Tây Bắc là một phức hợp của những bồn địa lớn, nhỏ nằm xen kẹp giữa các dãy núi cao bao
bọc xung quanh. Nếu tính từ phía Bắc xuống, có dãy Pu La San,
Pu Đen Đin chạy
từ phía khu vực thượng lưu sông Đà đến Điện Biên Phủ. Song song với chúng là dãy Pu Sam
Sao chạy dọc biên giới Việt Nam - Lào.
Đặc điểm địa lý cơ bản của vùng Tây Bắc là vùng núi cao, địa hình chia cắt nhiều tầng trên một nền địa chất phức tạp và sự phân hoá khí hậu sâu sắc. Độ dốc chiếm phần lớn diện tích Tây Bắc, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Khí hậu Tây Bắc khá phức tạp, mùa khô hạn kéo dài cộng với lượng gió Tây khô nóng gây khó khăn cho cây trồng và vật nuôi. Vào tháng
12 đến tháng 1 thường xuyên có sương muối và băng giá, vào đầu mùa mưa
thường có gió lốc, mưa đá và lũ ống, lũ quét gây ra sự tàn phá bất thường đối với
đất đai, sản xuất và đời sống.
Tất cả những khó khăn, thuận lợi của tự nhiên đều trực tiếp tác động đến đời
sống kinh tế - xã hội của các cư dân vùng Tây Bắc.
Lịch sử tộc người, dân cư, dân số, dân tộc, địa bàn cư trú các dân tộc vùng
Tây Bắc.
Tây Bắc là vùng lãnh thổ không chỉ phức tạp về địa hình, có chiều dài đường
biên giới giáp với Trung Quốc và Lào mà còn đa dạng về thành phần dân tộc. Theo
số liệu tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, Tây Bắc có trên 20 dân tộc anh em với
tổng dân số 82.069.8 người Trong số đó, đông nhất là dân tộc Thái
718.424 người chiếm 32% dân số trong vùng; dân tộc Mường 551.649 người chiếm
24,8%; dân tộc Kinh 462.592 người, chiếm 20,85; dân tộc H'mông 289.000 chiếm
13%; dân tộc Dao 68.791 người chiếm 3%; dân tộc Khơmú 24.845 ngưòi chiếm 1,1%;
dân tộc Tày 22.713 ngươi chiếm1%; dân tộc Xinh mun 17.985 người;
dân tộc Kháng 10.114 người; dân tộc Lự 9.567 người; dân tộc Giáy 9.098 người;
dân tộc La Ha 6.825 người; dân tộc Lự 4.443 người; dân tộc Hoa 3.164 người; dân
tộc Mảng 2.636 người; dân tộc Cống 1.669 người; dân tộc Nùng 969 người; dân tộc
Si La 800 người; dân tộc Thổ 736 người.
Sự phân bố các dân tộc vùng Tây Bắc
Một số dân tộc điển hình ở Tây Bắc sinh sống tại các tỉnh Lai Châu; Sơn La;
Điện Biên được phân bố như sau:
Tỉnh Lai Châu có 20 dân tộc anh em chung sống, là tỉnh có số dân tộc thiểu
số đông nhất trong 64 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong số đó, dân tộc Thái
có số lượng đông nhất 206.001 người chiếm 35,1% dân số trong tỉnh, xếp thứ hai
là dân tộc H'mông 170.460 người, chiếm 29,0%, sau đó là dân tộc Kinh 99.094 người.
Ba dân tộc có dân số từ 10 nghìn đến 40 nghìn người là dân tộc Dao; Khơ mú; Hà
nhì. Mười dân tộc có số dân từ 1 nghìn người đến dưới 10 nghìn người là các dân
tộc: Giáy; La Hủ; Lào; Lự; Kháng; Hoa; Mảng; Cống; Xinh mun; Tày, số còn lại là
các dân tộc dưới 1 nghìn người.
Tỉnh Điện Biên tính đến 12/2005 có 83.536 ngưòi, gồm nhiều dân tộc, trong số
đó dân tộc Hmông có 40.571 người chiếm 48,57 %; Dân tộc Thái có 24.500 người
chiếm 29,33 %.
Tỉnh Sơn La, dân tộc Thái có 48.2985 người; dân tộc H'mông 11.4578 người;
dân tộc Xinh mun 1.6654 ngưòi; dân tộc Khơ mú 9950 người.
Trong bức tranh toàn cảnh của sự phân bố tộc người, chúng ta thấy tại các tỉnh
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La của Tây Bắc, dân tộc Thái và dân tộc H'mông có số
dân cư trú đông nhất, đây cũng là những tỉnh được chọn làm mẫu nghiên cứu, với
hai dân tộc Thái và H'mông.
Đặc điểm kinh tế
Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết đồng bào các
dân tộc thiểu số ở Tây Bắc. Ngoài ra, họ còn chăn nuôi theo hộ gia đình, làm một
số nghề thủ công, thực hiện nhiều hình thức chiếm đoạt các nguồn lợi tự nhiên sẵn
có trong rừng quanh khu vực cư trú. Nhìn chung, mặc dù nền kinh tế thị trường
đã phổ biến ở đồng bằng và một số khu vực miền núi nhưng về cơ bản, các dân tộc
vùng Tây Bắc vẫn duy trì các phương thức sản xuất truyền thống. Tuy vậy, ở một
số vùng đã có sự xuất hiện của việc phát triển cây công nghiệp, trồng cây ngô
và lúa giống mới có năng suất cao, mở rộng chăn nuôi đại gia súc và chú ý phát
triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Tuy nhiên, tập quán trồng trọt ở mỗi tộc người tại các vùng thung lũng,
vùng rẻo giữa và vùng cao vẫn có những nét riêng biệt, bởi những cách làm ăn
này đã tồn tại qua hàng nghìn năm canh tác của họ1.
- Các hoạt động kinh tế khác
Cho đến nay các tộc người sống ở Tây Bắc vẫn duy trì một số
nghề thủ công gia đình như dệt vải, đan lát, làm mộc, làm rèn, chế tác kim loại
làm trang sức, làm giấy dó. Tuy nhiên, mỗi tộc người lại có những nghề nổi trội
ví dụ người Thái, người Lào, người Mường rất nổi tiếng với nghề trồng bông, dệt
vải thổ cẩm; người Hmông nổi tiếng vói nghề rèn chế tác công cụ sản xuất và trồng
lanh dệt vải lanh. Các công việc thủ công này thường do người phụ nữ đảm nhiệm,
riêng nghề đan lát đồ gia dụng nổi tiếng của nhóm Môn - Khơme như: Khơ mu, Xinh
Mun, Kháng lại chủ yếu do người đàn ông đảm nhiệm.
+ Trao đổi hàng hoá
Trao đổi hàng hoá là nhu cầu thiết yếu đã có từ lâu đời của các dân tộc thiểu
số ở Tây Bắc, họ thường cùng nhau họp chợ tại trung tâm xã, huyện hoặc ngay ven
đường cái. Do các tộc người đều cư trú ở vùng sâu vùng xa nên họ chỉ họp chợ 5
ngày hoặc 1 tuần 1 lần.
Đặc điểm xã hội
Thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người cư trú ở Tây Bắc rất phong
phú, điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của họ.
Về đặc điểm tộc người ở đây, mỗi dân tộc đều có những nét riêng biệt.
Với người Thái: Khu vực chúa đất cai quản gọi là mường và có bộ máy cai trị
cũng như có luật lệ riêng. Mỗi mường có một mường trung tâm và các mường ngoại
vi. Chúa đất cai quản toàn mường, con trai cả của chúa đất sẽ cai quan mường
trung tâm, các con trai thứ và các cháu sẽ cai quản các mường phụ thuộc. Bộ máy
thống tri toàn mường lớn gọi là Xiêng hay Chiềng.
...
Trong quan hệ họ hàng của người Thái có 3 mối quan hệ đặc trưng, đó là:
- Ải Noọng bao gồm những
thành viên trai của từng dòng họ và có cùng tổ tiên;
- Lúng Ta; Nhím Sao.
Với người H'mông bộ máy Seophải cai quản
một bản, thống lý cai quản một vùng, ngoài ra còn có các phó thống lý, lý dịch.
Những người trong bộ máy cai trị thường là người đứng đầu các dòng họ.
Trong xã hội truyển thống của người Hmông, quan hệ cố kết dòng họ là nét đặc
trưng nhất, nó được biểu hiện ở 2 hình thức: cố kết rộng và cố kết hẹp.
Người Khơmú:
Người Khơ mú có nhiều dòng họ, các dòng họ của họ thường mang tên cây,
cỏ hay chim, thú. Các quan hệ của họ chủ yếu dựa theo nhóm hôn nhân. Với các
dân tộc khác như Kháng, Xinhmun, tổ chức xã hội truyền thống của họ cũng tương
tự như ở người Khơ mú, họ đều có quá trình dài lâu trong lịch sử là những người
bị phụ thuộc và trở thành người làm công như lệ nông cho các chúa đất (phía
tạo) người Thái.
Qua những nét chính về bức tranh xã hội của phần lớn các dân tộc thiểu số
điển hình ở Tây Bắc, trong đó nổi bật là các chúa đất Thái (phía tạo) và
thống lý ở người H'mông.
Đặc điểm văn hoá
- Văn hoá vật chất
Văn hoá của các tộc người vùng Tây Bắc rất đa dạng và phong phú. Ở đây chỉ
xin đề cập đến một số nét mang tính khái quát và khác biệt giữa một số tộc người
ở Tây Bắc.
- Nhà ở của các tộc người Thái, Lào, Mường,
Khơ mú, Xinhmun, Kháng, Cống đều
là nhà sàn. Với người H'mông, Dao lại ở nhà trệt, mái thấp, tường trình.
- Về trang phục: Đây là nét đa
dạng và độc đáo nhất của bản sắc văn hóa tộc người thể hiện qua yếu tố văn hóa
vật chất của các bộ trang phụ nữ và nam..
- Về đồ ăn, uống: Các dân tộc
vùng thấp như Thái và các dân tộc vùng rẻo giữa thường ăn cơm nếp đồ, hiện nay
bà con đã ăn cơm tẻ nhiều hơn. Người Thái có món nậm Pịa, mọc,
lạp và làm nhiều loại bánh từ bột nếp. Người H'mông thì món ăn đặc
trưng vẫn là ngô bột được đồ lên (mèn mén), thắng cố, bánh dày được
làm vào dịp tết H'mông.
- Văn hóa tinh thần
Hầu hết các tộc người thiểu số sống ở vùng Tây Bắc đều
theo tín ngưỡng đa thần và quan niệm về vũ trụ xung quanh con người được tạo bởi
nhiều tầng thế giới. Người Hmông, Dao đều cho rằng thế giới được tạo thành bởi
trời, đất, nước, dưới mặt đất. Người Thái lại cho rằng riêng trời được cấu tạo
bởi 3 tầng thế giới.
Về văn học dân gian của các tộc người ở Tây Bắc rất phong phú, nhất là các
dân tộc Thái, Mường, Hmông những nội dung của văn học dân gian đều phản ánh cuộc
sống lao động sản xuất, xã hội tộc người, nguồn gốc lịch sử của dân tộc mình.
Về nghệ thuật dân gian:
Các tộc người vùng Tây Bắc được thể hiện rất phong phú, sinh động qua hàng
loạt các loại hình như nhạc cụ dân gian, dân vũ... có những nhạc cụ nổi tiếng
như cồng, chiêng của người Mường, khèn, kèn lá, đàn môi của người H'mông và
sáo, nhị, trống, kèn đồng. Múa dân gian của các tộc người Tây Bắc cũng rất đa dạng:
Người Thái có mùa xòe, nhảy sạp, múa nón, người H'mông nổi tiếng với mùa khèn.
Quan hệ dân tộc trong quá trình phát triển của các dân tộc trong vùng Tây Bắc
Để triển khai nghiên cứu vấn đề này chúng tôi dựa trên cơ sở khung lý luận
cơ bản về dân tộc đi từ những khái niệm đến các vấn đề cụ thể của vấn đề quan hệ
các dân tộc vùng Tây Bắc trong quá trình phát triển: khái niệm về dân tộc; khái
niệm về quan hệ dân tộc.
Sau đó đến các nội dung về chủ thể quan hệ, mục đích quan hệ,
phạm vi quan hệ, nội dung quy định liên quan đến các quan hệ, hình thức quan hệ,
cách thức quan hệ, tính chất quan hệ, không gian và thời gian diễn ra quan hệ,
xu hướng giao lưu, hợp tác, tương trợ trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và cùng
có lợi, xu hướng tiếp thu, tiếp biến văn hóa và một số lĩnh vực khác trong đời
sống xã hội của các dân tộc trên cơ sở chọn lọc, đồng thời vẫn duy trì với phát
triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xu hướng chuyển đổi một số
đặc điểm văn hóa truyền thống của cộng đồng bằng cách tiếp nhận từ bên
ngoài; xu hướng liên kết, cố kết thành cộng đồng xã hội, quốc gia, với những
quy mô khác nhau dựa trên cơ sở của những nguyên tắc đã được thỏa thuận. Ví dụ:
ASEAN, SNG, EU
Tóm lại, vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc là vấn đề rộng lớn gồm nhiều
khía cạnh và lĩnh vực khác nhau liên quan đến sự ổn định và phát triển của mỗi
dân tộc, mỗi quốc gia, do vậy vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc luôn là mục
tiêu có tầm chiến lược trong các chính sách từ vi mô đến vĩ mô của các quốc
gia.
Đi vào các nội dung cụ thể của vấn đề này chung tôi tập trung các vấn đề cụ
thể sau: Quan hệ về nguồn gốc lịch sử như: quan hệ về nguồn gốc lịch sử
của dân tộc Thái ở Tây Bắc; quan hệ về nguồn gốc lịch sử của dân tộc Hmông
ở Tây Bắc; quan hệ mang tính tộc người và các yếu tố ảnh hưởng như chính sách,
kinh tế, xã hội, văn hóa; quan hệ mang tính tộc người; quan hệ họ hàng thân tộc;
các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ dân tộc vùng Tây Bắc; yếu tố chính sách;
yếu tố kinh tế; yếu tố xã hội; yếu tố văn hóa truyền thống; các xu hướng
trong quan hệ dân tộc vùng Tây Bắc.
Cho đến nay, ở vùng Tây Bắc nhất là với 2 dân tộc được chọn làm mẫu nghiên
cứu thì quan hệ dân tộc mang tính tộc người
vẫn giữ vai trò chủ đạo, thông qua quan hệ hôn nhân nội tộc, họ hàng thân
thích, láng giềng đồng tộc để thực hiện các nghi lễ tộc người. Các xu hướng
quan hệ dân tộc chủ yếu sau đang tồn tại bao trùm ở Tây Bắc:. Xu hướng
ngày càng mở rộng quan hệ giữa các cộng đồng cùng dân tộc tại địa phương và tại
các khu vực xuyên biên giới Việt Nam - Lào; xu hướng ngày càng mở rộng các quan
hệ hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa các tộc người trong khu vực cư trú trên cơ
sở bình đẳng và tôn trọng các đặc điểm văn hóa của nhau; xu hướng quan hệ
tiếp nhận một số đặc điểm văn hóa của tộc người khác trên cơ sở. Xu hướng quan
hệ chối bỏ các yếu tố đặc trưng trong văn hóa truyền thống tộc người, Với 3
hình thức phát triển của quá trình tộc người đó là: cố kết đồng tộc,
hòa hợp dân tộc và đồng hóa tự nhiên; quá trình đồng hóa tự nhiên
Vấn đề cơ bản thứ hai của các các dân tộc Tây Bắc mà chúng tôi muốn đề cập ở
đây là vấn đề đất đai với nhiều yếu tố rất nhạy cảm, để thấy được những nét cơ
bản của tình hình đất đai ở Tây Bắc chúng tôi tập trung vào các nội dung sau
đây.
Thực trạng sử dụng và quản lý đất đai ở các
dân tộc vùng Tây Bắc
Tây Bắc là vùng đất rộng, người thưa, chiếm 11,3% diện tích cả nước, tiềm năng đất đai, rừng, nguồn nước, hệ sinh thái được
xếp vào tốp đứng đầu trong 8 vùng kinh tế của cả nước.
Tài nguyên đất ở Tây bắc vô cùng phong phú đây là một tiềm năng to lớn của
Tây Bắc. Tuy nhiên, đất đai Tây Bắc còn có nhiều nơi chưa được hợp thức hóa hoặc
sử dụng chưa hiệu quả nguồn tài nguyên này.
Nội dung cơ bản của đồng bào thiểu số vùng Tây Bắc mà chúng tôi đề cập tới
là đói nghèo, đây là vấn đề vừa nan giải vừa bức xúc của Tây Bắc. Trên cơ sở lý
thuyết cơ bản về những quan niệm về đói nghèo và các tài liệu chính thống của
các cơ quan quản lý về chính sách xã hội các cơ quan nghiên cứu và quản lý vùng
đồng bào các dân tộc thiểu số cộng với các tài liệu điền dã tại các dại phương
và hai dân tộc được chọn làm mẫu nghiên cứu chúng tôi đã đưa ra những nhận xét
và đánh giá về các vấn đề sau :
Đói nghèo của các dân tộc vùng Tây Bắc
Để giải quyết vấn đề này chúng tôi đi từ việc tìm hiểu: Khái quát về
thực trạng đói nghèo của các dân tộc vùng Tây Bắc.
Theo số liệu thống kê của lao động, trên địa bàn Tây Bắc vẫn còn 80.780 hộ
nghèo, chiếm tỷ lệ 58,6%, cao nhất trong cả nươc. Nếu tổng hợp lại, có thể thấy,
nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo ở vùng các dân tộc thiểu số Tây Bắc trong gần một thập
niên qua dao động trong khoảng trên dưới 40%. Với chuẩn nghèo quốc gia mới đây
quy định 200.000 đ/tháng. Thu nhập và đời sống dân cư vùng Tây Bắc đến nay vẫn
thấp nhất trong 8 khu vực cả nước. Nhìn ở các góc độ khác nhau để nhận xét và
đánh giá: trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, trong lĩnh vực
nông nghiệp; trong lĩnh vực dịch vụ thương mại; mối quan hệ giữa nghèo đối với
môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và sức khỏe; mối
quan hệ giữa đói nghèo và đời sống kinh tế - xã hội, mối quan hệ giữa đói nghèo
với vấn đề y tế, giáo dục, y tế....
Vấn đề chúng tôi muốn đề cập đến là một số vấn đề về xã hội, qua đó chúng
tôi muốn cung cấp cái nhìn toàn diện về những vấn đề cơ bản của các dân tộc Tây
Bắc qua các vấn đề về an sinh xã hội, tình hình y tế và giáo dục, đây là những
vấn đề quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững cho vùng Tây Bắc .
Một số vấn đề về xã hội
Thực trạng vấn đề y tế - giáo dục ở Tây Bắc. Xuất
phát từ quan điểm y tế, chăm sóc sức khỏe (CSSK) là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của chiến lược kinh tế - xã hội, nhằm mang lại phúc lợi cho
người dân. Trong những năm qua, việc CSSK đối vói các dân tộc ít người ở Tây Bắc
đã có nhiều bước tiến đáng kể về: về mạng lưới y tế; về sức
khoẻ sinh sản cho phụ nữ; chăm sóc sức khoẻ trẻ em.., qua các số liệu cụ thể
tại địa bàn nghiên cứu chúng tôi thấy: Nhìn chung tình hình y tế, chăm sóc sức
khỏe của các tỉnh vùng Tây Bắc vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, tập trung
vào một số lĩnh vực sau: cơ sở hạ tầng còn yếu, nguồn nhân lực y bác sĩ còn thiếu.
Về giáo dục ở Tây Bắc Khái quát về
sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Tây Bắc ta thấy: Mạng lưới trường học đã phủ kín đến
thôn bản. Bên cạnh đó những cố gắng về mọi mặt đã nâng chất lượng giáo dục có
nhiều chuyền biến tích cực, góp phần cải thiện đáng kể trong việc nâng cao dân
trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích tiến
bộ của hệ thống giáo dục của Tây Bắc vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Một trong những vấn đề điển hình xã hội Tây Bắc được rất nhiều các ngành,
các cấp quan tâm đó là vấn đề trồng cây thuốc phiện và buôn bán thuốc phiện
cũng như vấn đề nghiên hút của đồng bào thiểu số ở các tỉnh Tây Bắc, trong đề
tài này chúng tôi đề cập tới vấn đề này với nhiều số liệu và tàì liệu từ địa
phương
Vấn đề trồng cây thuốc phiện, buôn bán và nghiện hút
Để triển khai mục này chúng tôi tập trung vào các nội dung sau: vấn
đề trồng cây thuốc phiện; vấn đề nghiện hút và buôn bán ma tuý ở
các địa phương. Qua các số liệu cụ thể từ các địa bàn nghiên cứu,
chung tôi nhận thấy đây là vấn đề đang tồn tại và có chiều hướng gia tăng, là vấn
đề nhức nhối của Tây Bắc đòi hỏi sự quan tâm của các cấp chính quyền và ngành
công an phong chống ma tuý, tội phạm của tỉnh và Trung ương.
Vấn đề cơ bản của vùng Tây Bắc mà chúng tôi muốn đề cập đến là sự biến đổi
tôn giáo, tín ngưỡng truyền thông thông qua việc xuất hiện việc chuyển đạo của
một bộ phận người H'mông trong vùng.
Sự biến đổi tôn giáo tín ngưỡng truyền thống
Để triển khai tìm hiểu vấn đề nay chúng tôi bắt đầu từ việc nghiên cứu. Tín
ngưỡng truyền thống của hai dân tộc được chọn làm mẫu nghiên cứu là
dân tộc Thái và dân tộc H'mông và một số nội dung cụ thể như: tín ngưỡng truyền
thống của người H'mông cụ thể như: nghi lễ thờ cúng tổ tiên; lễ
mừng năm mới, nghi lễ đắm cưới; Sa man giáo ở người H'mông; hiện tượng
xưng vua ở người H'mông; đạo Tin Lành ở Việt Nam.
Nhìn chung, vấn đề biến đổi tôn giáo tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc
Tây Bắc chỉ tập trung vào người H'mông, song thật nó chỉ là những niềm tin mù
quáng bị các thế lực tôn giáo bên ngoài lợi dụng, hiện tượng Vàng Chứ về cơ bản
chưa đủ sức lan rộng ở vùng người H'mông, còn với dân tộc Thái có lác
đác một số biến động như theo Ki tô giáo, theo đạo Phật nhưng không nhiều.
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét