Từ các miền quê Việt – không ai quên được những ngôi nhà ở
cổ truyền của ông cha với mái tranh rạ, dừa, cọ, cột kèo: gỗ, tre; phên liếp, nứa,
đất; cửa đi, cửa sổ thoáng với những tấm dại che nắng linh hoạt, khi di chuyển
hoặc hỏng thì ngôi nhà hầu như không để lại dấu tích vì mọi vật liệu làm nhà đều
từ thiên nhiên nên lại trở về hòa nhập với đất. Tại chỗ ngôi nhà đó xây một
ngôi nhà mới hoàn toàn, hoặc chuyển thành vườn, ruộng, nghĩa là không để lại
vùng đất không ô nhiễm nào cả. Đó chính là một dạng "kiến trúc xanh".
Ngôi nhà đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay vẫn còn giữ lại
được rất nhiều những yếu tố "xanh" đó, xin góp một vài phân tích khía
cạnh "xanh" của kiến trúc ở truyền thống từ những ngôi nhà đồng bào
dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
1. Hiểu về kiến trúc xanh:
1.1. Khái lược chung:
Trên thế giới có nhiều định nghĩa "kiến trúc
xanh" của các tổ chức và cá nhân khác nhau. Theo Briand Edwards thì kiến
trúc xanh được tổ hợp từ 3 yếu tố năng lượng – môi trường – sinh thái. Theo các
giáo sư trường Đại học NWS Australia thì kiến trúc xanh là kiến trúc hướng tới
thải khí các bon bằng không. Theo hệ thống quy chuẩn của Đài Loan thì kiến trúc
xanh gồm 9 tiêu chí, nhưng thực chất cũng gồm 4 tiêu chí cơ bản: tiết kiệm năng
lượng, tiết kiệm nước, thân thiện môi trường và ít ảnh hưởng đến sức khỏe con
người.
Ở Việt Nam, khái niệm kiến trúc xanh thực ra là một vấn đề
không mới nhưng vẫn còn nhiều cách nhìn nhận khác nhau và quan trọng hơn là
chưa hình thành được một hệ thống quy phạm, một chế tài bắt buộc phải tuân thủ
khi thiết kế xây dựng công trình mà mới dừng ở mức luận đàm, cảnh tỉnh, kêu gọi.
Trong thực tế chưa có một công trình nào được thiết kế xây dựng thực sự
"xanh".
1.2. Đề xuất các tiêu chí kiến trúc xanh Việt Nam:
Hình 1: Mô hình kiến trúc xanh
- Dùng vật liệu
tự nhiên tái sinh, vật liệu công nghiệp tiêu hao năng lượng sản xuất thấp.
- Tiết kiệm năng lượng, sử dụng nhiều năng lượng tái tạo.
- Tiết kiệm năng lượng, sử dụng nhiều năng lượng tái tạo.
- Tiết kiệm nước và sử dụng nhiều nước tái tạo.
- Đảm bảo sức khỏe và tiện nghi sống con người tốt hơn.
- Giảm thiểu phát thảI khí các bon.
- ít chất thải, chất thải có khả năng tái sinh.
- Giảm thiểu ảnh hưởng sinh thái tự nhiên.
2. Ngôi nhà ở truyền thống các dân tộc thiểu số miền núi
phía Bắc, một dạng kiến trúc xanh Việt Nam.
2.1. Sử dụng vật liệu:
Đa số ngôi nhà các dân tộc hiện nay đều sử dụng vật liệu có
nguồn gốc hữu cơ từ tự nhiên. Trước đây, ta thường chỉ đề cập đến khía cạnh
tiêu cực khi vật liệu xây dựng ngôi nhà của các dân tộc thiểu số gây ra nạn chặt
phá, khai thác rừng bừa bãi, san ủi làm biến dạng thiên nhiên. Nhưng qua thống
kê thực tế, trên 80% làm tàn phá biến dạng này là do người Kinh. Còn với ngôi
nhà dân tộc, khi chưa có các định hướng bảo vệ tài nguyên rừng thì có xảy ra điều
này. Còn hiện nay nhiều dân tộc như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao... thì ngay hệ
thống rường cột chính của ngôi nhà đều được xây dựng từ chính cây tự trồng
trong vườn của họ theo một cách làm rất nhân văn là sinh con – trồng cây; con lớn
– cây lớn làm nhà cho con. Với sự lựa chọn loại cây trồng hợp lý có vòng đời
sinh trưởng ngắn, loài cây chỉ khoảng 7-10 năm là có thể khai thác làm rường cột
nhà. Các vật liệu bao che lợp thì chọn những loại cây vòng đời sinh trưởng còn
ngắn hơn (2-3 năm) để khai thác. Vì vậy, thực tế sự ảnh hưởng đến phá hoại môi
trường của xây dựng ngôi nhà là rất thấp. N↓gôi nhà này, khi bị dỡ bỏ, chuyển đổi
thì các vật liệu cấu kiện đều tái sử dụng được và để lại đất sạch.
Hình 2: Ngôi nhà dân tộc Hà Nhì, dân tộc Mường trong sử dụng
vật liệu tự nhiên, tái tạo.
2.2. Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo:
Đa số ngôi nhà dân tộc nằm giữa đại ngàn lộng thoáng có những
giải pháp khai thác nguồn năng lượng tự nhiên một cách tự nhiên đó là chiếu
sáng bằng ánh sáng tự nhiên qua hệ cửa mở hợp lý, thắp sáng từ các loại dầu thực
vật, bếp lửa được đốt bằng các loại cây, lá rừng khô vừa lấy ánh sáng, vừa sưởi
ấm, vừa đun nấu thức ăn. Việc làm mát trong mùa hè được khai thác tối đa bằng hệ
thống cửa đón gió và thoát gió hợp lý, ngôi nhà còn được chống ẩm, mốc vệ sinh,
tiệt trùng bằng biện pháp nâng sàn ở lên cao so với mặt đất tạo luồng không khí
đối lưu bên dưới. Vào mùa đông những hệ thống cửa sập kín kết hợp với làm nóng
không khí trong nhà bằng bếp lửa (thường đặt chính giữa nhà) rất hiệu quả và tiết
kiệm. Ngoài ra, mỗi ngôi nhà thường có vườn xanh, tận dụng xanh của đại ngàn để
làm mát tự nhiên cho mùa hè, che chắn gió bão và tạo ấm cho mùa đông. Vườn ao
chuồng hợp lý và rất thích ứng, tiết kiệm năng lượng kinh tế để phục vụ đời sống
của người dân. Hệ thống điện công nghiệp hiện đại về các thôn bản nhưng đa số
người dân vẫn sống với thói quen cổ truyền hầu như chỉ sử dụng điện trong những
trường hợp bắt buộc như xem tivi, nghe đài. Nếu có một chính sách điện mặt trời
tốt bài toán tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo sẽ khép kín trọn
vẹn.
2.3. Sử dụng nguồn nước và xử lý nguồn nước:
Các dân tộc miền núi phía Bắc xem nguồn nước là một trong ba
yếu tố chính để chọn nơi định cư. Do đó việc sử dụng hợp lý nguồn nước tự nhiên
hoặc khai thác tại chỗ trong sinh hoạt hàng ngày đã trở thành một nét đặc sắc.
Nguồn nước được sử dụng với hai chức năng chính phục vụ sản xuất và phục vụ đời
sống. Sử dụng nước thành một vòng tuần hoàn khép kín. Nước lấy từ suối → sử dụng
sinh hoạt → thấm vào đất → tự lọc → thấm trở lại suối...
Do thường phải dùng gùi, ống để lấy nước do đó yếu tố tiết kiệm đã trở thành bản năng của người dân tộc – qua khảo sát thực tế cho thấy lượng nước mà người dân sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày chỉ bằng 25-30% người Kinh. Bệnh từ vệ sinh môi trường kém do nhiễm bẩn nguồn nước trước đây người dân tộc cao hơn, hiện nay cũng đã khắc phục cơ bản. Hình thức tắm suối, rồi suối tự làm sạch cũng là một nét độc đáo trong sử dụng nước tái tạo tuần hoàn.
Một số dân tộc tận dụng sức nước để sinh sống, sản xuất như làm cối giã gạo, guồng quay. Một số nơi lợi dụng địa hình dốc dẫn nước từ sông suối về tận nhà, tận nương để sử dụng như người Pà Thẻn, Mường...
Do thường phải dùng gùi, ống để lấy nước do đó yếu tố tiết kiệm đã trở thành bản năng của người dân tộc – qua khảo sát thực tế cho thấy lượng nước mà người dân sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày chỉ bằng 25-30% người Kinh. Bệnh từ vệ sinh môi trường kém do nhiễm bẩn nguồn nước trước đây người dân tộc cao hơn, hiện nay cũng đã khắc phục cơ bản. Hình thức tắm suối, rồi suối tự làm sạch cũng là một nét độc đáo trong sử dụng nước tái tạo tuần hoàn.
Một số dân tộc tận dụng sức nước để sinh sống, sản xuất như làm cối giã gạo, guồng quay. Một số nơi lợi dụng địa hình dốc dẫn nước từ sông suối về tận nhà, tận nương để sử dụng như người Pà Thẻn, Mường...
Sử dụng nước mưa trong sinh hoạt cũng là một truyền thống
lâu đời, nguồn nước mưa được thu từ mái nhà bằng máng chảy vào các chum vại,
sau đó được lắng lọc bằng các lớp cát sỏi tự nhiên rồi đưa vào sử dụng ăn uống
hàng ngày.
Lợi dụng địa hình dốc tự nhiên đưa nước tự chảy về tận nhà
để sử dụng của người PàThẻn.
Đào giếng lấy nước sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng người
Dao.
Dùng guồng đưa nước về ruộng và về làng để phục vụ sản xuất,
sinh hoạt của người Tày.
2.4. Đảm bảo sức khỏe và tiện nghi sống:
Những ngôi nhà truyền thống của các dân tộc trong thực tế
đã tạo ra được một tiện nghi sống khá tốt cho người dân. Nếu lấy theo yêu cầu
cao cấp của người Kinh để so sánh thì rất vô cùng. Nhưng chính cách sống giản dị
và thiết thực của người dân tộc cũng là một cách sống xanh. Ví như một hộ gia
đình dân tộc 4-6 khẩu, chỉ cần sống trong một không gian có diện tích 50-60m2
là đủ thoải mái (tức là bình quân khoảng 10m2/1 người). Vì cách sử dụng cơ động,
đa dạng, linh hoạt không gian, mà hiện nay chúng ta đang nghiên cứu trở lại cho
ngôi nhà miền xuôi của mình. Cách sống này còn giữ nét văn hóa Việt quan trọng
là sự gần gũi, ấm áp giao hòa tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Ngôi nhà thoáng rộng gần gũi, hoang dã như thiên nhiên –
con người sống ở đó không bị hiệu ứng nhà kính, bụi công nghiệp, tiếng ồn đô thị,
giao thông, không bị tổn hao sức khỏe vì hóa chất từ các vật dụng trong nhà,
không bị xanh xao và dị ứng thời tiết như sống trong môi trường điều hòa nhiệt
độ. Những mảng xanh của vườn, rừng thực sự là nguồn cấp khi sạch vô tận và thu
khí các bon hữu dụng nhất. Về tinh thần, kiến trúc "mở cửa" phóng
khoáng với cộng đồng của ngôi nhà dân tộc thực sự là một điều để chúng ta suy
ngẫm.
Từ trái sang: Nhà của người Mường – Nhà của người Thái
Giới thiệu mặt bằng và bên trong ngôi nhà Mường, Thái để thấy
cách giải quyết giản dị đảm bảo tiện nghi sống và sức khỏe của người ở và cộng
đồng.
2.5. Giảm thiểu phát thải các bon:
Ngôi nhà truyền thống dân tộc với cách xây dựng, và khai
thác hoàn toàn tự nhiên nên "Khó tìm ra một nguồn phát thải khí các bon thực
sự". Có thể nói về cơ bản thải các bon ở đây xem như không có, vì một vài
nguồn thải sinh hoạt như đốt lửa, rác thải thì đã được xử lý nhờ có nhiều cây
xanh vừa cấp sạch và hút bẩn song hành. Nguồn thải các bon lớn là sản xuất vật
liệu, quá trình xây dựng và sử dụng năng lượng công nghiệp cho ngôi nhà thì rõ
ràng vấn đề này với các ngôi nhà dân tộc gần như không có, vì vật liệu từ tự
nhiên, thi công thủ công, vận hành thiếu nhiều . Về vật liệu để làm nhà hiện
nay có một số ngôi nhà dân tộc biến dạng do bắt đầu sử dụng vật liệu công nghiệp
tuy nhiên nếu hướng trở lại giải pháp cổ truyền sẽ xử lý triệt để được đó là gỗ
làm khung sườn khai thác từ vườn nhà, hoặc vùng rừng được phép khai thác theo
chu kỳ, các vật liệu lợp mái, làm tường chủ yếu từ đất không nung, các loại rơm
rạ, lá rừng cho phép khai thác. Quá trình xây dựng được làm bằng thủ công,
không sử dụng máy móc.
+ Không sử dụng vật liệu, thiết bị công nghệ phát thải khí
các bon.
- Khung cột dầm, sàn từ gỗ xoan.
- Xà gồ, vì kèo sườn máI từ tre, gỗ tạp.
- Mái lợp bằng rơm rạ, mây, cọ.
- Tường, vách cửa sổ, cửa đI, từ tre nứa.
- Thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên.
- Xây dựng hoàn toàn thủ công.
Mô tả ngôi nhà dân tộc Sán chay với vật liệu xây dựng hoàn toàn tự nhiên,
xây dựng hoàn toàn thủ công, sử dụng vận hành không có bóng dáng của các công
nghệ thải khí các bon.
2.6. Chất thải:
Khác với lối sống phồn hoa đô thị mỗi ngày trung bình mỗi
người thải ra khoảng 2kg rác thải các loại – người dân tộc với lối sống giản dị
trong ngôi nhà bình hòa với thiên nhiên lượng rác thải ra chưa bằng 40% của người
Kinh. Rác thải từ ngôi nhà dân tộc cũng ít các chất vô cơ khó phân hủy, do lối
sống của người dân tộc sử dụng hầu hết các vật dụng đều từ nguồn gốc tự nhiên.
Trước đây rác thải còn quăng vất bừa bãi gây nhiều ô nhiễm môi trường. Đến nay
khi có các hướng dẫn khoa học các rác thải này phần lớn được chôn lấp, tái chế
nhờ sử dụng hệ thống Bioga, các hệ thống ủ, chôn mủn để làm phân bón cho cây trồng,
nuôi cá...
2.7. Ảnh hưởng sinh thái tự nhiên:
Có thời kỳ ngôi nhà dân tộc khi xây dựng đã làm ảnh hưởng lớn
đến sinh thái tự nhiên do khai thác rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy, đào bạt đồi
núi. Tuy nhiên việc ảnh hưởng tới tự nhiên của ngôi nhà người dân tộc khi nở rộ
nhất trong những năm 80 của thế kỷ trước cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ bằng khoảng
20% – 25% so với người Kinh. Vì khi dựng ngôi nhà của mình họ đã hiểu là phải dựa
vào thiên nhiên tại chỗ, khai thác tại chỗ để tồn tại do đó ý thức chọn lọc,
thích ứng là rất rõ ràng. Xuất phát truyền thống ngôi nhà dân tộc vốn đã coi trọng
bậc nhất yếu tố hòa nhập hữu cơ với thiên nhiên do đó khi có thêm các định hướng
mang tính giác ngộ và khoa học họ sẵn sàng thực hiện.
Việc xây dựng những ngôi nhà là của dân tộc hiện nay đã giảm
nhiều ảnh hưởng bất lợi đến sinh thái tự nhiên. Ngôi nhà đó thường được đặt một
cách khéo léo trên nền đất dốc tự nhiên không san gạt, được xây dựng thành các
khuôn viên với hàng rào mềm gắn kết cộng đồng, hệ thống hạ tầng được bố trí
khéo léo bám theo địa hình, những khu vườn, rừng được chăm sóc, những ruộng
nương được canh tác màu mỡ. Tất cả đã góp phần tôn tạo, gìn giữ sinh thái tự
nhiên ở các vùng cư trú của đồng bào tốt, phát triển hài hòa bền vững và sinh lợi
nhiều trong việc xây dựng và phát triển từng khu vực cũng như toàn cộng đồng.
Ngôi nhà của người H'mông
Ngôi nhà của người Mường
Nơi cư trú của người H'mông
Nơi cư trú của người Mường
KẾT LUẬN:
Trong sự phát triển của nền kiến trúc nước nhà, chúng ta
luôn trăn trở và tìm kiếm bản sắc dân tộc. Kiến trúc xanh của ngôi nhà truyền
thống đồng bào dân tộc mà chúng tôi vừa nêu khái quát ở trên phải chăng cũng
chính là một bản sắc dân tộc cần giữ gìn phát huy và tiếp biến trong nền kiến
trúc Việt Nam. Trong quá trình hội nhập và phát triển bền vững. Chỉ có điều cần
phải biết chọn lọc, gọt dũa gìn giữ những cái hợp lý – hay – tốt, loại bỏ những
cái lạc hậu chưa tốt, nhất là chú trọng đến điều kiện vệ sinh môi trường và yếu
tố xâm hại tài nguyên rừng khi xây dựng và sử dụng những ngôi nhà này.
Những nét đặc sắc xanh đó không chỉ có lợi ích cho việc xây
dựng những ngôi nhà, bản làng dân tộc mà nếu được nghiên cứu đầy đủ, bài bản và
khoa học sẽ có đóng góp đáng kể cho việc xây dựng nên kiến trúc xanh ngay trong
lòng các đô thị Việt Nam, và việc khai thác đó cũng sẽ góp phần cho bản sắc kiến
trúc Việt Nam thực sự hình thành rõ nét từ đô thị đến nông thôn trong quá trình
toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ nhanh chóng.
Ths.KTS Phan Đăng Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét