Khi những bông lúa trữu bông được thu hoạch thì bà con dân tộc Kháng náo nhiệt chuẩn bị cho lễ mừng cơm mới. Lễ được tổ chức có quy mô nhỏ, trong phạm vi gia đình nhưng mang
tính cộng đồng cao vì các gia đình trong
bản đều tổ chức và đều có sự tham gia của các gia đình còn lại.
Lễ hội Mừng Cơm Mới dân tộc
Kháng bản Huổi Tao thường được tổ chức vào một ngày nhất định trong năm. Trước
đây, do giống lúa cũ, thời gian sinh trưởng dài và do khí hậu nên lúa nương được
trồng muộn khoảng tháng 5 – 6, thường gặt vào tháng 10 dương lịch nên Lễ hội Mừng
Cơm Mới thường được tổ chức vào tháng 10.
Hiện nay, giống lúa mới ngắn ngày hơn
và do thời tiết thay đổi, khí hậu nóng hơn nên lúa được trồng sớm, khoảng cuối
tháng 4- đầu tháng 5 là phải trồng xong (theo đồng bào, nếu trồng muộn hơn thường
không được ăn) nên lúa gặt sớm hơn, cuối tháng 8 đầu tháng 9 là lúa đã chín, vì
vậy lễ mừng cơm mới cũng theo đó mà được tổ chức sớm hơn.
Chuẩn bị lễ mừng cơm mới
Độc đáo lễ mừng cơm mới của dân tộc
Kháng
Tuỳ theo từng gia đình để chọn
ngày tổ chức lễ mừng cơm mới cho phù hợp với gia đình mình, chọn ngày đẹp,
không tổ chức vào ngày kiêng cữ của gia đình như ngày mất của ông bà, bố mẹ,
người thân trong gia đình. Khi thấy lúa trên nương nhà mình đã chín thì tổ chức
lễ mừng cơm mới sau đó tiến hành gặt lúa nương.
Lễ hội Mừng Cơm Mới là nghi lễ
nông nghiệp có tính chất tâm linh nhưng mang ý nghĩa tốt đẹp của một cộng đồng
tộc người sống trên một địa bàn. Đây là lễ nghi, là nhu cầu tâm linh của người
dân trong bản trước vòng quay của mùa vụ, cám ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ, đã
“trông nom” nương rẫy để có một vụ mùa bội thu, cầu mong mùa tới lại tiếp tục
được mùa.
le mung com moi cua nguoi si
la 001 Độc đáo lễ mừng cơm mới của dân tộc Kháng
Là lễ hội mang tính chất gia đình nhưng có sự
tham dự của họ hàng, đại diện các gia đình trong bản cùng nhau vui vẻ sau một năm lao động vất vả. Trước
đây, chưa theo tết cổ truyền dân tộc thì đây được coi là tết của người Kháng.
Đây là một lễ hội nông nghiệp
nên lễ vật dùng để cúng chủ yếu là các sản vật được trồng từ nương rẫy. Khi làm
nương, người Kháng thường làm một đám nương nhỏ, gieo lúa trước để lúa chín trước
vừa dùng để cứu đói, vừa dùng làm lễ vật trong Lễ hội Mừng Cơm Mới. Khi lúa ở
đám nương này chín thì người ta gặt về, chế biến chuẩn bị các lễ vật cho Lễ hội
Mừng Cơm Mới. Ngoài ra, người ta ra suối quăng chài lấy cá săn bắt côn trùng,
thú rừng về để chế biến các món làm đồ lễ. Trên mâm càng nhiều loại đồ lễ thì
được coi là càng có hiếu với ông bà, tổ tiên.
Mạc Quang Khải (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét