Theo
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hrê ở Việt Nam có dân số 127.420
người, cư trú tại 51 trên tổng số 63
tỉnh, thành phố. Người Hrê cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Ngãi (115.268
người, chiếm 90,5% tổng số người Hrê tại Việt Nam), Bình Định (9.201 người),
Kon Tum (1.547 người), Đắk Lắk (341 người), Gia Lai (128 người)[1].
Đặc điểm kinh tế
Người Hrê làm lúa nước từ lâu đời, kỹ thuật
canh tác lúa nước của người Hrê tương tự như vùng đồng bằng Nam Trung bộ và
làm nương rẫy trồng các loại lúa rẫy, mì, chối... Người Hrê chăn nuôi
trước hết nhằm phục vụ các lễ cúng bái, riêng trâu còn được dùng để kéo cày, bừa.
Nghề đan lát, dệt khá phát triển, nhưng nghề dệt đã bị mai một qua mấy chục năm
gần đây.
Từ khi đất nước phát triển đi lên, nền
kinh tế chủ lực của người H're trồng mi, mía,keo đã tạo nhiều đổi mới cho sự
phát triển kinh tế cộng đồng xã hội và hộ gia đình.
Tổ chức cộng đồng
Trong làng người Hrê, "già làng"
có uy tín cao và đóng vai trò quan trọng. Dưới thời phong kiến người Hrê nhất
loạt đặt họ Đinh, gần đây một số người lấy họ Nguyễn, Hà, Phạm... Hình thức gia
đình nhỏ rất phổ biến ở dân tộc Hrê.
- Họ Đinh. Ngày xưa dưới sự đô hộ của thực
dân pháp xâm lược, người dân H're phải làm sâu, đi Đinh lao động nghĩa vụ hành
năm cho thực dân pháp; trong danh sách lập Đinh1, Đinh2 kiểm công lao động; với
tên gọi đó lâu ngày mỗi người dân H're được có cái hộ Đinh như bây giờ.
- Họ Phạm. Để thể hiện lòng tôn kính và
trung thành với cố thủ tướng Phạm Văn Đồng là người con cách mạng ưu của đất Quảng
Ngãi người H're Ba tơ và Tư Nghĩa đã lấy họ Phạm như bây giờ.
- Còm các họ Nguyễn, Lê, Trần, Hà..Ha.. Là
xuất phát trong thời kỳ chống Pháp, Nhật, Mỹ nhiều người con cách mạng H're hoạt
động bí mật nằm vùng phải sửa họ và tên để đảm bảo bí mật.
Công đồng người H're ở theo từng
làng, bản (Pờ-Lây) hay (Ngùng), người H're sống rất hòa thuận trong
bản làng, nước uống chung giếng, chung máng nước, nhà này cách nhà
kia không có hàng rào để phân biệt đất riêng hộ gia đình.
Văn hóa
Người Hrê cũng có lễ đâm trâu như phong tục
chung ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Người Hrê thích sáng tác thơ ca, ham mê ca hát
và chơi các loại nhạc cụ. Ka-choi và Ka-lêu là làn điệu dân ca quen thuộc của
người Hrê. Truyện cổ đề cập đến tình yêu chung thủy, cuộc đọ tài trí giữa thiện
và ác, giàu và nghèo, rất hấp dẫn các thế hệ từ bao đời nay. Nhạc cụ của người
Hrê gồm nhiều loại: đàn Brook, Ching Ka-la, sáo ling la, ống tiêu ta-lía, đàn ống
bút của nữ giới, khèn ra-vai, ra-ngói, pơ-pen, trống... Những nhạc cụ được người
Hrê quí nhất là chiêng, cồng, thường dùng bộ 3 chiếc, hoặc 5 chiếc, với các nhịp
điệu tấu khác nhau.
Ngày xưa người H're sống bằng tự cung, tự
cấp những món hàng trao đổi buôn bán là dùng bằng nồi bung, nồi bảy (Ca - Bung,
Ca -Bê) hay trâu, ché, ruộng và lúa.
Bản sắc của người H're cuộc sống
cộng động cũng gắn liền với cây tre, cây cau, lá trầu như dân tộc
Kinh. Con vật hoang giả được người dân H're sùng bái tôn trọng nhất là
con chó sói (Cọ-Ziêng); người H're không bao giờ ăn thịt chó sói, nếu
lên rừng làm nương rẫy, hay đi săn bán gặp chó sói người H're đều
không săn chó sói, nếu gặp chó sói bị nạn người H're sẽ cứu giúp.
- Cưới hỏi:
Dưới thời phong kiến người H're thực hiện
gia chủ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, hai bên gia đình có con trai, con gái hứa hẹn
sẽ gả con cho nhau được goi là (Pờ-roi). Việc cưới hỏi này chủ yếu tìm người về
làm dâu, làm rể là để lao động giúp gia đình. Đôi khí có những anh tràng được
cha mẹ bắt lấy vợ tuổi còn nhỏ, cô dâu lớn hơn chú rể 5, 7 tuổi. Trước đây người
H're mà gàu có và quyền lực họ được phép lấy nhiều vợ. Đám cưới tổ chức phụ thuộc
vào từng điều kiện kính tế gia đình hộ; bà con đi đám cưới chủ yếu là mang rươu
và gạo đưa cho gia đình đám cưới. Người H're không phân biệt trai hay gái họ rất
bình đẳng, trong việc chia của cải cha mẹ cho con cũng bình đẳng; cũng như
hôn nhân gia đình không quan niệm (Thuyền theo lái, gai phải theo chồng và
cũng không đối xử mẹ chồng nàng dâu trong thời phong kiên).
Trước đây người H're rất hiếu khách
đến nhà thăm chơi, họ rất niềm mở mời cơm; phong tục tiếp khách cũng
là miếng trầu, rượu, thuốc lá, nước trè.
Tinh thần của người H're họ sống rất
lạc quan, yêu đời một khi đã thân thiết họ rất thành thật và chung
thành trong cuộc sống; nhưng nếu ai đó làm cho họ bị thất vọng, thì
khó lấy lại được niềm tim với họ, vì lòng tự trọng và ty khác cao.
- Tổ chức ma chay:
Khi bản làng (Pờ-Lây) có người mất
bà con xa gần được thông báo đến viếng người mất, mang theo chiếu,
vãi, rượu tùy theo điều kiện kinh tế của mối gia đình đến viếng. Khi
đặt người mất vào quan tài không đậy nắp ngồi xung quanh quan tài là
con cháu và người thân khóc, cách khóc của người H're (khóc gọi là:
moi) có theo giai điệu, nhằm kể lễ công lao của người chết khi còn
sống và chia sẽ tình cảm cho con cháu, anh em làng xóm gần xa. Mỗi
người đến viếng được anh em trong gia đình đưa một ly rượu để uống
phép một ít, còn lại đổ vào trai rượu hay ché để bên canh quan tài
thể hiện lòng thương nhớ việc chia tay với người chết. chôn mộ (người
chết) tại Ka-Rầng; đào huyệt đầu người chết được đặt lên núi, chân
quây về mặt thấp như suối, sông, ruông....Di quan đưa người chết đi chôn
chân đi trước, hạ quan tài mở ra lần cuối để bà con, họ hàng nhìn
lần cuối và được xem mặt trời cuối cùng, mỗi người đi viếng chôn bỏ
một nắm đất và gom những que cây khô nhỏ làm thành bó củi nhỏ bằng
nắm tay, cho người chết về thế giới bên kia có củi để đốt, một phần
củi để nộp lại cho âm phủ khi mới đến. Ngày xưa ngôi nhà mộ được
chôn bốn cây cột lõ (Ké) nhà mồ có mái lợp tranh và gắn với đầu
con trâu đã cúng cho người mất; các tài sản chia cho người mất mang
theo như Chiêng, ché, nồi bung, đục thủng đáy chôn xung quanh mộ. Lễ
cúng hàng năm cho đã khuất người H're không dẩy mộ tại Ka-Rầng. nơi
Ka-Rầng là nơi linh thiêng không được ai đến phá chặt cây tại Ka-Rầng.
Nhà cửa
H'rê xưa ở nhà sàn dài. Nay hầu như nhà
dài không còn nữa. Nóc nhà có hai mái chính lợp cỏ tranh, hộ gia đình nào giàu
có thì họ lợp mái nhà dày 35 cmđến 40 cm, độ bền có thể lên đến 15
-20 năm; hai mái phụ ở hai đầu hồi thụt sâu vào trong hai mái chính. Mái này có
lớp ngoài còn thêm một lớp nạp giống như ở vách nhà. Chỏm đầu đốc có "bộ sừng"
trang trí với các kiểu khác nhau. Vách, lớp trong bằng cỏ tranh, bên ngoài có một
lớp nẹp rất chắc chắn. Hai gian đầu hồi để trống.
Bộ khung nhà kết cấu đơn giản giống như
nhà của nhiều cư dân khác ở Tây Nguyên.
Trong nhà (trừ hai gian đầu hồi) không có
vách ngăn. Với nhà người Hrê còn có đặc điểm ít thấy ở nhà các dân tộc khác: thường
thì nhà ở cửa mặt trước hoặc hai đầu hồi. Mặt trước nhà nhìn xuống phía đất thấp,
lưng nhà dựa vào thế đất cao. Người nằm trong nhà đầu quay về phía đất cao.
Nhưng với người Hrê thì hoàn toàn ngược lại.
Gian hồi bên phải (nhìn vào mặt nhà) (A)
dành cho sinh hoạt của nam và khách. Gian hồi bên trái (C) dành cho sinh hoạt của
nữ. Giáp vách gian hồi bên phải đặt bếp chính. Gian chính giữa đặt bếp phụ.
Gian giáp vách với gian hồi bên trái đặt cối giã gạo. Trước đây người H're
muốn làm được ngôi nhà sàn cho mình thì phải chặt cây góp dần gần
03 năm; dây dùng để buộc nhà chủ yếu bằng mây (si-ry) phần gầm sạp
nhà thì buộc bằng dây Chiều (si-K-ruột); phần sàn nhà và tường nhà
dùng cây tre đập bẹp ra, buộc nẹp chắc. Tuy tường nhà
Trong ngôi nhà Người H're chọn một cây cột
nhà chính ở giam giữa làm cột chính để thời cúng hàng năm họ buộc cây cúng
vào; người H're quan niệm cây cột chính này như sự vận mệnh cả gia chủ nhà và
gia đình. Điểm đặt cối giả gạo trong nhà gần bếp hay ngoài trái nhà sau; Người
H're rất chú trọng việc đặt cối giả gạo. Ngày xưa mỗi lần con trai đi săm trên
rừng hay đi bộ đội ra chiến trận thì người mẹ chỉ cho con trai đi ra cửa nhà
sau phía bếp và người mẹ lấy cái chổi bỏ vào trong cái cối giả gạo đọc cầu nguyện
may mắn cho con trai và quét lên người con xong, người con đi luôn cửa sau và
không cho ngoảnh mặt nhìn lại. Người H're ngày xưa rất kiêng kị khi khách đến
nhà đứng trên bậc thang không vào, hay vào nhà ngồi trên khung cửa vào nhà
chính.
Phong tục người H're trước đây họ tâm niệm
thần linh khác năng; nên mỗi gia đình họ điều có các sản vật lạ để trong nhà như:
Đầu chim Tù Thịt (Chim Lợn), đầu con mèo, đầu chim Cú Mèo và đầu con chó để khô
treo trên giàn bếp và cất kỷ, chỉ chủ nhà mới được đụng đến. Người H're quan niệm
có những cái đầu của các con vật trên để trong nhà là nương rẫy không bị các
vật hoang giã trên rừng phá hoại mùa màng và có ai đó ác ý thù (cúng) thành
viên gia đình thì linh hồn của các đầu thú kia đi thay cho linh hồn gia chủ,
gia đình luôn tránh được sự đau ốm, chết chóc.
Trang phục
Có biểu hiện giống người Kinh. Có cá tính
tộc người song không rõ nét. Trước kia đàn ông Hrê đóng khố, mặc áo cánh ngắn đến
thắt lưng hoặc ở trần, quấn khăn; đàn bà mặc váy hai tầng, áo 5 thân, trùm
khăn. Nam, nữ đều búi tóc cài trâm hoặc lông chim. Ngày nay, người Hrê mặc quần
áo như người Kinh, riêng cách quấn khăn, trùm khăn vẫn như xưa. Phần lớn nữ giới
vẫn mặc váy, nhưng may bằng vải dệt công nghiệp. Người Hrê thích đeo trang sức
bằng đồng, bạc, hạt cườm; nam nữ đều đeo vòng cổ, vòng tay, nữ có thêm vòng
chân và hoa tai. Tục cà răng đã dần dần được xóa bỏ.
Lý A Sùng (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét