Lễ hội Xên bản xên mường của dân tộc Thái Đen (Hoàng Thị Linh)

Văn hóa của dân tộc Thái chủ thể ở vùng Tây Bắc là một trong những dân tộc còn lưu lại tương đối nguyên vẹn những đặc trưng văn hóa tộc người. Nghiên cứu văn hóa Thái để tìm ra những đặc trưng văn hóa tiêu biểu của vùng văn hóa Tây Bắc đã và đang thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Văn hóa dân gian Thái và văn học dân gian Thái luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Lễ hội dân gian Thái, đặc biệt là lễ hội Xên bản xên mường có ý nghĩa và vai trò to lớn trong đời sống tộc người Thái. 
Qua lễ hội, người ta có thể thấy được bản chất, ý nghĩa của tự nhiên và những cái siêu nhiên; thấy được phong tục và các huyền thoại; hiện thực và truyền thống đan xen cũng như những cơ sở để cố kết cộng đồng. Vì nhiều lí do khác nhau, nên việc tìm hiểu, nghiên cứu các lớp văn hóa lưu giữ, ẩn sâu bên trong lễ hội Xên bản xên mường của người Thái Tây Bắc vẫn chưa được đầy đủ, sáng rõ. Chúng tôi nhận thấy lễ hội Xên bản xên mường thể hiện và lưu giữ khá đầy đủ những giá trị văn hóa tộc người Thái. Từ việc làm rõ các lớp nghĩa, các biểu tượng văn hóa trong lễ hội, chúng tôi mong muốn nghiên cứu những đặc trưng văn hóa tinh thần của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp của tộc người Thái; đồng thời qua đó có thể tìm ra những mối liên quan mật thiết giữa các thành tố lễ hội, tín ngưỡng, phong tục, các huyền thoại hay các dạng thể văn hóa khác. 

Lễ hội của dân tộc Thái gắn liền với những đặc điểm cụ thể của điều kiện địa lí, tự nhiên và đời sống xã hội của các cộng đồng cư dân vốn đã tồn tại từ lâu đời. Cộng đồng người Thái đã từng có một nền văn hoá khá phong phú, nhiều sắc thái còn lưu giữ được cho đến ngày nay như: hệ thống các lễ hội truyền thống của người Thái trong đó lễ hội quan trọng nhất phải kể đến lễ hội Xên bản xên mường. Lễ hội Xên bản xên mường hay lễ hội cầu an là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Thái cúng người lập nên bản làng, tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra Mường - cách gọi tên vùng đất nơi người Thái đang sinh sống và cầu mong cho người Thái được ấm no, hạnh phúc. Lễ hội Xên bản xên mường của dân tộc Thái chứa đựng rất nhiều các di sản văn hóa dân gian và các thành tố văn học, đặc biệt là cách thức thực hiện và các nghi thức quan trọng trong lễ hội. Do vậy, việc nghiên cứu lễ hội xên bản xên mường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo lưu và phục dựng các lễ hội truyền thống. 

Lễ hội và văn học dân gian có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi chúng cùng nằm trong văn hóa dân gian và bởi truyện kể hay huyền thoại về nhân vật phụng thờ cũng là một yếu tố cấu thành lễ hội. Vì vậy, khi nghiên cứu về lễ hội đương nhiên phải nghiên cứu cả văn học dân gian. Văn học dân gian cụ thể là các thành tố của nó là cơ sở quan trọng, là cái sườn, cái khung làm nảy nở để ổn định và cố định hoá lễ hội. Đối với lễ hội, các truyện kể, truyền thuyết đóng vai trò là xương sống dẫn dắt tiến trình lễ hội, là sự minh giải cho lễ hội (mở hội ngày nào, sau bao nhiêu năm mở lại một lần, kéo dài bao nhiêu ngày, rước lễ từ đâu, lễ vật dâng cúng gồm những gì, kiêng kị những gì…). Truyện kể là cái có trước. Chính truyền thuyết đã bồi đắp các lớp ý nghĩa cho các lễ hội nông nghiệp, giúp hình thành nhiều lễ hội trong năm. Trong quá trình phát triển của lễ hội, nội dung của truyện kể lại góp phần ổn định, cố định hóa tính tổ chức của lễ hội. Đến lượt mình, lễ hội với các trình tự nghi thức, sự kiêng kị, vật phẩm dâng cúng, các cảnh diễn xướng... lại giúp cho việc khắc sâu truyện kể vào tâm trí quần chúng dự hội được rõ nét và sinh động hơn, thu hút sự gắn bó và đồng cảm của cả tập thể. Lễ hội giúp lưu giữ truyện kể và hiện thực hóa niềm tin về các vị anh hùng, các sự kiện lịch sử trong truyện kể. 


Việc tìm hiểu và nghiên cứu lễ hội trong mối tương quan với văn học dân gian sẽ tạo ra cái nhìn trọn vẹn về một chỉnh thể văn hóa trong vùng văn hóa dân gian của người Thái ở Tây Bắc. Trong chỉnh thể văn hóa dân gian ấy, chúng tôi quan tâm đến các thành tố văn học có liên quan đến lễ hội Xên bản xên mường và coi đây là nền tảng của đề tài này. Vì thế, khi tìm hiểu đề tài này chúng tôi vừa có cơ hội nghiên cứu về lễ hội Xên bản xên mường lại vừa được tìm hiểu về các thành tố văn học chứa đựng trong lễ hội. 
Khi tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng lễ hội Xên bản xên mường, xét trên phương diện nghiên cứu lễ hội đã được nhiều người đề cập, nhưng đến nay vẫn chưa có cái nhìn toàn diện, chúng tôi mong muốn được góp một phần nhỏ bé trong công việc này. Hơn nữa, chúng tôi cũng muốn bày tỏ sự tâm đắc, niềm thích thú và quan tâm về một vấn đề văn hóa, văn học của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc Việt Nam. 
Chọn đề tài Lễ hội Xên bản xên mường của người Thái Tây Bắc Việt Nam chúng tôi hy vọng sẽ có được cái nhìn hệ thống về lễ hội Xên bản xên mường trong tương quan với văn học dân gian (lời ca, truyện kể…) và góp phần nào đó trong việc làm đầy đặn hơn, sáng rõ hơn diện mạo của lễ hội Xên bản xên mường. 

Lịch sử
- Lịch sử nghiên cứu về người Thái Tây Bắc nói chung Tây Bắc là quê hương của những đỉnh núi cao quanh năm sương trắng, những cánh rừng gìa xanh tốt ngút ngàn và những thiên tình ca bất hủ. Từ cổ xưa, chủ nhân của vùng đất hoang sơ, hùng vĩ này là hơn 20 dân tộc anh em Thái, Mông, Kháng, Xinh Mun, Lào Lự,…cùng nhau sinh sống. Trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc, người Thái (Thăy, Tăy, Táy…) có khoảng trên một triệu người. Tộc người này cư trú ở khắp các tỉnh thuộc miền Tây Bắc Việt Nam (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái). Các công trình nghiên cứu tổng quan về dân tộc Thái gồm có: Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái [75], Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam [69], Văn hóa Thái Việt Nam [71], Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam [72], Mấy vấn đề cơ bản về lịch sử - kinh tế - xã hội cổ đại của người Thái Tây Bắc Việt Nam [73], Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam [38]… Những công trình nghiên cứu này đã khảo sát, nghiên cứu về lịch sử tộc người Thái và nhiều thành tố văn hóa như sinh hoạt văn nghệ múa xòe, phong trào vui chơi hạn khuống, các làn điệu khắp, khắp xư, các lễ hội như: xên bản, xên mường, xên đông, kin chiêng boóc mạy,… Nghiên cứu về lịch sử người Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam không thể không kể đến nhà nghiên cứu Cầm Trọng. Hơn 50 năm nghiên cứu về chính dân tộc mình, Cầm Trọng đã trở thành một nhà Thái học uy tín ở trong cũng như ngoài nước. Ông có rất nhiều tác phẩm viết về mảnh đất và cộng đồng người Thái Tây Bắc, các công trình của ông như: Tư liệu về lịch sử và dân tộc Thái [75], Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam (viết chung với Đặng Nghiêm Vạn, Khà Văn Tiến, Tòng Kim Ân) [69], Văn hóa Thái Việt Nam [71] viết chung với Phan Hữu Dật, Luật tục Thái ở Việt Nam (?) viết chung với Nguyễn Đức Thịnh, Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam [72]…đã tập trung nghiên cứu về cộng đồng người Thái nói chung trên tất cả các lĩnh vực như: lịch sử tộc người, văn hóa xã hội, sinh hoạt văn hóa, kinh tế, tín ngưỡng văn hóa, văn học… Các cuốn sách trên là nơi tác giả gửi gắm tâm tư, tình cảm với dân tộc Thái bằng những tổng kết rất cô đọng, súc tích. Có thế nói, công trình Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam là một trong những công trình nghiên cứu công phu và quan trọng bậc nhất giúp những thế hệ sau có cái nhìn tổng quan về dân tộc Thái. Hoàng Lương cũng là người dày công nghiên cứu văn hóa Thái khi chuyển tải cho người đọc hiểu thêm về cộng đồng người Thái ở Tây Bắc Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Miền Bắc Việt Nam (2002)… Các công tình trên đã giới thiệu những nét văn hóa tiêu biểu của người Thái ở vùng Tây Bắc, các lễ hội truyền thống, văn hoá của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Năm 1987, Viện Dân tộc học xuất bản cuốn sách Các dân tộc ít người ở Việt Nam: Các tỉnh phía Bắc do Lê Bá Thảo, Bế Viết Đẳng, Đặng Nghiêm Vạn viết bằng phương pháp giới thiệu từng dân tộc theo nhóm ngôn ngữ. Đây là công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, lịch sử tộc người, các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc ít người ở khu vực phía Bắc Việt Nam trong đó có những nghiên cứu về người Thái. 
Ngoài ra, nhiều tác phẩm văn học dân gian Thái được sưu tầm, dịch thuật và xuất bản bằng tiếng Việt, được nghiên cứu một cách khá sâu sắc và toàn diện về những giá trị nội dung và nghệ thuật. Truyện dân gian Thái (Cầm Cường (1986), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Cầm Cường, Cầm Kỷ, Hà Thị Thiệc (1987), Truyện dân gian Thái, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Văn Hòa (2001), Truyện cổ và dân ca Thái vùng Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội bao gồm nhiều truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích… được xuất bản chứa đựng nội dung phản ánh quá trình hình thành và phát triển của mường bản, tộc người Thái; phản ánh đời sống xã hội Thái, ca ngợi những nhân vật tốt bụng, có tài; phê phán những nhân vật độc ác, xấu bụng, ngu dốt. Trong đó có những truyện tiêu biểu như: Ý Ưởi Ý Nọng, Nàng Khao nàng Đăm, Chàng Voi con, Chín con ếch, Ý Đăm Ý Đón... Những truyện thơ dài về đề tài lịch sử đấu tranh, xây dựng Mường bản như sử thi Chương Han, sử thi Ẳm ệt luông, Cầm Hánh đánh giặc Cờ Vàng… Những truyện thơ dài về đề tài tình yêu – số phận con người như Xống chụ xon xao,
Khun Lú nàng Ủa, Hiến Hom Cầm Đôi... Có thể khẳng định, những công trình nghiên cứu về người Thái rất đa dạng, phong phú dưới nhiều góc độ và nội dung khác nhau, là những đóng góp rất quan trọng trong việc nghiên cứu về mọi mặt trong đời sống văn hóa xã hội của ngườiThái. 


- Lịch sử nghiên cứu về lễ hội Xên bản xên mường Lễ hội Xên bản xên mường của người Thái vùng Tây Bắc đã được một số nhà nghiên cứu nói đến. Trần Vân Hạc trong cuốn Nhân sinh quan dưới bóng đại ngàn [17] có bài “Xên bản xên mường của người Thái Mường Lò”, đây là bài viết mang tính chất giới thiệu một cách tổng quát nhất về lễ hội, về đối tượng thờ cúng, về các trò chơi dân dân gian trong lễ hội truyền thống của người Thái. Trong đó, ông đã cắt nghĩa từ “xên” - tiếng Thái có nghĩa là cúng, là lễ cúng trời đất, thần linh, tổ tiên, cầu mong một năm mới tốt lành. Đối với những người chưa từng biết đến lễ hội xên bản xên mường thì đây là một bài viết khá bổ ích, giúp cho người đọc có hình dung tổng quan nhất về ý nghĩa của lễ hội trong đời sống tinh thần của người Thái vùng Tây Bắc. Ngoài ra, nhà nghiên cứu Trần Vân Hạc còn có bài viết giới thiệu về truyện thơ Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng. Cầm Hánh là một nhân vật lịch sử-là người có công trong cuộc khởi nghĩa chống giặc khăn vàng từ phương bắc xâm lược-là người được thờ cúng trong lễ Xên bản xên mường của người Thái. Trong bài viết của mình, Trần Vân Hạc khẳng định: sử thi Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng vừa là niềm tự hào của người Thái, vừa là sự thật lịch sử, lại vừa có giá trị văn học. Trong cuốn Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam [14] có giới thiệu về các lễ hội của người Thái, lễ hội xên bản xên mường được coi là Lễ hội cầu an bản mường - lễ hội quan trọng nhất trong năm. Lễ hội xên bản xên mường được giới thiệu một cách khá chi tiết về ý nghĩa lễ hội, các nghi lễ, các trò chơi dân gian trong lễ hội. 
Năm 2013 tác giả Lương Thị Đại có cho xuất bản một công trình nghiên cứu về lễ Xên mường của người Thái đen mang tên Lễ xên mường của người Thái đen ở Mường Then [10], công trình đã trình bày những nét cơ bản về lễ hội Xên mường của người Thái vùng Mường Then về mục đích, ý nghĩa của lễ Xên mường trong cộng đồng nhóm Thái Đen Điện Biên; tìm hiểu tiến trình, cách thức của từng hoạt động trong lễ Xên mường cũng như lịch sử hình thành lễ Xên mường ở Mường Then xưa, Điện Biên ngày nay. Ngoài ra, chúng ta có thể tìm thấy tư liệu về lễ hội xên bản xên mường ở các địa phương trên internet, ở một số công trình, bài viết mang tính chất sưu tầm và giới thiệu một cách nhỏ lẻ ở các cuốn sách giới thiệu về lễ hội của địa phương, lịch sử địa phương, các bài báo và tạp chí tuy nhiên, các tư liệu chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, mà chưa được mô tả một cách cụ thể, chi tiết. Qua tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi thấy các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc sưu tầm và miêu tả lễ hội một cách đơn giản mà chưa xứng tầm với ý nghĩa thực của nó. Trong khuôn khổ và mục đích của luận văn, chúng tôi sẽ khảo sát ý nghĩa, nội dung diễn biến của lễ hội Xên bản xên mường của người Thái vùng Tây Bắc Việt Nam một cách tổng thể, làm rõ ý nghĩa, vai trò, nội dung của các thành tố văn học trong mối tương quan với lễ hội. 


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
- Đối tượng: Khảo sát Lễ hội Xên bản xên mường của người Thái Tây Bắc một cách cụ thể (vì cộng đồng dân tộc Thái chủ yếu sinh sống và sinh hoạt văn hóa ở vùng Tây Bắc của tổ quốc). 
- Các truyền thuyết (hoặc truyện kể), sử thi có liên quan. 
- Khảo sát cách thức tổ chức lễ hội. 
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát lễ hội trong phạm vi do người Thái tổ chức: 
- Lịch sử, (nguồn gốc) 
- Diễn trình 
- Ý nghĩa và những vấn đề liên quan đến lễ hội này. 

Phương pháp nghiên cứu 
Luận văn được thực hiện dựa trên một số phương pháp cơ bản sau: 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tư liệu (gồm tư liệu văn học, những tài liệu chưa xuất bản...). Trên cơ sở tìm hiểu, thu thập, tổng hợp các tư liệu chúng tôi đã tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu, xác minh, xử lý các tư liệu. - Phương pháp hệ thống, thống kê, phân loại: Chúng tôi sẽ tiến hành tập 
hợp đến mức tối đa các bản kể về lễ hội lưu truyền ở các vùng. 
- Phương pháp điều tra thực địa: Đây là phương pháp quan trọng mà chúng tôi tiến hành khi thực hiện luận án. Chúng tôi đã dành thời gian tìm hiểu không gian văn hóa Thái qua tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi thảo luận với nhiều nghệ nhân, nhà nghiên cứu Thái học và cư dân Thái sinh sống ở một số tiểu vùng văn hóa Thái. Qua đó, chúng tôi đã có dịp khảo sát, nghiên cứu những phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa, lễ hội, lối sống…của người Thái Tây Bắc. Nhưng vì thời gian có hạn, chúng tôi không thể tiến hành điền dã ở bất cứ nơi nào tổ chức lễ hội ở vùng Tây Bắc Việt Nam mà chỉ lựa chọn những địa điểm tiêu biểu nhất. 
- Phương pháp liên ngành: Lễ hội có mối quan hệ chắc chẽ với văn học dân gian, các phong tục tập quán, tín ngưỡng…Vì vậy, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp liên ngành để xem xét lễ hội dưới nhiều góc độ để có được một cái nhìn tổng thể và toàn diện về lễ hội Xên bản xên mường trong tương quan với văn học của người Thái ở Tây Bắc. 
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được chúng tôi sử dụng thường xuyên để phân tích các truyện kể, các motif theo đặc trưng thể loại, nhằm chứng minh cho các luận điểm mà luận văn nêu ra. 

5. Mục đích, ý nghĩa, đóng góp của luận văn 
- Sưu tầm, tập hợp một cách đầy đủ hệ thống các nghi thức trong lễ hội Xên bản xên mường; các thành tố văn học liên quan đến lễ hội. - Miêu tả, phân tích lễ hội cổ truyền của cộng đồng dân tộc thái; mối quan hệ giữa các thành tố văn học – văn hóa trong lễ hội. 
- Góp phần giới thiệu Lễ hội xên bản xên mường của người Thái, giúp mọi người hiểu được phong tục, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái. 
- Thông qua đó rút ra những nhận định khoa học có tính thuyết phục cao về vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần con người. Từ đó, có phương hướng để giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa lễ hội cổ truyền của dân tộc. 
6. Cấu trúc nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thơ và ảnh, phần nội dung của luận văn dự kiến được chia làm 3 chương: 

Phần Nội Dung.
Chương 1: Tổng quan về tộc người Thái và không gian văn hóa Thái vùng Tây Bắc Việt Nam 
Chương 2: Khảo sát lễ hội Xên bản xên mường ở một số khu vực Chương 3: Nghiên cứu những yếu tố thơ ca dân gian và truyện kể dân gian trong lễ hội Xên bản xên mường. 

Không Gian Văn Hóa Thái Vùng Tây Bắc Việt Nam.
1.1. Về tộc người Thái (về lịch sử và cƣ dân) 
Người Thái là dân tộc chiếm số đông trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999 của Tổng cục thống kê thì dân số Thái là 1.328.725 người, chiếm 1,6% dân số cả nước và 12,2% dân tộc thiểu số, đứng thứ 3 sau người Kinh và người Tày. Người Thái có tên tự là Táy, phân chia thành 2 ngành Táy đăm (Thái đen) và Táy khao (Thái trắng). Sự phân chia này bao hàm trong đó ý nghĩa lịch sử và văn hóa của cộng đồng Thái cổ. Người Thái cư trú ở nhiều nơi trên đất nước ta nhưng tập trung nhất là ở Tây Bắc, chiếm 98% số người Thái ở Việt Nam (riêng ở Sơn La chiếm 36%, miền núi Nghệ An 20%, Thanh Hóa 17%, Lai Châu 15%, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình 10%) 
Người Thái cư trú ở nhiều quốc gia, trong đó "các nhóm Thái ở Lào và người Thái ở Việt Nam kể cả các nhóm Shan ở Mianma, Thay Khăm ti và Ahom ở Atssam Đông Bắc Ấn Độ và Thái Lan đều có nguồn gốc từ phía Tây Nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Từ thế kỷ VIII sau công nguyên trở đi, các cuộc thiên di của người Thái từ vùng Vân Nam (Trung Quốc) xuống phía Nam diễn ra liên tục. Trong các cuộc thiên di đó, có nhánh đi vào vùng Tây Bắc Việt Nam, có nhánh di cư vào đất Lào vốn trước đó là vùng đất thuộc các vương quốc Môn Khơ Me cổ" [69, tr 69]. Khi đến Việt Nam, Mường Theng (Mường Thanh - tức Điện Biên Phủ ngày nay) trở thành trung tâm của người Thái. Trong các tài liệu ghi chép, mặc dù không đủ để ta đoán định cụ thể về thời gian có mặt của một bộ phận người Thái đầu tiên gọi là Lự ở Điện Biên và các nhóm Thái lẻ tẻ khác ở xen lần với người Xá khắp vùng Tây Bắc, nhưng chắc chắn họ đã có mặt ở đây vào những thế kỉ thuộc thiên niên kỷ thứ I sau công nguyên như nhận xét của nhà nghiên cứu Cầm Trọng "Có thể nói chắc chắn hơn, đợt thiên di của người Thái từ bắc xuống Nam được bắt đầu tiến hành từ khoảng các thế kỷ đầu thiên niên kỷ I sang đầu thiên niên kỷ II công nguyên. Đợt thiên di này đã được ghi chép tương đối đầy đủ trong các nguồn tư liệu bằng chữ Thái cổ và đặc biệt chính xác khi nguồn tư liệu này lại ăn khớp với những câu chuyện truyền miệng của nhiều tộc người có tổ tiên từng tiếp xúc với tổ tiên người Thái" [69, tr.70]. Các cuốn sách cổ của người Thái như Kể chuyện bản Mường (Quắm tố mướng) và Những bước đường chinh chiến của ông cha (Tăy pú xớc) cũng nói tới tổ tiên của người Thái trong những ngày đầu đặt chân tới nước ta: Vào khoảng thế kỷ XI - XIII, các thủ lĩnh Thái đen như Tạo Ngần, Tạo Xuông đã dẫn đầu các nhóm Thái đi từ Mường Ôm, Mường Ai qua Mường Lò Luông (Mường La, Vân Nam ngày nay) vào Tây Bắc nước ta. Điểm dừng chân đầu tiên của họ là Mường Lò (Nghĩa Lộ), sau đó theo các triền sông và thung lũng ra khắp miền Tây Bắc và xuống miền núi Thanh Nghệ. Người Thái đen ngày nay vẫn còn những câu miêu tả về quê tổ xưa nhất của nhóm nói tiếng Thái, xem như lớp tổ tiên chung, được ghi ngay ở phần mở đầu tập Kể chuyện bản Mường (Quắm tố mướng). 
Quê tổ của người Thái là đất Mường Lò. Từ đó họ mở rộng dần thế lực sang vùng Mường Then huyền thoại. Đất Mường Then thuộc ngọn nguồn của ba con sông Nặm Rôm, Nặm Núa, Nặm U (là một nhánh của Nặm Khong-sông Mê Kông) thuộc vùng lưu vực 2. Người Thái từ đây vượt sang phía đông tới lưu vực sông Mã, rồi tiến hành những cuộc chinh phạt mở rộng địa giới của mình sang tận đất Lào, hình thành nên những vùng Chiềng Đông, Chiềng Tòng (tức Xiêng Đông, Xiêng Thong - nơi trung tâm của Luông Prabăng bây giờ). Do địa bàn cư trú và những cuộc di dân lớn trong lịch sử, dân tộc Thái chịu những ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hóa và nhân chủng của các cư dân địa phương nơi họ đi qua, nói một cách khác thì người Thái - dân tộc chủ nhân của Tây Bắc, trong lịch sử đã có quá trình hỗn dung và tiếp biến văn hóa bởi các dân tộc anh em để tạo nên sắc thái văn hóa riêng biệt của cả vùng Tây Bắc. 

Miền Tây Bắc là nơi sinh sống của hơn 20 dân tộc anh em như: Thái, Mường, Mông, Dao, Si La, Khơmú, La Ha, Xinh Mun, Mảng, Kháng, Lào, Lự, Bố Y, Cống, Tày, Nùng, Giáy, Phù Lá, Hà Nhì, Hoa, La Chí, La Hủ, Lô Lô, Kinh… Trừ người Kinh đầu tiên vốn là những người nông dân từ miền xuôi lên tham gia khởi nghĩa ở Điện Biên do Hoàng Công Chất lãnh đạo vào thế kỷ XVIII và con cháu của họ ở lại đây, còn phần lớn các dân tộc là những cư dân xa xưa của Tây Bắc, một vài dân tộc đến Tây Bắc cách đây 200 - 300 năm. Từ sau năm 1954, người Thái hầu như đã sinh sống ổn định trên các vùng đất mà cha ông dày công khai phá và gây dựng. Họ duy trì những luật tục riêng, những sắc thái văn hóa - xã hội riêng theo từng nhóm. Theo vùng địa lý, các nhóm Thái sống đan cài với nhau và với cộng đồng dân cư của các dân tộc khác. Họ coi quê tổ của mình là đất Mường Lò, phía Bắc tỉnh Yên Bái (nay là thị xã Nghĩa Lộ và ba huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu thuộc tỉnh Yên Bái). Ngoài ra, phần lớn người Thái sống ở các tỉnh thuộc phía Tây và phía Nam đất Tổ gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An (và một số lượng không đáng kể sống rải rác trong các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên mà chủ yếu là ở huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng) [45. tr.15 - 16]. Trong những điều tự nhiên - xã hội (điều kiện thiên di, điều kiện địa lý, sinh hoạt…) nhất định, người Thái sinh sống lâu đời và dần gắn kết thành những vùng văn hóa.
Hiện nay, sự phân hóa hai ngành Thái Đen và Thái Trắng thành 6 nhóm như trên "là kết quả của một quá trình thiên di, xáo động, trên những diễn biến lịch sử lâu dài và phức tạp (…) từ một nhóm Thái (Tày) cổ xưa nhất mà thiên di đi mỗi người một ngả. Rồi đến địa vực cư trú mới của mình, từng nhóm một tiếp xúc với điều kiện tự nhiên và đặc biệt chịu ảnh hưởng của các dân tộc xung quanh để rồi xa dần cái nguyên gốc của mình. Và cũng từ đó xuất hiện các nhóm Thái ở mỗi một địa phương khác nhau" [45, tr.28]. Mặc dù có sự phân hóa như vậy, nhưng về cơ bản người Thái vẫn là một tộc người có sự thống nhất trên cả ba khía cạnh - ý thức về người đồng tộc hay ý thức tộc người qua một tên gọi chung nhất là Phủ Thăy (người Thái) 
- Ngôn ngữ chung (tiếng Thái) - và nền văn hóa chung. 
1.2. Không gian văn hóa Thái vùng Tây Bắc 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội Tây Bắc là vùng núi cao hiểm trở bậc nhất ở nước ta, những đứt gẫy của kiến tạo địa chất tạo nên hệ thống núi và sông ngòi chạy theo hướng Tây bắc - Đông nam, hệ thống núi giáp với biên giới Việt - Lào ở phía Tây và dãy Hoàng Liên Sơn kề sát với bờ phải sông Hồng ở phía đông mà người Thái mệnh danh là Khau Phạ (Sừng Trời) tạo cho Tây Bắc một vùng địa lý tự nhiên và khí hậu riêng biệt. 
Từ dòng Nặm Tao, người Thái tạt vào bên phải, chiếm lấy đất Nghĩa Lộ làm bàn đạp để rồi tiến mãi đến tận Điện Biên, giáp Lào. Đất ấy, tên Thái là Mường Theng tức Mường Trời và trở thành "cố đô" của nhiều đời tù trưởng. Vậy nên, dòng Nặm Tao hiển nhiên là địa đầu phía Đông và biên giới Lào là địa đầu phía Tây của vùng văn hóa Tây Bắc. Giữa hai điểm đó con sông Đà phát nguyên từ phía Bắc kẻ một đường chéo Tây Bắc - Đông Nam, đi qua đất Hòa Bình rồi hợp lưu với dòng Nặm Tao ở ngã ba Việt Trì để làm nên sông Cái - sông Hồng của châu thổ phì nhiêu. Trên đường đi, sông Đà tên Thái là Nặm Tè
- tiếp nhận lượng nước của biết bao suối nhỏ và cả một dòng sông Nặm Na hợp lưu với nó ở ngay tỉnh lị Lai Châu. Sát với biên giới Lào là dòng sông Mã chảy từ Điện Biên xuống đến phía Tây tỉnh Sơn La thì quặt sang đất Lào và trở về miền Tây Thanh Hóa để xuôi về biển. Vậy nên, đất Tây Bắc còn được đồng bào gọi là đất "ba con sông", tạo nên ba dải "nước màu: trắng, xanh, đỏ". Bởi vì sông Mã lắm thác ghềnh nên nhiều sóng bạc đầu. Lại còn có truyền thuyết dòng sông là nữ thần canh giữ mỏ bạc mà xưa kia người Thái - La Ha thường khai thác. Dòng Nặm Tè (sông Đà) chảy giữa các triền núi đá grannít, sâu thẳm xanh đen một màu. Còn dòng Nặm Tao mang nặng phù sa thì chính người Kinh cũng gọi là sông Hồng. Ba con sông tự nhiên nhưng trở thành biểu tượng riêng của vùng đất. Chúng lại có ba màu của nắng, của cây và của đất. Chúng biến thành những tín hiệu văn hóa vùng mà người dân bản địa lấy đó làm tự hào, để phân biệt với người vùng muối (Kinh), người vùng sông Lô, sông Chảy (Tày, Nùng). Tây Bắc là miền núi cao hiểm trở, hùng vĩ, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến 180km, rộng 30km, cao từ 1500m trở lên, các đỉnh cao nhất như Phanxipăng 3142m, Yam Phình 3096m, Pu Luông 2.983m, dãy Hoàng Liên Sơn được người Thái gọi là "sừng trời" (khau phạ) chính là bức tường thành. Nó nằm bên bờ phải sông Hồng, con sông mà tổ tiên người Thái gọi là Nậm Tao, nên ngày nay đoạn sông này còn có tên tiếng Kinh là sông Thao. Dòng Nậm Tao chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử thiên di của người Thái đen vào Tây Bắc. Theo sử huyền thoại Thái thì tổ tiên họ là Tạo Xuông - Tạo Ngần bay từ trên trời xuống và phải vượt qua con sông rộng, lắm sóng dữ, ghềnh thác. Qua con sông là đến địa phận của trần gian. Khó khăn là thế nên tên thần thoại của dòng Nặm Tao là dòng "Sông Đắng - sông Xối" (Nặm ta Khôm - Nặm Ta Khái), còn theo các nhà dân tộc học thì dòng sông là con đường mà theo đó tổ tiên của người Thái thiên di vào Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV. Vùng Tây Bắc Bắc Bộ với núi non trùng điệp, nhiều núi cao hiểm trở trở thành một địa bàn trọng yếu về kinh tế và quốc phòng của Việt Nam, "phên dậu thứ hai án ngữ phía Tây" (theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi). Miền Tây Bắc được tạo thành bởi một khối núi cao vững chắc, sừng sững trong gió lạnh và sương mù, tiếp giáp với miền Vân Nam (Trung Quốc) ở phía bắc và Phong Xa Lỳ - Sầm Nưa (Lào) ở phía nam, chạy dài cho đến tận thung lũng sông Cả ở địa đầu dãy Trường Sơn. Về địa bàn lãnh thổ, vùng này bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và miền núi Thanh Hóa, Nghệ An. Những người dân đồng bằng ngày trước theo những đoàn thuyền buồm ngược sông Đà lên đến Chợ Bờ (Hòa Bình) để giao lưu buôn bán với miền Tây Bắc mà không dám tiến xa hơn vào vùng đất đầy gian nan thử thách “nước Sơn La, ma Hòa Bình", "rừng thiêng nước độc" này. 

Về sau, miền Tây Bắc phát triển, trở thành "hòn ngọc của Tổ quốc", người từ dưới xuôi đi lên miền Tây Bắc có thể theo các hướng: đi đường bộ qua đất Hòa Bình, vượt qua nhiều đèo dốc để đến được cao nguyên Mộc Châu – cửa ngõ miền Tây Bắc; đi đường sắt theo chuyến xe lửa từ Hà Nội lên Lào Cai dọc theo thung lũng sông Hồng cũng đồng thời đi dọc theo phía đông của miền Tây Bắc; đi đường sông theo sông Đà, sông Thao, sông Hồng lên Tây Bắc. Núi rừng và cao nguyên miền Tây Bắc được che phủ bởi hệ thống thực vật phong phú, nhưng có một loại cây trở thành biểu tượng cho xứ sở sương mù, bám chặt rễ trên các sườn núi để bảo vệ đất màu, đó là cây ban và vào mùa xuân thì hoa ban nở trắng rừng Tây Bắc. Địa hình từ thung lũng sông Hồng đến biên giới Tây Bắc - Lào rất phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi, dòng sông, khe suối. Dãy núi Hoàng Liên Sơn đồ sộ, dài 180 km chạy từ biên giới Trung Quốc đến Vạn Yên, rộng 30 km với các đỉnh núi cao từ 2.800m đến trên 3000m. Dãy núi Sông Mã ở biên giới phía tây dài đến 500 km có những đỉnh núi cao 1800 m, một phần chạy sang cả Sầm Nưa (Lào) và lan đến miền thượng du Thanh - Nghệ Tĩnh với những đỉnh núi cao từ 1200m đến 1500m. Giữa hai mạch núi đồ sộ đó là những miền cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, dài chừng 400 km, cao từ 600m đến hơn 1000m. các dãy núi và cao nguyên đó đều chạy song song với nhau và với thung lũng sông Hồng, theo hướng tây bắc - đông nam. Con sông Hồng từ xưa người Thái Tây Bắc gọi là sông Nặm Tao, nơi khởi nguồn và cũng là nơi địa đầu phía đông và phía tây của vùng văn hóa Tây Bắc. Vùng từ sông Đà đến sông Mã cũng rộng lớn và đồ sộ như vùng núi Hoàng Liên Sơn. Trong vùng có nhiều cao nguyên. Có lẽ người ta biết đến Tây Bắc nhiều nhất là qua các cao nguyên nổi tiếng. Cao nguyên Mộc Châu ở độ cao khoảng 1000 - 1050m, rộng 25km, dài khoảng 300km bắt đầu từ Hòa Bình kéo dài đến biên giới Việt
- Trung, nằm trải dọc theo đường quốc lộ số 6 - con đường bộ dẫn vào miền Tây Bắc đã gây ấn tượng đầu tiên về một miền đất Tây Bắc trù phú với cảnh quan thiên nhiên thật tươi đẹp. Cao nguyên Sơn La kéo dài từ dải trũng Yên.
Hoàng Thị Linh 

Tài liệu liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét