Đàn ông Brâu với trang phục truyền thống
Tên tự gọi: Brâu
Tên gọi khác:
Brao.
Số dân: 397 người
(Tổng cục Thống kê 2009)
Ngôn ngữ: Tiếng
nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Nguồn gốc và lịch sử: Người Brâu chuyển cư vào Việt Nam cách đây khoảng 100 năm.
Địa bàn cư trú: Người
Brâu ở Đắc Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Đặc điểm kinh tế:
Người Brâu trồng lúa, ngô, sắn trên rẫy là chủ yếu. Săn bắt, hái lượm còn chiếm
vị trí quan trọng trong đời sống. Trong làng có lò rèn để tu sửa nông cụ.
Phong tục tập quán
Ăn uống: Người Brâu
ăn cơm tẻ và cơm lam, thích uống rượu cần, hút thuốc lá sợi bằng tẩu.
Ở: Người Brâu ở nhà
sàn nhỏ. Các nhà xếp theo dáng hình tròn và hướng vào một nhà chung ở giữa. Nhà
này là nơi sinh hoạt chung của bản.
Phương tiện vận chuyển: Vận
chuyển chủ yếu bằng gùi.
Hôn nhân: Lễ cưới được
tổ chức ở nhà gái, do nhà trai chi phí. Sau hôn nhân, tục ở rể kéo dài 4 - 5
năm, sau đó là thời gian luân cư của hai vợ chồng .
Tang ma: Theo tập
quán thổ táng, quan tài chôn nửa chìm, nửa nổi rồi dựng nhà mồ để tùy táng.
Xung quanh nhà mồ được trang trí những mặt nạ bằng gỗ.
Lễ hội: Lễ ăn mừng
cơm mới là lễ hội lớn nhất. Ngoài ra còn có lễ hội mừng nhà Rông mới.
Tín ngưỡng: Thờ
đa thần, gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Trang phục: Nam vận
khố, nữ quấn váy tấm, đeo nhiều vòng (cổ, tay, chân). Mùa hè đều ở trần, mùa lạnh
khoác thêm một tấm vải.
Đời sống văn hóa:
Văn chương truyền miệng có nhiều thể loại, phổ biến là huyền thoại về thần sáng
tạo. Dân ca có những bài ca về đám cưới, hát ru, hát đối đáp. Nhạc cụ cổ truyền
có đàn klôngpút gọi là táp đinh bổ, nhưng loại được sử dụng thường xuyên, chủ yếu
vẫn là bộ chiêng đồng với ba thang âm là coong, mam và tha.
Hoàng Thao (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét