Tổng Quan Dân Tộc Gié Triêng (Hoàng Hải)

1.    Vài Nét Về Dân Tộc Gié Triêng
Dân số : 50.962 người (2009)
Ngôn Ngữ: thuộc hệ ngôn ngừ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn – Khơmer.
Tên gọi khác: Cà Tang, Đgiéh, Ta Reh, Giang Rẫy, Pin, Triêng, Treng, Ta Liêng, Ve, La-Ve, Bnoong
Nhóm địa phương: Gié (Gié), Triêng (T’riêng), Ve, Bnoong (Mnoong)
Địa bàn cư trú: Kon Tum, Quảng Nam, Đắk Lắk

Địa bàn cư trú
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Gié Triêng ở Việt Nam có dân số 50.962 người, cư trú tại 29 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Gié Triêng cư trú tập trung tại các tỉnh: Kon Tum (32.644 người, chiếm 62,1% tổng số người Gié Triêng tại Việt Nam), Quảng Nam (19.007 người, chiếm 37,3% tổng số người Gié Triêng tại Việt Nam), ngoài ra còn có tại Đắk Lắk (78 người) và một số ít ở các tỉnh khác.
2.    Kinh Tế Truyền Thống
2.1.    Trồng trọt
Người Gié – Triêng sinh sống bằng nghề nương rẫy, với cây trồng chính là lúa, ngô, sắn và một số loại cây có củ khác.
Chăm sóc lúa trên rẫy
Rẫy chia thành hai loại: mir và pôh. Với rẫy mir trên đất dốc đồng bào chỉ canh tác 2 – 3 năm rồi bỏ hóa từ 8 – 10 năm, cho rừng đủ thời gian tái sinh, sau đó lại canh tác. Còn đối với rẫy pôh trên đất bằng phẳng, nằm ven các dòng sông, suối. Đây là loại nương rẫy canh tác ổn định. Trên rẫy pôh đồng bào trồng luân phiên nhiều loại cây khác nhau trong năm: lúa, ngô, khoai và một số loại cây trồng ngắn ngày khác.
Để sản xuất, công việc chọn đất làm nương rẫy là khâu đầu tiên quan trọng. Cũng như nhiều dân tộc phát rừng làm nương khác, người Gié – Triêng thường chọn rừng rậm lâu năm (rừng già), độ dốc thấp để phát nương. Trong rừng rậm lâu năm thường đất tơi, xốp, có nhiều mùn do lá cây mục nát để lại. Loại đất này có thể trồng nhiều loại cây khác nhau. Mảnh rừng đã chọn thuộc địa phận đất của làng, được phát quang một đám nhỏ, cắm một cành cây ở đỏ để đánh dấu quyền sở hữu của người đã chọn. Theo tập quán, khi đất đã đánh dấu quyền sở hữu thì người khác không được tranh giành. Nểu có người vi phạm tập quán này thì dân làng lên án người vi phạm đó. Lên án vi phạm bằng dư luận, nhưng rất hiệu quả, vì vậy hầu như không có sự tranh chấp quyền sớ hữu đất làm rẫy.
Công cụ sản xuất chủ yểu là chiếc xà gạc, rìu, cuôc. Những công cụ này đều được làm bằng sắt. Người Gié – Triêng không tự làm được công cụ sản xuất, mà họ phải mua công cụ do người Xơ Đăng sản xuất.
Đồng bào Gié – Triêng có nhiều kinh nghiệm chọn cây trồng cho phù hợp với loại đất. Rẫy mới phát đất còn nhiều màu mỡ, thường được chọn để trồng lúa. Khi đất đã bạc màu thì người ta hay trồng ngô và sắn.
Lúa rẫy của người Gié – Triêng có nhiều loại: lúa tẻ và lúa nếp. Đồng bào trồng chủ yếu là loại lúa tẻ. Lúa tẻ có các loại phổ biến là: măng nay, măng cha, măng mắt, măng luông xó, măng che, măng chook, măng hook. Lúa nếp ngày nay ít trồng bởi vì năng suất thấp, đòi hỏi đất nhiều màu mỡ, tốn nhiều công chăm sóc. Lúa nếp được sử dụng làm rượu cần và làm bánh đook (bánh gói không nhân, có hình như con ốc vặn) để ăn tết. Đồng bào thường trồng ngô trên những đám rẫy hẹp, chạy dọc theo bờ suối. Ngô có nhiều loại, phổ biến nhất là hai loại: ngô trắng (bo book) và ngô đỏ (bo nhoong). sắn được trồng trên những mảnh nương dốc; khoai được trồng trên những đám pôh sau khi thu hoạch lúa. Khoai lang có hai loại: m ‘lang book và m ‘lang doan. M’lang book là loại khoai được trồng có truyền thống ở trong vùng, khoai vỏ trắng, cho củ to; ăn không ngon, nhưng cho năng suất cao. Người Gié – Triêng dùng loại khoai này chủ yếu để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Khoai m ‘lang doan vỏ tím, củ nhỏ, ăn ngon được đồng bào ưa thích. Loại khoai này mới được du nhập từ vùng khác đến. Theo tiếng Gié – Triêng, doan có nghĩa là người Kinh. Khoai nr lang doan có nghĩa đen là khoai lang Kinh. Khoai môn cũng được trồng khá phổ biến trong vùng, có khoai củ tròn, có khoai củ dài, có loại củ rất to. Những loại khoai được đồng bào Gié – Triêng trồng đều cho sản lượng khá cao, có gốc được 15-20 kilôgam củ.
Quế là cây trồng đặc thù của dân tộc Gié – Triêng ở tỉnh Ọuảng Nam (huyện Phước Sơn). Đồng bào trồng quế nhằm mục đích trao đổi buôn bán chứ không phải do nhu cầu tự túc tự cấp.
Đồng bào Gié – Triêng trồng bông trên những đám rẫy gần nhà. Mùa trồng bông là tháng 5 và thu hoạch vào tháng 10. Người Gié – Triêng hầu như ít trồng rau ăn.
2.2.    Chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc, gia cầm như: trâu, bò, lợn, gà ở đồng bào Gié – Triêng chưa được chú ý lắm. Mục đích chính của chăn nuôi là phục vụ cho việc cúng bái, nghi lễ cúng giàng theo phong tục, chứ sản phẩm của chăn nuôi chưa được tính vào phục vụ đời sống, vào bữa ăn hàng ngày của người dân. Trước đây người Gié – Triêng có phong tục người chủ chăn nuôi có toàn quyền bán cả con vật nuôi của mình, hoặc đem đổi lấy hàng cần thiết cho gia đình, không cần hỏi chủ làng và không có lệ phí gì cho dân làng, chủ làng. Nhưng nếu giết thịt con vật nuôi lớn (trâu, bò, lợn, dê) thì phải chia đều cho dân trong làng.
2.3.    Khai thác tự nhiên
Sinh sống trong môi trường rừng núi rậm rạp, nhiều cây rừng, nhiều động vật hoang dã, đồng bào dân tộc Gié – Triêng đã tận dụng khai thác các nguồn lâm, thổ sản và săn bắn thú rừng lấy thịt bổ sung cho nguồn sống. Đối tượng khai thác chính là các loại rau rừng, măng tre (băn% le), măng nứa (băng doi), măng lồ ô (băng ớ); các loại nấm (sek ta, sếk kế, sếk kria, sếk su/, sếk so), các loại trái ngọt (pay tát), trái đẳng (pay mi lung), chuối, mật ong và các loại cây có củ, có bột khác. Một số trường hợp, vào rừng gặp cây có củ, có bột chưa đến độ khai thác, đồng bào đánh dấu khẳng định quyền sở hữu, rồi tiếp tục theo dõi chờ đến lúc thu hoạch được thì lấy về.
Đồng bào Gié – Triêng còn tổ chức săn bắn muông thú để bảo vệ mùa màng, kết hợp kiếm thịt cải thiện bừa ăn. Nương rẫy được khai phá ở trong rừng, khi mới gieo hạt và lúc sắp thu hoạch, có rất nhiều chim muông, thú rừng đến ăn hạt, cho nên việc canh giữ nương lúa, nương ngô là một nhu cầu khách quan, bắt buộc phải Làm. Vào thời điểm khi lúa trổ bông, khoai ra củ, ngô có bắp, đồng bào phải làm lều ở trên nương. Suốt ngày đêm, có người ngồi trên lều để tạo ra tiếng ồn ào: gõ mõ, hò hét khi có dấu hiệu có thú đến phá hoại cây trồng trên nương. Người gác nương thông thường là đàn ông – thanh niên, có trang bị vũ khí thô sơ (chiếc nỏ) để diệt thú. Nỏ được làm bằng một loại gỗ tốt, tên làm bằng tre già, có tẩm thuốc độc và không tẩm thuốc độc. Đồng bào Gié – Triêng cho rằng, làm một nương mà canh giữ được còn hơn làm nhiều nương mà không canh giữ được, bị muông thú phá hoại. Ngoài việc làm lều canh nương, đồng bào Gié – Triêng có hai hình thức săn thú rừng: săn cá nhân và săn tập thể. Săn cá nhân được thực hiện vào ban đêm. Người đi săn thường trang bị súng, đèn ló, đi đến những nơi thường có nhiều thú để soi. Nếu gặp con thú thì dùng súng hạ gục. Khi đi săn cá nhân, những người đi săn ngồi chờ ở chỗ con thú hay đi qua. Khi con thú đi qua, người đi săn nhanh chóng dùng súng bắn hạ nó. Săn tập thể là cách săn nhiều người. Khi có dấu hiệu con thú xuất hiện ở một khu rừng nào đó gần làng, thanh niên trai tráng trong làng cùng một số nam trung niên tổ chức đi săn tập thể. Dân làng bao vây cánh rừng có con thú, hò reo, gõ mõ, tạo tiếng ồn ào, ầm ĩ, đuổi dồn con thú, con thú đuối sức không chạy đâu thoát được, bị người săn đâm chết. Những cuộc săn tập thể thường nhằm mục tiêu giết được một con thú, nhưng nhiều thú rừng sợ, chạy thoát khỏi vòng vây, sau này không dám quay trở lại cánh rừng đó nữa. Thành quả thu được chia đều cho mọi người tham gia đi săn. Những người Gié – Triêng sinh sống ở ven sông, suối cũng thường xuyên đánh bắt cá ở sông, suối để ăn.
Nhìn chung khai thác tự nhiên gắn với môi trường rừng núi, sông suối và giữ vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào.
2.4.    Ngành nghề thủ công
Làm gốm (Ảnh minh họa)
Đồng bào Gié – Triêng thưòng làm các nghề thủ công vào mùa nông nhàn. Có nghề mang tính tự túc tự cấp như nghề dệt, đan lát; nhưng cũng có nghề mang tính buôn bán như nghề đãi vàng trên sông Đắc Pét. Đại bộ phận cư dân sinh sống ở ven sông Đắc Pét (Dục Nông, Đắc Long, Đắc Pét) có truyền thống làm nghề đãi vàng và nghề này
mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho đồng bào. Dụng cụ đãi vàng là cái vanẹ – một cái đĩa mỏng bằng gỗ, có đường kính từ 18 – 25cm, lòng đĩa sâu dần từ vành ngoài vào trong, tạo thành hố nhỏ để hạt vàng lắng xuống. Vàng đãi được đựng vào một cái hộp. Trước đây, trung bình mỗi ngày mỗi người đãi được từ 3 đến 10 hạt vàng. Đồng bào dùng vàng đãi được để trao đổi với các thương lái từ xa đến, chủ yếu là thương lái từ Lào sang.
Người Gié – Triêng có truyền thuyết nói về nghề gốm như sau: ngày xưa người Gié – Triêng không biêt nấu nướng. Thú vật săn bắn được, sản phẩm thu hái được đều ăn sống, do vậy con người mắc bệnh chết dần, chết mòn. Jàng thấy vậy thương xót mới bày cho người Gié – Triêng lấy đất nặn và phơi khô làm nồi nấu nướng, làm ché đựng rượu, về sau thần lại bày tiếp cho họ lấy lửa nung nồi, ché. Bà Y Đông ở làng Đăc Moóc, là người được thần bày cho cách làm nồi, làm ché, cho nên ngày nay bà Y Đông được dân tộc Gié – Triêng tôn thờ là bà tổ của nghề gốm. Ở dân tộc Gié – Triêng, nghề gốm khá phổ biến. Sản phẩm gốm của người Gié – Triêng ở Đăc Pét đã cung câp hầu hết cho nhu cầu của cư dân trong vùng.
2.5.    Trao đổi, mua bán
Kinh tế của dân tộc Gié – Triêng là kinh tế tự túc, tự cấp. Tuy nhiên bên cạnh đó đã xuất hiện một số nông sản làm ra với mục đích để bán. Những sản phẩm đó là: sản phẩm quế, đồ gốm, vàng sa khoáng.
Cây quế được trồng nhiều ở huyện Phước Sơn. Đồng bào trồng quế hoàn toàn theo nhu cầu thị trường quế. Nghề làm gốm cũng được sản xuất do đòi hỏi của thị trường. Vàng sa khoáng thu nhặt được qua các mùa đãi vàng đều được đem bán cho khách hàng. Ngoài ra người Gié – Triêng có quyền bán nương rẫy của mình cho người khác.
3.    Văn hóa truyền thống
3.1.    Làng (plây)
Đồng bào tập trung ở làng để tham gia một lễ hội
Người Gié – Triêng chọn đất dựng làng trên khu đất rộng rãi, cao ráo, sẵn đất sản xuất, gần nguồn nước. Làng của dân tộc Gié – Triêng nhỏ, mỗi làng có chừng 10-15 nóc nhà. Làng tuy nhỏ, nhưng cũng được quy định rõ ràng về ranh giới đất đai của làng. Trong đất thuộc phạm vi làng cũng có đất công và đất tư. Đất công là đất thuộc phạm vi làng nhưng

chưa được khai phá thành nương rẫy của gia đình nào, dòng sông chảy qua địa phận làng. Đất công được sử dụng chung vào việc chăn thả đại gia súc, thu hái lâm thổ sản, lấy gỗ làm nhà, lấy củi đun, con gái lấy củi để dự trữ khi lấy chồng. Đất công cũng là đất dự trữ dành cho sự phát triển của làng. Khi dân làng đông lên có nhu cầu làm thêm rẫy, có nhu cầu làm thêm nhà thì sử dụng đất công đó. Tuy nhiên cũng chỉ những người sinh sống ở trong làng mới có quyền sử dụng đất công của làng. Đất tư là đất đã được người trong làng khai thác sử dụng: đất làm nhà, đất làm rẫy trồng lúa, trồng bông, trồng quế…
Làng của dân tộc Gié – Triêng thường chỉ có riêng dân tộc Gié – Triêng cư trú. Các ngôi nhà trong làng được xây dựng theo kiểu thành hàng (ró). Các hàng có thể song song, đối diện nhau theo kiểu đường phố, hoặc tạo thành vòng tròn bao quanh ngôi nhà rông. Nhà rông là trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần của làng, được dựng ở giữa làng. Những nam thanh niên đến tuổi trưởng thành, đáng tuổi lấy vợ mà chưa có vợ thì buổi tối ra ngủ ở nhà rông, ở nhà rông họ được nghe kể truyện cổ tích, truyện lịch sử dân tộc và học nghề đan lát… Có thể nói nhà rông, sinh hoạt nhà rông là môi trường góp phần hình thành nhân cách của con trai Gié – Triêng cả khía cạnh lao động và khía cạnh xã hội.
Mỗi làng của người Gié – Triêng gồm nhiều nhà lớn (khui) họp thành. Thông thường người đứng đầu khui cũng là người đứng đầu dòng họ (choong). Những choong này tập hợp lại thành một tổ chức gọi là welmi (hội đồng) đê giải quyết công việc của làng. Những thành viên khác của welmi thường là các cụ già có uy tín (krạ). Krạ là người đại diện các gia đình lớn, do các gia đình đó cử ra. Người Gié – Triêng rất tôn trọng ý kiến của những người hiếu biết phong tục tập quán, có kinh nghiệm sản xuất và có tài ngoại giao, tài ứng xử bênh vực cho dân làng. Welmi còn là toà án luật tục, thay mặt dân làng xử lý các vi phạm luật tục. Biện pháp phạt thường tính bằng hiện vật. Những hiện vật hay phải nộp phạt là chiêng, ché để bù cho người bị hại, một số gia súc và rượu để tạ lỗi thần linh, sau đó khao dân làng.
3.2.    Nhà ở
Nhà ở của người Gié – Triêng trước đây là ngôi nhà lớn (khui). Mồi khui lại ngăn thành từng gian cho từng gia đình nhỏ (mủi). Dân tộc Gié – Triêng có hai loại nhà: nhà sàn và nhà đất. Nhà sàn thường chỉ cao hơn mặt đất khoảng 0,8 đến lm. Trên sàn nhà là người ở, còn dưới gầm sàn thường để củi. Nhà nào dưới gầm sàn nhiều củi là nhà đó có con gái chăm chỉ làm ăn. Loại nhà này phân bố ở vùng Đắc Choong, Mương Hoong (xung quanh núi Ngọc Linh). Nhà đất được dựng nhiều ở phía nam huyện Đắc Giây. Nhà đất thường có chiều dài khoảng 30 – 40m. Cách bố trí bên trong hai loại nhà không có sự khác nhau: chia thành các ngăn cho các gia đình nhỏ sử dụng làm buồng ngủ và bếp. Một số công cụ lao động như: rìu, xà gạc để ở ngay trong bếp.
Trước kia, ở vùng Xóp Nghét, Mường Hoong, có loại nhà rất dài. Mỗi ngôi nhà đồng thời là một làng, trong đó có gian chung dành cho khách mọi thành viên và các gian nhỏ dành cho từng gia đình nhỏ. Hiện nay loại gia đình này không còn tồn tại nữa.
3.3.    Gia đình
Gia đình người Gié – Triêng là gia đình phụ quyền, nhưng không hoàn toàn phụ hệ. Ở đây có điều khác với các dân tộc xung quanh là các con trai và con gái của dân tộc Gié – Triêng lại mang hai họ khác nhau: con trai mang họ bố, con gái theo họ mẹ.
3.4.    Trang phục
Người Gié – Triêng tự túc trang phục từ khâu trồng bông dệt vải đến khâu may thành trang phục. Đồng bào ăn mặc đơn giản: nam giới đóng khố, phụ nữ mặc váy. Họ ở trần là chính. Khi thời tiết trở lạnh, đồng bào khoác thêm tấm mền mỏng.

3.5.    Trang sức
Trang sức của người Gié Triêng khá cầu kì với những khuyên tai và vòng tay được chế tác từ bạc với những nét chạm khắc kết hợp với những hoa văn được tạo nên từ những sợi tơ lụa.

Hoàng Hải (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét