Lễ cưới của dân tộc M'nông Preh ở Tây
Nguyên
Người M’Nông cư trú khu vực Tây Nam Tây Nguyên. ở bốn tỉnh:
Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Bình Phước số dân khoảng 67 nghìn người.
Đến thời điểm này gia đình của người M’Nông vẫn chủ yếu là
gia đình mẫu hệ, con sinh ra thuộc dòng họ mẹ. Cư trú được xác định sau hôn
nhân chủ yếu là sống ở nhà vợ, một vài địa phương xuất hiện hình thức cư trú
song phương rồi ra ở riêng. Trong gia đình người nữ đứng vai trò chủ đạo nhưng
người đàn ông vẫn được vị nể quyền thừa kế tài sản thuộc về người con gái út.
Với Người dân M’Nông, sính lễ được coi như khoản tiền đền
bù đôi chút giá trị lao động của người bên này sau khi cưới sang ở nhà bên kia.
ở các nhóm M’Nông, Rlăm, Prâng, Pren, Nong… Nếu sau lễ cưới vợ chồng sinh sống ở
bên nào thì bên ấy gánh vác khoản tiền đền bù.
Nam nữ thanh niên M’Nông đến lúc thanh niên thường phải cưa răng và có quyền đi lựa chọn người yêu để tiến đến hôn nhân. ở một vài nơi có tục đính ước cho con cái khi chúng còn là vị thành niên, những việc đính ước đấy mong trở thành hiện thực. Nếu xảy ra việc từ hôn sau đính ước chỉ cần tiến hành một món lễ nhỏ và trả lại phía bên kia, một kỷ vật mà thông thường là chuỗi hạt cườm.
Nam nữ thanh niên M’Nông đến lúc thanh niên thường phải cưa răng và có quyền đi lựa chọn người yêu để tiến đến hôn nhân. ở một vài nơi có tục đính ước cho con cái khi chúng còn là vị thành niên, những việc đính ước đấy mong trở thành hiện thực. Nếu xảy ra việc từ hôn sau đính ước chỉ cần tiến hành một món lễ nhỏ và trả lại phía bên kia, một kỷ vật mà thông thường là chuỗi hạt cườm.
Hiện nay cưới hỏi có nhiều thay đổi, việc cưới hỏi phần nhiều
do phía nhà trai đứng ra chủ trì. N’Dranh là người trung gian để dàn xếp giữa
nhà trai và nhà gái. Mỗi bản làng thường 1, 2 người D’ranh (tức là người làm mối)
họ đều là những người đúng mực, ở độ tuổi ngũ tuần. Hai vợ chồng người làm mối
phải song toàn, sống vui, sống đẹp, sống hạnh phúc. Mang lộc đến cho đôi trai
gái.
Ở mỗi nhóm M’Nông, tập quán cưới xin có hơi khác nhau một
chút, nhưng cái cốt yếu vẫn phải trải qua ba bước: Sa vu hay săm suông, sô nốp,
tâm ốp và tâm sông tương tự như ba bước chính trong hôn nhân của người Kinh (lễ
chạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới).
Sau là lễ thức mà người mai mối thay mặt cho nhà trai đem hai ống lồ ô đựng lễ vật đến nhà gái cầu hôn. Nếu họ ưng thuận thì nhận hai ống lồ ô, nếu nhà gái từ hôn thì gửi cho ông mối một bát gạo để đưa đến nhà trai. Trường hợp nhà gái chấp nhận thì bước nghi lễ thứ hai được tiến hành bàn bạc với quyết tâm xây dựng của hai phía.
Sau là lễ thức mà người mai mối thay mặt cho nhà trai đem hai ống lồ ô đựng lễ vật đến nhà gái cầu hôn. Nếu họ ưng thuận thì nhận hai ống lồ ô, nếu nhà gái từ hôn thì gửi cho ông mối một bát gạo để đưa đến nhà trai. Trường hợp nhà gái chấp nhận thì bước nghi lễ thứ hai được tiến hành bàn bạc với quyết tâm xây dựng của hai phía.
Tâm ốp là nghi lễ đóng vai trò thông báo chính thức đến họ
hàng, bè bạn và dân làng biết việc tiến hành hôn nhân của đôi trai gái một cảnh
thông tỏ ngõ ngàng. Trong nghi lễ này bên nhà trai cử người đến nhà gái đem
theo một số lễ vật như: hạt cườm, lược sừng, vòng đồng, con lợn chừng 20kg, một
ché rượu bằng sành hay sứ là đặc biệt là khoảng từ 20- 30 ống măng chua cùng với
da trâu nuôi. Tại buổi vui mừng họp mặt này việc cư trú của đôi tân hôn sau khi
lễ thành hôn sẽ được thỏa thuận theo luật tục.
Tâm NSông là nghi lễ đưa đôi tân hôn về ăn ở với
nhau. Tiệc cưới được tổ chức long trọng ở cả hai bên gia đình và kéo dài đến
vài ba hôm sau. Ăn chỉ có thịt và rượu thôi không mâm cao cỗ đầy nhưng thắm
tinh dân tộc. Nếu một đám cưới mà sau đó chú rể cư trú tại nhà vợ thì nghi lễ
được nhà trai đem biếu tặng mỗi người trong gia đình nhà gái một bát gạo đầy để
sau đó sẽ tặng lại mỗi người trong gia đình nhà trai một ché sành hay sứ để ủ
rượu cần. Lễ thực được tổ chức chủ yếu ở bên cây cột chính giữa nhà, trên thân
cột đó hai người làm chứng buộc một con dao chà gạc. Ông mối đứng làm chủ lễ lẩu
tân lang và tân giao nhân đến bên cây cột rồi cầm tay họ đặt lên một chiếc chà
gạc và căn dặn về bổn phận của vợ chồng sau khi cưới, sau khi xong thủ tục lễ
nghi là cuộc vui say giữa họ hàng thân thuộc mừng vui chúc tụng cô dâu chú rể
bách niên gia lão. (Quần áo cưới màu chàm giản dị, ít hoa văn).
Theo tập tục của người M’Nông, vợ chồng ở luôn trong nhà một
tuần sau ngày cưới gọi là “ở cữ’ sau đó là tuần lại mặt, một tuần nữa đôi vợ chồng
mới cưới được sự chúc lành của ông mối hay bà mai khi họ đến thăm và tặng vị
mai mối bát gạo đầy… Tuy đơn sơ bình dị nhưng tỏ ra cung kính, trọng nghĩa vẹn
tình.
Những nét đẹp ở trên phản ánh trung thực phong tục cưới hỏi
đã được thực hiện từ lâu đời ở miền Tây Nam và Tây Nguyên. Đơn giản, mộc mạc gọn
nhẹ nhưng mang đầy tính nhân văn, xung quanh vấn đề cưới hỏi, chỉ cần đến những
chét rượu bằng sành hay bằng sứ, da trâu, thị lợn, măng gạo… mang sang nhà gái
một số lễ vật như hạt cườm, lược sừng, vòng đồng, lợn quay thế là ổn. Khẩu
phục là món ăn truyền thống không thể nào thiếu được với người dân tộc.
Dù là mẫu hệ hoặc nửa mẫu hệ luật lệ đã có từ lâu đời của người M’Nông, Nhưng người đàn ông vẫn được tôn trọng. Khác hẳn với đi ở rể của người Kinh là bị phụ thuộc tới 70%. Đồ sính lễ đây là tự nguyện đầy thiêng liêng và cao cả gọi là đóng góp một phần nào để xây dựng tổ ấm chung.
Dù là mẫu hệ hoặc nửa mẫu hệ luật lệ đã có từ lâu đời của người M’Nông, Nhưng người đàn ông vẫn được tôn trọng. Khác hẳn với đi ở rể của người Kinh là bị phụ thuộc tới 70%. Đồ sính lễ đây là tự nguyện đầy thiêng liêng và cao cả gọi là đóng góp một phần nào để xây dựng tổ ấm chung.
Người M’Nông có thịt có gạo, có rượu, măng rừng, nấm hương,
mộc nhĩ là vấn đề cưới hỏi đã được 90% rồi. Không có tiền vẫn lo tốt. Đây là một
tấm gương sáng đáng được nhân lên, tự túc tối đa, không xa hoa lãng phí là giải
pháp tối ưu để từng bước tiến lên cưới hỏi theo đời sống mới.
Việc cưới hỏi của người Dao có khác hơn, họ sống đông nhất ở
các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lai
Châu, Lạng Sơn… Hiện nay ở nước ta có hơn 30 nhóm người Dao các nhóm người Dao
chính gồm: Dao đỏ. Dao tiền, Dao quần chẹt, Dao cóc mùi, Dao trâng, Dao sừng đỏ…
Người Dao có nhiều tiến bộ và văn minh hơn các dân tộc khác. Họ không những sống
bằng nghề lúa nương và lúa nước mà còn trồng hoa mầu và trồng lanh dệt vải từ rất
sớm. Kỹ thuật canh tác của người Dao có nhiều tiến bộ mặc dù nông cụ sản xuất của
họ còn thô sơ và nghèo nàn. Một số nghề thủ công nghiệp của người Dao cũng sớm
phát triển như: dệt vải, rèn dụng cụ, mộc, làm giấy, ép dầu, mây tre đan… Họ
thường đem các vật dụng làm được đổi lấy hàng hóa hoặc đem chúng ra chợ bán.
Chăn nuôi trâu ngựa, dê, chó, lợn, gà… của người Dao cũng hết sức phát triển,
thức ăn chủ yếu của người Dao là măng, đôi khi cũng có thịt cá. Người Dao thường
giết mổ gia súc, gia cầm vào những ngày lễ hội, tết nhất, ma chay và đặc biệt
là vấn đề cưới hỏi được sử dụng nhiều hơn về cả gia cầm lẫn gia súc. Vì tục lệ
cưới hỏi ở đây còn nhiêu khê và rườm rà mang tính phức tạp gồm nhiều công đoạn.
Không phải mẫu hệ mà đi ở rể lần này vẫn giữ nghi lễ cổ hủ trong đám cưới khi
rước dâu cô dâu phải đội mũ chùm đầu, còn có cả dàn nhạc đi theo rất rầm rộ và
hoành tràng. Cô dâu quần áo thêu thùa diêm dúa. Nét hoa văn nổi lên trông rất lộng
lẫy, quả là một sơn nữ hiện lên giữa rừng xanh- giữ nên nét truyền thống trang
phục của phụ nữ Dao khi đi dự đám cưới, đi lễ hội rất phong phú đa dạng với những
đường nét… Mầu sắc rực rỡ đặc biệt là Dao đỏ, Dao cóc mùn, Dao tiền, Dao quần
chẹt trên đầu có đội khăn trắng nhờ những đường nét hoa văn và cách ăn mặc của
phụ nữ không những để chính họ mà các bạn cũng có thể phân biệt các nhóm Dao
khác nhau.
Cưới hỏi của người M’Nông mang tính tự túc cao- lành mạnh
và tiết kiệm, Đố sính lễ tự sản xuất, ăn cưới chỉ trong gia đình họ hàng, làng
bản. Sau khi cưới mang lại niềm hạnh phúc cao, đáng trân trọng, xưa và nay đều
có tiến bộ.
Lý Thị Ninh (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét