Về loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, truyền thuyết của người Thái kể rằng: Thuở ấy, có một chàng trai tên là Khum đem lòng
yêu cô gái tên là Ban. Khum vừa giỏi
làm nương, lại có tài săn bắn.
Ban thì khéo tay dệt vải lại có giọng
hát làm say đắm nhiều chàng trai. Thế nhưng, cha nàng Ban vì ham giàu nên đã đem gả nàng cho con trai nhà tạo mường, vốn là
một
thanh niên lười nhác, lại có tật gù lưng.
Mặc cho cô gái hết lời van xin, người cha vẫn không từ bỏ ý định, và ông đã bàn bạc cùng với nhà tạo mường sửa soạn làm lễ cưới cho haingười. Trong bước
đường cùng, nàng Ban đã chạy sang bản của Khum gặp chàng để cầu cứu. Nhưng chẳng may khi đến nhà Khum, thì được
tinchàng đã theo cha đi mua trâu ở bản xa. Nàng bèn lấy chiếc khăn piêu
của mình, buộc vào nơi cầu thang nhà người rồi bươn bả đi tìm
chàng. Nàng đi hết núi này, rừng khác, gọi tên người yêu đến
khản cả giọng, nhưng chàng ở
xa nào có nghe thấy. Cuối cùng kiệt sức nàng ngã gục saukhi vượt qua một dãy núi cao. Nơi nàng nằm xuống
sau đó mọc lên một cây hoa
mang búp trắng như búp tay người con gái. Và chẳng bao lâu,loài hoa ấy mọc lan ra khắp núi rừng Tây Bắc, và hằng
năm cứ mỗi độ xuân về, hoa nở trắng như bông. Người ta đặt tên loài hoa đó là
hoa ban.
Về phần Khum, sau khi về đến nhà, thấy
chiếc khăn piêu của người yêu vắt nơi cầu
thang, biết là có chuyện chẳng lành, bèn vội vã đi tìm nàng. Dò hỏi bà
con bên bản người yêu, Khum biết được là nàng đã bỏ nhà ra đi, còn đi đâu thì không rõ. Thế là chàng trai lên đường đi tìm người
yêu, đi mãi hết mường này, bản khác mà vẫn không tìm thấy bóng người
yêu. Cuối cùng, chàng kiệt sức, ngã xuống. Sau khi chết, chàng hoá thành con
chim sống lẻ loi trong rừng, và cứ đến mùa hoa ban nở, lại hót vang như tiếng gọi người yêu tha thiết từ năm
nào.
Sơn La, cứ xuân sang,
hoa ban nở trắng trên
các sườn núi, thì namnữ thanh niên trong các bản mường lại rủ nhau đi hội
chơi núi, hái hoa mừng xuân. Đây cũng là dịp
nam nữ thanh niên vui chơi, ca hát, đánh đàn tính, thổi kèn, múa xoè,
trao và đón nhận tình yêu.
Từ sáng tinh mơ của ngày hội, tiếng trống,
tiếng chiêng, âm vangtruyền lan núi rừng. Các bếp nhà sàn bập bùng lửa đỏ: đồ
xôi, luộc gà,thái măng; có nhà mổ lợn bày cỗ.
Rượu cần từng vò lớn, nhỏ được bê ra để chuẩn bị đãi khách. Đó là những
công việc phần lớn thuộc về lớp trung niên
và người già. Còn những chàng trai, cô gái thì áo quần, khănváy chỉnh tề, gọi
nhau í ới và cùng đổ ra đường dẫn đến những cánh rừng có nhiều hoa ban nở.
Họ chọn những cành hoa đẹp nhất, vừa hé nụ đềunhất để tặng người yêu và biếu bố
mẹ. Theo quan niệm của người Thái, hoa ban
không chỉ tượng trưng cho tình yêu, mà còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo, biết
ơn.
Cũng trong ngày hội này, trên dòng Nậm Na,
thường diễn ra các cuộc hát giao duyên của
nam nữ trên thuyền. Thuyền trôi nhẹ trên dòng nước; các cô gái duyên
dáng che ô ngồi ở mũi thuyền, bên cạnh những bó hoa ban tươi thắm vừa mới hái, cất lên tiếng hát những bài dân camượt mà, giãi bày cảm xúc và tâm trạng riêng tư,
trong khi các chàng trai ngồi ở phía đuôi thuyền, vừa lái thuyền, vừa đánh đàn
tính, thổi sáo.
Người Thái ở huyện Mai Châu (Hoà Bình) lại có thủ tục mở hội Xên
bản, xên mường. Hội mở vào dịp hoa ban nở, nên còn có tên là hội Hoa ban. Hội tổ chức định kỳ hằng năm, nhưng quy
mô to hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào thời tiết có liên quan đến sự được,
mất của mùa màng nămđó. Vào khoảng tháng giêng, người Thái rất chú trọng đến
tiếng sấm đầu năm. Theo quan niệm lâu đời của đồng bào ở đây, tiếng sấm
là dấu hiệu linh thiêng, là "lời phán quyết của vua trời" có liên
quan đến cuộc sốngcủa bản mường, của mùa
màng năm đó.
Người Thái Mai Châu cho rằng hễ
năm nào nghe tiếng sấm rền từ phía thượng nguồn sông Mã,
thì năm đó ắt có đại hạn; mọi người phải lo tích nước để làm mùa cũng
như cho sinh hoạt đời sống, lại phải chuẩn bị phương tiện như cuốc, thuổng, gàu...để đào mương, đào giếng
chống hạn. Do đó hội Xên bản xên
mường năm này chỉ tổ chức nhỏ và
đơn sơ. Người ta mổ ít lợn, gà làm lễ tế thần để
cầu mưa, "rửa lá lúa" (xua đuổi thần trùng). Các cuộc
vui chơi, đàn hát coi như bị xếp lại. Các ngã đường dẫn vào bản đều có buộc cành cây xanh dấu hiệu "cấm người ngoài vào bản, kiêng
người ngoài lên thang" trong
một số ngày "kiêng kỵ". Nhà nào nhà nấy đóng cửa im ỉm và có
cài lá xanh. Không khí sinh hoạt của bản trong những ngày này chùng
xuống, đượm vẻ lo âu, buồn tẻ.
Ngược lại, hễ nghe tiếng sấm đầu năm rền ở phía thượng nguồn
sông Đà thì mọi người đều phấn khởi tươi vui. Họ tin rằng năm đó sẽ mưa thuận gió hòa, triển vọng mùa màng sẽ bội thu,
thóc ngô đầy bồ đầy kho, mọi người khỏe mạnh, ít ốm đau. Trẻ già cùng rủ
nhau ra suối tắm, giặt, gội đầu. Những đồ
dùng nấu ăn hằng ngày như nồi, chõ đồ xôi
cũng được đem ra cạo rửa. Và tất nhiên, hội Xên bản xên mường của năm đó cũng được tổ chức lớn hơn, rộn rịp hơn.
Cả bản cùng mổ trâu, mổ heo, ăn uống, vui chơi nhiều ngày.
Ngày thứ nhất, hội Xên bản xên mường mở đầu bằng đám rước, tiếp theo là lễ hiến sinh
cúng thần. Đám rước diễn ra từ nhà tạo mường ra đình. Dẫn đầu đám rước là
các chức sắc trong mường với trang phục đẹp may
bằng the, lụa, có cờ, lọng, chiêng, trống, kèn, sáo, nhị đi kèm. Tiếp đến,
các cụ già đội khăn đỏ, mặc áo tơ tằm vàng, quần chàm sẫm, thắt lưng xanh. Một số cụ mang theo cả cung nỏ. Một con
trâu mộng to béo, được tắm rửa sạch sẽ, da đen bóng được dắt theo, đôi sừng
trâu bọc giấy màu lấp lánh; ở giữa trán và hai bên mông có dán giấy trắng cắt
hình hoa ban to như miệng bát. Đi sau cùng là những chàng trai
trong bản, mặc áo đỏ viền xanh, quần vàng, đội
mũ chóp sơn dầu, chân quấn xà cạp đen đến tận đầu gối, đeo gươm hoặc giáo
bên vai.
Tại đình, vị đẳm già thầy mo có uy tín
áo thụng xanh, mũ đuôi én đỏ, quần chàm, đi
hài, bước ra trước hương án làm lễ cầu thần. Lát sau, vị đẳm già cầm chiếc chuông nhỏ rung lên một hồi báo hiệu là đã cáo thần xong và lệnh
cho dắt con trâu mộng ra làm lễ hiến sinh. Trâu được dắt đến nơi bãi rộng
cạnh đình để mổ thịt. Từ lúc này, các trò vuicủa nam nữ thanh niên bắt đầu. Họ
tổ chức múa xoè quanh nơi mổ trâu theo nhịp
chiêng trống và cuộc vui chơi kéo dài cho đến khi pha xong thịt trâu mới
chịu dừng.
Khi những mâm cỗ được
dọn lên, thì chiêng trống cùng các nhạc cụ khác lúc này
cũng được chuyển về đình. Từng đôi nam nữ luân phiên hoà tấu cho tới lúc
hạ cỗ. Đêm đến, nam nữ thanh niên vui chơi, ca hát cho đến khuya mới chia tay.
Ngày thứ hai là ngày thi bắn súng hoả
mai và cung nỏ. Mỗi thí sinh phải bắn đủ cả hai mục tiêu tĩnh và động. Mục
tiêu tĩnh thường đơn giản, bia đặt cách 50 mét. Mục tiêu di động là một
quả bưởi đang lăn trên một độ dốc nhất định. Phải là một tay thiện xạ, có kinh
nghiệm bắn đón giỏi mới mong đạt được giải. Nếu thí sinh bắn trúng mục tiêu di
động cả 3 phát thì được hưởng một mâm cỗ đầy, có xôi, thịt, gọi là pàn han
(có nghĩa là cỗ dành cho người tài giỏi). Cỗ pàn han do chính tay tạo mường chuẩn bị trước để tặng cho
người đoạt giải trong cuộc thi tài. Tạo mường nhận khẩu súng hoả mai từ
tay nhà thiện xạ và lấy thêm một con dao sắc mới nguyên, chuôi bằng ngà voi,
đem đặt chéo hai loại vũ này bên mâm cỗ nơi bàn thờ để cáo thần. Hết tuần
hương, cỗ được bưng xuống để mời người
được giải ngồi vào mâm thưởng thức với tất cả niềm vinh dự. Tạo mường lúc ấy đứng
ra tuyên bố trước thần linh và các chức sắc, bô lão cùng dân chúng trong toàn
mường, từ nay người được giải nhận trọng trách "Tuần mường" (người
trông coi việc an ninh trong mường). Người Thái có câu ngạn ngữ: Ruộng hoang quý trâu đực,
mường loạn quý người hùng.
Ngày thứ ba là ngày vui chơi tập thể,
đó là ngày hội tự do, sôi động nhất, có
người tham gia đông đảo nhất. Ai thích trò chơi gì thì hãy nhập cuộc vào các
nhóm: ném còn, ca hát, thổi kèn, sáo, thi chim hót, thi trâu béo... (Tục
lệ ở đây kiêng thi vật và cấm trâu bò húc
nhau trong những ngày này). Những bản
đông dân, người ta chia cuộc vui chơi thành hai nơi: Một ở đầu bản, một ở cuối
bản để tránh tập trung quá đông một chỗ.
Đối với nam nữ thanh
niên, đêm hội cuối là đêm vui nhất, để lạin hiều kỷ niệm nhất. Dưới ánh trăng,
màu trắng của hoa ban ánh lên trênnền xanh thẫm của rừng, tạo nên một vẻ đẹp thanh khiết. Giữa khung cảnh đầy thơ mộng ấy, cuộc thi hát giao duyên hoà
cùng tiếng kèn, tiếng sáo giữa nam nữ diễn ra từ lúc trăng lên và kéo
dài cho đến tận khuya. Họ tặng cho
nhau những tấm phà (mặt váy thêu công phu), vòng đeo tay bằng bạc,
trầu cau và những chai rượu nếp mang hương vị của rừng, của suối. Từ cuộc vui này, có bao nhiêu mối tình chớm
nở và biết bao nhiêu đôi nên vợ nên chồng.
Tiếp theo hội là một
ngày kiêng kỵ. Nhà nào nhà nấy đều đóng kín cửa, cài cành lá xanh, người trong nhà nghỉ đi rừng,
đi rẫy và không tiếp khách lạ.
Hội Xên bản xên mường mở
vào mùa hoa ban nở là hội cầu mùa,cầu phúc của người Thái. Họ gửi gắm vào
đó những ước vọng lớn lao về một cuộc sống
bình yên, no ấm nơi bản mường, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, trai
gái tìm hiểu, tâm tình qua tiếng hát, tiếng đàn .
T.P - L.T.V
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét