Dân
tộc Hrê ở nước ta có khoảng hơn
113.000 người, cư trú chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và một số
ít ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Dân tộc Hrê còn có tên gọi khác là Chăm rê,
Chom, Thượng Ba Tơ...
Tiếng nói của người Hrê thuộc nhóm ngôn ngữ
Môn-Khmer, gần gũi với tiếng nói của người Xơđăng, Bahnar. Đơn vị cư trú của
người Hrê là làng. Trong làng, già làng là người có uy tín cao và đóng vai trò
quan trọng. Người Hrê sinh sống trong những ngôi nhà sàn. Mặt nhà sàn cao hơn mặt
đất chừng 1 mét, vách dựng nghiêng phía trên ra ngoài. Trên hai đầu hồi nóc của
mỗi ngôi nhà đều có biểu tượng cặp sừng trâu, con vật có ý nghĩa quan trọng
trong tín ngưỡng của đồng bào. Mỗi đầu sàn nhà đều có một khoảng không gian
ngăn cách với trong nhà, nếu ở đầu sàn này dành cho đàn ông tiếp khách thì ở đầu
kia dành cho phụ nữ.
Trước kia, đàn ông Hrê đóng khố, mặc áo cánh ngắn
đến thắt long hoặc ở trần,
Dân tộc Hrê có truyền thống canh tác lúa
nước và lúa cạn. Ngoài ra, họ còn trồng hoa màu, cây ăn quả và một số loại cây
công nghiệp như thông, quế và cây bông. Trước kia, đàn ông Hrê đóng khố, mặc áo
cánh ngắn đến thắt long hoặc ở trần, quấn khăn; đàn bà mặc váy hai tầng, áo 5
thân, chùm khăn. Nam, nữ đều búi tóc cài trâm hoặc lông chim.
Ngày nay, đàn ông Hrê mặc quần áo như người
Kinh, phụ nữ mặc váy. Người Hrê thích đeo trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm;
nam nữ đều đeo vòng cổ, vòng tay, nữ có thêm vòng chân và hoa tai. Tín ngưỡng vạn
vật hữu linh là đặc trưng trong hoạt động tín ngưỡng của dân tộc Hrê. Hồn lúa
giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào, thể hiện qua các
nghi lễ khác nhau theo chu kì gieo trồng trong năm.
Trang phục phụ nữ Hrê
Người Hrê thích sáng tác thơ ca và chơi
các loại nhạc cụ. Ka-choi và Ka-lêu là làn điệu dân ca quen thuộc của đồng bào.
Những nhạc cụ được đồng bào quý nhất là chiêng, cồng, thường dùng bộ 3 chiếc hoặc
5 chiếc với các nhịp điệu tấu khác nhau.
Hoàng Minh Thắng (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét