trong buổi lễ. Các lễ vật của lễ
cúng cổng bon gồm có: gạo trắng, mỗi gia đình một nắm, thuốc hút 1 nhúm, một
hòn than củi được nhặt trong bếp bằng tay trái, được quấn một bông vải làm khố
gọi là Sah ônh. Sah ônh được coi là vị thần liên lạc giữa con người với các thần
linh mang lễ vật của con người dâng lên các thần, mong các thần ban cho sự bình
yên giàu mạnh, cho các gia đình và cho cả bon làng.
Dân làng nô nức chuẩn bị lễ vật cúng thần linh
cùng già làng.
Lễ vật gồm một cặp ngà voi và một cặp sừng tê giác
bằng gỗ.
Bên cạnh ché rượu là một con cọp làm bằng gỗ.
Một cặp ngà voi và một sừng tê giác làm bằng
gỗ. Một lá trầu có quét sẵn vôi, một miếng cau. Ba gói bánh nếp gói bằng lá chuối,
3 quả chuối xanh luộc chín, 3 đoạn mía mỗi đoạn 3 đốt, 4 cây nến sáp cắm trên đầu
bốn đoạn cây đóng làm cọc.
Phía trước sạp phên cột một ché rượu giả làm
bằng vỏ quả bầu khô, bên trong đổ đầy trấu, miệng quả bầu cắm 1 quả ống nhỏ làm
cần rượu. Bên cạnh ché rượu giả có dựng tượng một con cọp làm bằng gỗ, ngồi
quay mặt từ trong ra phía ngoài. Người M’nông cho rằng các thần xấu, thần ác
nhìn thấy tượng con cọp sẽ sợ hãi mà bỏ đi, không dám vào quấy phá bon làng.
Phía sau sạp tre, ở giữa hàng rào bon và sạp tre là 1 hàng rào tượng trưng để
ngăn chặn các thần ác vào quấy phá.
Già làng lấy tiết lợn hòa cùng rượu.
Lễ cúng tại cổng bon làng.
Sau khi các lễ vật đã được chuẩn bị xong,
dân làng trong bon đã đến đủ, già làng sẽ bắt đầu tiến hành làm lễ cúng. Già
làng lấy tiết lợn hòa cùng với rượu, cắt ba miếng gan lợn nhỏ, xâu vào một chiếc
que cắm bên bình rượu.
Sau khi đã làm lễ cúng tại cổng bon làng,
già làng và các chủ hộ gia đình lấy rượu pha với tiết lợn mang về nhà mình để
cúng thần giữ nhà Kuăt, thần đá bếp, thần giữ nhà cửa, không cho các thần ác
vào nhà gây rối hoặc làm hại người trong gia đình.
Già làng cùng các chủ hộ trong gia đình lấy
rượu pha với tiết lợn mang về nhà để cúng thần giữ nhà Kuăt.
Với ước muốn cầu chúc cho những người bạn
phương xa, những vị khách quý và các gia đình trong bon làng luôn luôn mạnh khỏe
và hạnh phúc.
Già làng trao vòng
tay cầu chúc sức khỏe cho dân làng.
Trong
không khí hơi se lạnh của những ngày
cuối tháng 3 điểm xuyết làn nắng vàng như rót mật, già làng cùng nam thanh nữ
tú trong bon và du khách vui vẻ thưởng thức hương rượu cần thơm ngọt giữa nhịp
chiêng trầm ấm bồng bềnh. Khung cảnh thanh bình như đưa hồn ta về với dòng
sông, con suối, về với núi rừng đại ngàn, thật thanh thản và bình yên, thật êm
đềm và hạnh phúc...
Hồng Hải (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét