Những mô hình kinh tế hiện tại hoạt động
quá thô lậu dẫn tới tập quán đời sống của dân tộc bị suy thoái, các dân tộc sinh
hoạt gặp nhiều khó khăn và trở ngại bởi kinh tế nhà nước yếu kém. Đặc biệt, ở
đây phải kể đến một bộ phận dân tộc Thái từ bỏ nơi "chôn rau cắt rốn",
quê hương bản mường của mình chuyển đến nơi ở mới.
Có thể khẳng định rằng, những đặc điểm của
văn hóa thung lũng đã tồn tại theo dòng lịch sử của dân tộc Thái hàng ngàn năm.
Chiều dầy thời gian đã làm cho các thích ứng của con người với tự nhiên nay gần
như trở thành tính toán của quyền lực và tạo ra những mâu thuẫn trong văn hóa,
những vấn đề rất cấp bách đang được đặt ra là phải bảo tồn, cách tân trước sự
suy thoái. Cho nên con người cần phải biết trao sự sống cho văn hóa thì việc bảo
tồn mới còn tồn tại cho mai sau, văn hóa thường thích nghi theo từng thời đại, trên
chiều thuận thể hiện được tự nhiên như văn hóa thung lũng Sơn La, chỉ có giải
pháp này luôn tiếp tục trong dòng chảy vô tận của văn hóa dân tộc Thái.
Nói đến văn hóa Thái không thể bỏ qua văn
hóa thung lũng, cũng như đời sống của dân tộc này không thể tách rời môi trường
tự nhiên mà họ đã gắn bó suốt hàng ngàn năm. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nó
không còn là lực cản trên bước đường xây dựng mô hình kinh tế thực tiển, cùng lúc
đề ra những kế hoạch đầu tư trí tuệ, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động toàn
diện để làm cho sự cân bằng môi sinh trở về vốn văn hóa đã có.
Làm sao cho nó vươn tới trình độ mở rộng để
vượt khỏi không gian chật hẹp của nó là gia đình, cùng bản mường đến với mọi
nơi, được mở hết tầm để lan tỏa cái hay cái đẹp của dân tộc với đất nước và thế
giới.
Về văn hóa vật chất: Văn hóa vật chất là một
trong những lĩnh vực quan trọng trong văn hóa dân tộc Thái nói chung. Ngoài những
giá trị về mặt vật chất, các thành tố của dạng thức văn hóa này còn chứa đựng
các giá trị về mặt tinh thần. Cụ thể các giá trị của chúng được thể hiện thông
qua công cụ lao động, nhà ở, trang phục, ăn uống... Văn hóa vật chất là lĩnh vực
vốn rất nhạy cảm, và có sự thay đổi rất nhanh, bởi nó gắn bó mật thiết và đáp ứng
các nhu cầu thời đại, theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người.
Thiết nghĩ, mỗi người con dân tộc Thái nên
khắc sâu nỗi nhọc nhằn của cha ông trước đây, đã xây dựng nên nền văn hóa độc
đáo của dân tộc mình. Để giữ gìn phát huy những truyền thống quý báu đó hãy
khai thác triệt để. Làm cho cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc mình ngày càng
lan tỏa, nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trước đây, con dao, cày và mai là những
công cụ không thể thiếu được trong lao động sản xuất. Thậm chí, chiếc cày còn
đi vào đời sống tâm linh. Con dao còn được coi là vật hộ mệnh, thì ngày nay
chúng đã có rất nhiều thay đổi về chức năng. Có một tập quán mang dấu ấn tâm
linh cổ xưa, nữ giới Thái theo tục kiêng thao tác dùng mai, cày. Theo quan niệm
đó, hai công cụ lao động này "mang tính nam, chứa đựng điều kỵ nữ", nếu
đàn bà sơ ý va quệt đôi ngực vào cán mai, bắp cày e "phải chuốc độc hại
vào đường sinh con đẻ cái". Song từ khi chuyển sang cấy hai vụ một năm, lấy
lý do bình đẳng nam nữ, phụ nữ Thái đã bỏ tục kiêng kỵ này. Bây giờ ít ai còn
nhớ hay biết tới phong tục Thái có tục kiêng kỵ lạ kỳ như vậy. Ngày nay, người
Thái không sử dụng chiếc cày cổ, mà do phát triển nên đã dùng chiếc cày hay
dùng bừa bằng răng sắt.
Lưỡi mai không còn sử dụng mà thay vào đó
là xẻng. Việc cải tiến cung cách làm nương rẫy cũng dẫn đến sự mai một của hệ
thống công cụ làm nương như gậy chọc lỗ (đủng), và công cụ rẫy cỏ (kchóp, kvẹ).
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, người Thái đã bắt đầu làm quen với các công cụ sản
xuất cải tiến, thậm chí nhiều nơi đã sử dụng máy móc cơ giới. Đã có máy cày chạy
trên những cao nguyên rộng lớn hoặc vùng lòng chảo có diện tích tương đối rộng
như Mường Thanh (Điện Biên, Lai Châu). Một số gia đình khá giả đã mua được máy
tuốt lúa dậm chân (thay cho việc đập lúa, tuốt lúa bằng thủ công trước đây),
máy sát ngô, sắn; máy bơm nước xách tay, máy phát điện mini chạy bằng nguồn nước
tự nhiên. Những năm gần đây, mặc dù tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi và
có những bước phát triển về kinh tế, văn hóa-xã hội, người Thái cũng đã từng bước
có những chuyển biến tích cực về mọi mặt.
Muốn phát triển phải bắt đầu từ nhân tố
con người, việc thay đổi công cụ lao động là một trong những yếu tố quan trọng
để thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Song với điều kiện sống và sinh hoạt,
trình độ dân trí hiện nay của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc cần thiết thay đổi
nhận thức, và nâng cao trình độ văn hóa của bà con. Việc thay đổi công cụ lao động
vẫn là rất cần thiết, nhưng thiết nghĩ không thể ngay lập tức thay đổi toàn bộ,
khi mà hoàn cảnh và con người chưa thể thích nghi. Vấn đề đặt ra là vừa tiếp
thu những công cụ lao động hiện đại, nhưng không thể vứt bỏ những công cụ lao động
truyền thống vẫn còn phù hợp với hoàn cảnh sống và lao động của bà con. Như hệ
thống mương, phai, lái, lin vẫn còn phát huy tác dụng với các bản làng, nương
ruộng xa nguồn nước. Nhiều nương rẫy địa hình phức tạp vẫn cần đến công cụ chọc
lỗ tra hạt, chiếc cày, vẫn còn phù hợi với môi trường sinh thái, vẫn phải tận dụng
sự bồi đắp và nguồn phân bón tự nhiên... Sự biến đổi trong hoạt động kinh tế,
đã tác động trực tiếp đến tập quán ăn uống của người Thái, cả trong cơ cấu
lương thực thực phẩm, cũng như thời gian chuẩn bị và thời điểm tổ chức mỗi bữa
ăn. Ngày nay, việc tiếp thu những giống lúa mới, đặc biệt là lúa tẻ với ưu thế
và năng suất vượt trội, đã tạo ra hệ quả tất yếu là thói quen ăn cơm nếp đang dần
được thay bằng cơm tẻ. Theo kết quả điều tra các hộ gia đình người Thái sinh sống
ở thị xã Sơn La gần đây nhất cho thấy: Phần lớn các hộ gia đình đều chuyển sang
dùng cơm tẻ cho bữa ăn thường ngày. Cơm nếp vẫn được dùng nhưng ít hơn, chủ yếu
trong các dịp lễ tết, hội hè, giao lưu trình diễn văn hóa dân tộc như để nhắc
nhở nhau nhớ về một thời, nhớ về nét riêng trong văn hóa tộc người mình. Trước
đây, trong các bản vùng sâu vùng xa chỉ có gạo nếp và chỉ ăn cơm nếp. Song gần
đây, họ đã trồng lúa tẻ và có thêm cơm tẻ trong bữa ăn thường nhật. Cơm Lam xưa
là thức ăn văn hóa phổ biến của người Thái, ngày nay dường như chủ yếu có mặt tại
các nhà hàng ăn dân tộc, ít thấy xuất hiện trong các gia đình hàng ngày. Rừng bị
tàn phá, lượng thịt thú, rau mầm khan hiếm dần, sông suối do khai thác bừa bãi
và ô nhiễm môi trường cũng không còn cung cấp thức ăn cho con người như trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét