Người Triêng ở miền núi Quảng Nam luôn xem bếp là một
hình ảnh thân thương, nơi sinh sống của các thế hệ trong một gia đình. Và với họ,
sự tồn tại hoặc suy vong luôn ảnh hưởng lớn đến đời sống, lao đống sản xuất,
tín ngưỡng dân gian...của cộng đồng đều có mối quan hệ mật thiết với bếp của họ.
Nằm về phía Nam của dãy Trường Sơn hùng vĩ, giáp với nước bạn
Lào,
trải dài theo trục của sông Thanh và sông Đắk Pring địa hình đã phân chia
vùng cư trú của người Triêng(một nóm địa phương thuộc dân tộc Giẻ Triêng) tạo
thành một hành lang nối liền với các bản làng của các anh em như: Cơtu và Ve
trong vùng. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, người Triêng sống tập trung ở các xã:
La Dêê, Đắk Tôi, La Êê, Đắk Pring, Đắk Pre và một phần của xã TàhBing huyện miền
núi cao Nam Giang với số dân khoảng 3.750 người. Tùy theo thế mạnh và phương thức
sản xuất của từng làng nhưng qui tụ lại có nguồn nước quanh năm không cạn để uống,
sinh hoạt gia đình và canh tác nương rẫy...Hôm nay, đến huyện miền núi Nam
Giang các làng như: Đắk Rế, Đắk Ro ở nơi chót vót họ có thế mạnh về săn bắt và
phát núi làm lúa rẫy, làng Kong Tơ Năng, Đắk Tà Vâng ở thấp có thế mạnh trồng
lúa nước, làng Đắk Ôốc có thế mạnh làm rẫy, trồng trọt hoa màu và chăn nuôi,
làng Đắk Zric trồng trọt và chăn nuôi...
Đến nay, người ta biết đến ở người Triêng có nền văn hóa đặc
sắc là bộ phận không nhỏ góp phần hình thành nên bức tranh tổng thể của văn hóa
các dân tộc thiểu số trên dải Trường Sơn - Tây Nguyên. Xuất phát từ đời sống
lao động sản xuất, sinh hoạt, tín ngưỡng... mà người Triêng sở hữu những nét
văn hóa độc đáo riêng. Chẳng hạn, cái bếp thiêng, và những quan niệm của họ về
thần lửa.
Xưa, người Triêng sống trên những dãy núi cao bằng
nghề săn bắn, hái lượm và chặt, đốt rừng làm nương rẫy, đêm đêm đốt lên những đống
lửa rất to để sưởi ấm và chống lại sự tấn công của thú rừng. Trải qua bao đời
nay, hình ảnh ngọn lửa trở nên quen thuộc, gần gũi và đi vào tâm thức của cộng
đồng người Triêng. Theo quan niệm cổ truyền, người Triêng luôn tin tưởng vào thần
lữa. Trong làng, bất cứ nhà nào cũng phải có bếp lửa đặt ở giữa nhà chính để nấu
ăn hàng ngày, phục vụ cho việc nấu cơm để cúng trong các lễ hội truyền thống
như: lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới, lễ hội Choóc đăil…và ngọn lửa cũng được đốt
lên rực hồng để sinh hoạt, nhảy múa trong các dịp lễ hội. Hình ảnh của bếp là
hiện thân của một vị thần may mắn phù hộ trong gia đình cần phải được tôn thờ.
Bếp thiêng luôn đem lại sự bình yên cho dân làng, mang đến sự hòa thuận, cuộc sống
ấm no hạnh phúc, tạo ra của cải vật chất dồi dào cho mỗi gia đình…
Khi người Triêng chuyển cư hoặc dời làng đến
nơi ở mới, việc di chuyển chỗ ở của người Triêng không tổ chức riêng lẻ từng hộ
mà bắt buộc phải tập trung cả làng theo phán quyết của Hội đồng già làng và
theo truyền thống, bao giờ họ cũng mang những hòn đá làm bếp trước đó để làm bếp
cho nơi ở mới. Bếp lửa gắn liền với đời sống của người Triêng từ bao đời nay.
Ngày nay mặc dù kinh tế phát triển và để phù hợp với môi trường sống mới nhiều
cặp vợ chồng người Triêng sau khi cưới xong đã xin phép cha mẹ hai hai bên gia
đình ra ở riêng và làm nhà riêng để ở nhưng nhìn chung những tập tục liên quan
đến bếp luôn được người Triêng vùng núi Quảng Nam gìn giữ và bảo tồn.
Lan Phiếu (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét