Đắk
Nông là vùng đất hội tụ và giao thoa nhiều vùng văn hoá truyền thống của các
dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Nơi đây
còn lưu trữ nhiều nét văn hoá
đặc trưng thể hiện qua các lễ hội gắn với đời sống tâm linh của người dân như
là sinh hoạt cồng chiêng, sử thi, văn hoá ẩm thực, các điệu múa dân gian truyền
thống,…
Sự hình thành của cộng đồng đã tạo cho Đắk
Nông nhiều loại văn hoá truyền thống có giá trị. Qua nhiều di chỉ được khai quật
thì các nhà khảo cổ học đã tìm ra được nhiều dụng cụ dùng để lao động như cuốc
nhỏ chân dài, rìu, bôn,…Các dấu tích của trước đây đã cho thấy đời sống sinh hoạt
văn hoá của người xưa. Từ đó chúng ta thấy rằng đời sống tinh thần rất phong
phú và đa dạng như là âm nhạc, trang sức, nghệ thuật trình diễn,…
Bên cạnh đó thì hệ thống lễ nghi phục vụ
cho đời sống tâm linh như là lễ mừng lúa mới, lễ hội mừng mùa, lễ hội ăn cơm mới,
lễ hội kết nghĩa,…. Đồng thời người dân ở đây còn sở hữu một kho tàng văn học
dân gian truyền miệng rất đa dạng như là truyện cổ, cao dao, tục ngữ,…
Không gian văn hoá cồng chiên Tây Nguyên
đã được UNESCO công nhận là một di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2005. Người
dân Tây Nguyên nói chung và người Đắk Nông nói riêng đã tạo nên một giá trị di
sản nhân loại đó. Chỉ có đời sống của con người gắn với núi rừng, dòng sông, với
ngôi nhà dài và chiếc cồng, chiếc chiêng,… thì mới làm nên được sự hấp dẫn
riêng cho không gia văn hoá của Tây Nguyên.
Cồng chiêng và nghệ thuật biễu diễn cồng
chiêng là một trong những nét văn hoá gắn liền với đời sống tín ngưỡng và tinh
thần của người dân vùng cao. Nó được thể hiện qua các nghi thức như là ẩm thực
dân gian, lễ hội,… Cồng chiêng là một loại nhạc cụ với khả năng trình diễn phải
độc lập và có kết hợp với các loại nhạc cụ khác không thể thiếu trong các mùa lễ
hội như quy mô nhỏ một gia đình cũng như cả cộng đồng. Đặc điểm rất nổi bật của
dàn cồng chiêng này là sự kết hợp kinh hoạt giữa những tiết tấu là những âm
thanh của núi rừng của tiếng suối, tiếng thác chảy và tâm hồn của người M’nông.
Đồng bào M’nông có dàn cồng chiêng để cầu
xin và giã bày với thần linh cũng như ứng xử với thiên nhiên, núi rừng. Đó cũng
là của cải vật chất để phân biệt giữa người nghèo và kẻ giàu, là sức mạnh vô
hình được người khác kính trọng.
Mỗi tộc người của vùng Tây Nguyên có mỗi
cách đánh khác nhau để phân biệt giữa các dân tộc. Âm thanh của tiếng cồng mang
đến cho người nghe nhiều cảm xúc rạo rực khiến mọi người tìm đến với nhau để
chung vui.
Vào những ngày lễ hội với những vòng nhảy
múa quanh đóng lửa và bình rượu cần, hoà với không gian ấy là tiếng cồng chiêng
vang vọng khắp núi rừng.
Trong kho tàng văn học và văn hoá của Việt
Nam thì sử thi của người M’nông có một giá trị văn hoá hết sức đặc biệt. Đó là
một món ăn tinh thần không thể thiếu và còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Sử
thi M’nông được tạo từ hàng trăm câu văn có vần điệu và là một thể loại văn học
truyền miệng có những câu chuyện mang đầm tính chất thần thoại về các hiện tượng
của tự nhiên và những nhân vật lịch sử.
Hát và kể sử thi trở thành một nhu cầu
không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người M’nông. Có người nghệ nhân
có thể nhớ đến hàng vạn câu sử thi, học còn có giọng hát hay và tiết tấu độc
đáo để lưu truyền cho tới ngày nay.
Nghệ thuật hát kể sử thi rất thu hút khách
du lịch đến nghe, đặc biệt vào mùa lễ hội. Tuy chưa có định hình rõ ràng nhưng
nó có một ẩm hưởng và làn điệu mượt mà gắn liền với đời sống hằng ngày.
Nhạc cụ của người M’nông rất độc đáo về âm
điệu cả chức năng. Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt
cũng như lao động của người dân hằng ngày. Các nhạc cụ được làm bằng gỗ, tre nứa,
sừng, vỏ bầu, đá,… Du làm bằng vật liệu gì nhưng những nhạc cụ ở đây rất là độc
đáo. Họ dựa vào đôi ta để xác định được độ trầm bỗng của từng loại nhạc cụ. Mỗi
loại nhạc cụ lại đi kèm với một câu chuyện và một hoàn cảnh khác nhau. Có loại
thì dùng ở nương rẫy, có loại thì đánh trong lễ hội hoặc có loại chỉ dùng để
bày tỏ tình yêu đôi lứa, có loại xua đuổi thú rừng, có loại lại dùng để giải trí,…
Hình ảnh nội tuyến 1
Đắk Nông là vùng đất hội tụ và giao thoa
giữ nhiều nền văn hoá cả về vật chất lẫn tinh thần. Các lễ hội vẫn còn lưu giữ
cho đến ngày nay như là lễ hội mừng lúa mới, lễ hội rượu cần, lễ hội trưởng
thành,… Lễ hội đã tạo nên niềm hứng khởi và náo nức của con người và sức lan toả
trong cộng đồng. Với quan niệm là vạn vật hữu linh thì đồng bào M’nông lại có
những nghi lễ như là lễ vòng đời hay lễ nông nghiệp. Thông qua lễ hội đó để người
dân tộc M’nông cầu xin lên Yàng mang lại
những điều tốt lành cho buôn làng. Tất cả đều tạo nên nhiều nét văn hoá truyền
thống truyền lại từ ông cha ngày xưa với núi rừng Tây Nguyên
Thúy Hường (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét