Rạng rỡ, khỏe khoắn, tươi tắn, căng tràn sức sống
và đầy sức quyến rũ - ấy là vẻ đẹp của những thiếu nữ dân tộc thiểu số đã đến với
Ngày hội văn hóa vừa kết thúc ở Đồng Mô.
Ngày
hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" vừa kết thúc tại Đồng Mô (Sơn
Tây, Hà Nội). Đây là hoạt động có ý nghĩa tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc
Việt Nam.
Tham
gia sự kiện có 12 cộng đồng dân tộc đến từ các vùng miền của Tổ quốc: Lạng Sơn,
Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Quảng Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Bình Thuận, Kon
Tum và Lâm Đồng.
Mỗi
dân tộc đều có những phong tục, lễ hội đặc sắc riêng, vẻ đẹp của các thiếu nữ ở
các vùng miền đã để lại một ấn tượng sâu sắc đối với người dân thủ đô cũng như
du khách Quốc tế.
Cùng
chiêm ngưỡng lại vẻ đẹp của các thiếu nữ dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Chăm,
Brâu... tại ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc":
Theo
tập quán, các cô gái Thái từ khi còn rất trẻ đã học làm vải, nuôi tằm, nhuộm sợi.
Hiện nay, những kỹ thuật này đã bị mai một dần. Tuy nhiên, những em gái 12, 13
tuổi vẫn phải học cách dệt vải thêu thùa.
Trang
phục truyền thống của người Thái gồm một váy giống như chiếc “Sà rông” của phụ
nữ Lào và một chiếc áo có hàng khuy bạc trước ngực, mặc vừa sát người. Người
Thái nhuộm mầu vải đen bằng lá cây Chàm để may trang phục. Màu đỏ nhuộm bằng
cánh kiến cũng được sử dụng để dệt những tấm thổ cẩm mà họ gọi là vải “Khuýt”.
Thiếu nữ dân tộc
Mông (Bắc Hà- Lào Cai)
Trang
phục truyền thống của phụ nữ Mông gồm áo xẻ ngực, váy, tấm vải che phía trước
váy, thắt lưng và xà cạp. Áo của người phụ nữ (tiếng Mông là so) có cổ phía trước
hình chữ V, được nẹp thêm vải màu tuỳ thích; phía sau là một bức thêu hình chữ
nhật được trang trí hoa văn rất hài hòa, trang nhã và gắn đồng bạc, tạo âm
thanh vui nhộn cho bộ trang phục.
Thiếu
nữ Brâu. Dân tộc Brâu còn gọi là Brao, cư trú tập trung ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y,
huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Những thiếu nữ của
đồng bào Kor huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Thiếu
nữ người Kor biểu diễn tiết mục múa cầu mưa. Đến với buôn làng đồng bào Kor những
ngày xuân là đến với một không gian văn hóa giàu bản sắc.
Thiếu
nữ Kim Thị Tuyết ở Bình Tiến, Phan Hiệp (Bắc Bình- Bình Thuận) đang múa Âm
dương của người Chăm
Những
chàng trai cô gái người dân tộc Chu- ru (Lầm Đồng) đang múa hát trước lễ hội bắt
chồng
Người
Churu là một trong những dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa đảo ở miền
Nam, có dân số tương đối ít. Với khoảng 10.000 nhân khẩu, người Churu phân bố
trong tỉnh Lâm Đồng và một số ít ở Ninh Thuận, Gia Lai.
Những cô gái dân tộc
Dao (Làng Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh
Lý Quảng Ninh (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét