Từ cách đây gần 60 năm, bắt đầu từ dạy tiếng Thái ở Tây Bắc,
tiếng dân tộc được dạy trong nhà trường ở Việt Nam. Sau những thăng trầm của lịch
sử, từ đó đến nay đã có hơn 10 ngôn ngữ được dạy học trong trường học, đó là
các tiếng dân tộc: Thái, Tày, Nùng, Mông, Chăm, Jrai, Ba na, Ê đê, Khmer, Hoa.
Tiếng dân tộc chưa bao giờ ngừng dạy trong trường học dẫu có lúc chỉ tiến hành ở
vài chục trường. Hiện nay 7 tiếng dân tộc đang được dạy trong trường học, đó là
các tiếng: Mông, Chăm, Jrai, Ba na, Ê đê, Khmer, Hoa.
Năm học 2009-2010 tiếng dân tộc được dạy ở 717 trường, trên
địa bàn 18 tỉnh thành phố với 105.687 học sinh, trong đó học sinh Tiểu học:
89.452 em, Trung học cơ sở 13.261 em; Trung học phổ thông 2.974 em. Học sinh học
tiếng Khmer đông nhất (63.575 em), kế đến là học tiếng Êđê (11.827 em), tiếng
Chăm (10.593 em), tiếng Jrai (7.848 em), tiếng Hoa (7.167 em), tiếng Mông
(3.167 em) và tiếng Ba na (1.511 em).
Tuy nhiên, bức tranh dạy tiếng dân tộc trong trường học hiện
nay đã vắng các tiếng Thái, Tày và Nùng vốn đã là các ngôn ngữ được dạy đầu
tiên trong trường học, tạo nên bức tranh sinh động nhiều màu sắc cách đây nửa
thế kỷ. Điều gì đã xảy ra với những tiếng dân tộc đó? Có cần thiết phải tiếp tục
dạy học các tiếng đó không? Làm thế nào để có thể tiếp tục dạy? Đó là những câu
hỏi không dễ trả lời. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi cung cấp một số
tư liệu liên quan để cùng suy ngẫm.
Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ
riêng của mình, nhiều dân tộc đã có chữ viết riêng. Tuy nhiên chưa có ý kiến thống
nhất trong việc xác định số lượng chữ viết của các dân tộc thiểu số ở nước ta.
Theo Hoàng Tuệ, khoảng 24 dân tộc thiểu số ở nước ta đã có chữ viết, đó là các
dân tộc: Tày, Thái, Hoa (Hán), Khmer, Nùng, Mông (Mèo), Giarai, Êđê, Bana,
Xơđăng, Kơho, Chàm (Chăm), Hrê, Mnông, Raglai, Xtiêng, Bru, Cơtu, Gié-triêng,
Cro, Tàôi, Chơro, Churu, Lào.
Trong số các dân tộc có chữ viết, các ngôn ngữ thuộc nhóm
Tày-Thái có các đại diện là các dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Lào, chiếm 1/6 tổng số
các chữ viết của các dân tộc thiểu số. Chủ sở hữu của các chữ viết này khoảng 3
triệu người, gần ¼ tổng số người dân tộc thiểu số của cả nước. Về vị thế, sau
tiếng Việt, tiếng Tày, Nùng ở Đông Bắc; tiếng Thái ở Tây Bắc... từng được coi
là ngôn ngữ của các dân tộc giữ vai trò quan trọng về kinh tế-xã hội trên những
địa bàn rộng lớn, là tiếng phổ thông vùng. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có một thứ
chữ của dân tộc nào thuộc nhóm Tày-Thái đang được dạy trong trường học, mặc dù
từ nhiều năm nay vấn đề này vẫn được nhắc tới trong các hội thảo và bằng cả
hành động cụ thể để làm thay đổi tình hình.
Trở lại lịch sử, từ những năm 50-60 của thế kỉ XX chữ Tày - Nùng, chữ Thái đã chính thức được dạy trong trường học ở các tỉnh thuộc Việt Bắc, Tây Bắc. Chữ Thái là chữ đầu tiên của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam được đưa vào trường học để dạy cho người lớn và học sinh phổ thông, bắt đầu với chữ Thái Thống nhất từ năm học 1956-1957, đến năm học 1961-1962 đã có học sinh Thái học hết bậc tiểu học bằng chữ Thái.
Chữ Tày- Nùng được đưa vào dạy trong trường học từ đầu những những năm 60 ở 6 tỉnh
thuộc Việt Bắc. Vào những năm phong trào học chữ Tày - Nùng phát triển cao nhất
(năm học 1967 - 1968), số lớp học chữ Tày - Nùng lên tới hơn 1.000 lớp vào khoảng
37.240 học sinh. Sở Giáo dục Việt Bắc đã biên soạn tài liệu dạy Ngữ văn cho cấp
II. Ngoài sách giáo khoa, các sách tham khảo phục vụ việc dạy học tiếng dân tộc
đã được biên soạn và xuất bản. Các trường Trung học Sư phạm ở một số tỉnh như:
Lạng Sơn, Nghĩa Lộ... đã tố chức đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc. Các Sở
Giáo dục Việt Bắc, Khu tự trị Tây Bắc trực tiếp chỉ đạo các trường dạy tiếng
dân tộc trong suốt những năm đó...
Tuy nhiên, tới cuối những năm 70 thì phong trào dạy học chữ
Tày- Nùng giảm dần và chính thức kết thúc từ năm học 1977 - 1978 với nhiều lí
do, trong đó có những lí do liên quan tới chương trình, tới bộ chữ Tày - Nùng.
Trước đó, chữ Thái Thống nhất đã tạm ngừng dạy từ năm 1968 đế tiếp tục nghiên cứu,
hoàn thiện.
Sau này chữ Thái vẫn tiếp tục được dạy nhưng trong phạm vi
hẹp với tính chất thử nghiệm: Đầu những năm 90 ở Thanh Hóa, sau đó ở Sơn La tổ
chức dạy chữ Thái những năm 2000, một số trường tiểu học ở Lai Châu dạy thử
nghiệm chữ Thái cải tiến với sự hỗ trợ của một tổ chức Phi Chính phủ. Những năm
gần đây theo Chỉ thị 38/TTg các Trung tâm giáo dục thường xuyên ở Sơn La, Hoà
Bình tổ chức dạy tiếng Thái cho cán bộ công chức; tiếng Tày, Nùng cũng đang được
dạy ở các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn... cho cán bộ công chức. Việc dạy tiếng
dân tộc theo Chỉ thị 38/CP nhằm vào đối tượng cán bộ không phải là người dân tộc
thiểu số để phục vụ công tác tuyên truyền vận động quần chúng, để thay môn ngoại
ngữ khi thi công chức.
Đáng quan tâm là mặc dù chương trình này không dành cho người
Thái, Tày, Nùng nhưng cán bộ các dân tộc này có nguyện vọng vẫn được theo học.
Giáo viên dạy các chương trình này đang thiếu trầm trọng. Giáo viên dạy tiếng
Thái ở Hoà Bình lên tu nghiệp ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn La. Còn bản
thân Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn La phải kết hợp với Trường Cao đẳng Sư
phạm Sơn La để có đủ đội ngũ giáo viên dạy tiếng Thái.
Về điều kiện tổ chức dạy học:
- Người dân tộc thiểu số có nguyện vọng, nhu cầu học tiếng
dân tộc thiểu số.
- Bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số được dạy và học trong nhà
trường phải là bộ chữ cổ truyền được cộng đồng sử dụng, được cơ quan chuyên môn
xác định hoặc bộ chữ đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn.
- Chương trình và sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số được
biên soạn và thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đạt trình độ chuẩn
đào tạo của cấp học tương ứng, được đào tạo dạy tiếng dân tộc thiểu số tại các
trường cao đẳng, đại học sư phạm, khoa sư phạm.
Nội dung, phương pháp dạy học tiếng dân tộc thiểu số sẽ được
quy định trong từng chương trình tiếng dân tộc thiểu số cụ thể. Hình thức tổ chức
dạy học được quy định: Tiếng dân tộc thiểu số là môn học trong các cơ sở giáo dục
phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên và việc dạy học tiếng dân tộc thiểu
số được thực hiện theo các hình thức tổ chức dạy học ở các cơ sở giáo dục phổ
thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Đặc biệt, Nghị định còn quy định quyền lợi của người dạy và
người học tiếng dân tộc đó là: Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được đào tạo,
bồi dưỡng, được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối
thiểu chung; người hoàn thành chương trình tiếng dân tộc thiểu số sẽ được cấp
chứng chỉ, được Nhà nước đảm bảo sách giáo khoa.
Trách nhiệm các Bộ, ngành đối với việc tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số được Nghị định quy định rất rõ: Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số; chủ trì, tổ chức biên soạn, thẩm định chương trình, sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số; nghiên cứu, ban hành danh mục thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số, quyết định về nội dung, phương pháp, kế hoạch dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các chương trình cụ thể; xem xét các điều kiện về dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lí việc cấp phát chứng chỉ học tiếng dân tộc thiểu số, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số. Các Bộ Nội vụ, Tài chính, Uỷ ban Dân tộc chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành định mức biên chế, chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên cũng như hướng dẫn quản lí, sử dụng nguồn tài chính cho việc dạy và học tiếng dân tộc, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định, chế độ, chính sách về dạy và học tiếng dân tộc thiểu số.
Như vậy, để dạy học tiếng dân tộc trong trường học, trước hết cần căn cứ vào nhu cầu học tiếng dân tộc của cộng đồng và thực trạng bộ chữ tiếng dân tộc. Đây là các điều kiện tiên quyết để có thể quyết định tiếng dân tộc nào đó được dạy trong trường học.
Khác với cộng đồng người Tày, người Nùng, sau khi tiếng
Thái tạm dừng dạy cuối những năm 60 thế kỉ XX, liên tục những năm sau đó cho tới
nay, nguyện vọng học tiếng Thái, đưa tiếng Thái vào dạy trong trường học vẫn
đau đáu trong đội ngũ trí thức người Thái, trong cộng đồng người Thái.
Vấn đề dạy tiếng Thái trong trường học dường như vẫn là nỗi
trăn trở không chỉ của người Thái. Nhiều năm nay, một số nhà khoa học và cơ
quan nghiên cứu đã tiến hành các cuộc khảo sát, thăm dò về nhu cầu học chữ Thái
trong cộng đồng người Thái. Kết quả đều cho thấy số người ủng hộ việc học chữ
Thái bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao trong mọi đối tượng được hỏi.
Vấn đề còn lại là dạy bộ chữ Thái nào?
Người Thái ở Việt Nam tự hào là một trong số ít dân tộc thiểu
số sở hữu nhiều bộ chữ nhất. Có thế kể tới một số bộ chữ chính như sau: Chữ
Thái cổ, Chữ Thái La tinh do người Pháp đề xuất (1949); Chữ Thái thống nhất
(1954) và cải tiến (1961); Chữ Thái La tinh hóa, do Viện Ngôn ngữ tạo lập
(1980).
Với tiếng Thái, có thế xem xét ở cả hai khả năng: bộ chữ cổ truyền được cộng đồng sử dụng, được cơ quan chuyên môn xác định hoặc bộ chữ đó được cấp có thẩm quyền phê chuẩn.
Vấn đề liên quan tới việc chọn bộ chữ để dạy trong trường học
thuộc về quyền hạn của các địa phương. Nhưng sẽ là khó khăn đối với các dân tộc
cư trú ở nhiều địa phương, như đối với cộng đồng người Thái.
Như vậy, do sự phong phú của bộ chữ, sự phân tán của cộng đồng
sử dụng tiếng Thái đã làm tăng thêm những khó khăn không nhỏ trong quyết định bộ
chữ dạy trong trường học. Điều này đòi hỏi các nhà Thái học, trước hết là các
trí thức dân tộc Thái - những người am hiểu chữ Thái, có những hành động tích cực,
thiết thực để việc công nhận một bộ chữ Thái sớm được thực hiện.
Gìn giữ và phát triến ngôn ngữ là nhiệm vụ lịch sử của mỗi
thành viên trong xã hội. Giáo dục là một lĩnh vực có vai trò quan trọng trong
việc phát triển ngôn ngữ. Dạy học ở nhà trường là điều kiện tốt nhất đế chữ viết
tồn tại và hoàn thiện. Với tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số, nhà trường
dạy con em đồng bào dân tộc hiểu các văn bản và tạo ra các văn bản mới, nhờ đó
ngôn ngữ dân tộc được bảo tồn. Quan trọng hơn, tiếng dân tộc được dạy trong nhà
trường được truyền cho thế hệ này nối tiếp thế hệ kia sẽ là một ngôn ngữ có chức
năng lớn hơn, phong phú hơn ngôn ngữ được dùng trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ
đó, tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số không ngừng hoàn thiện, phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét