Chân dung văn hóa dân tộc Thái - 3 (Văn Hóa Tây Bắc)


Vai trò văn hóa đối với sự phát triển xã hội kinh tế, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, phải tạo cho nó môi trường thuận lợi bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân bản. Truyền thống văn hóa của người Thái ở Tây Bắc tồn tại và phát triển theo chiều đa dạng. Với nguồn gốc lịch sử từ lâu đời và hiện nay đổi mới theo chiều hướng xã hội kinh tế.

Tình trạng cần giải quyết còn nhiều vấn đề bấp cập đang có hai khuynh hướng, bảo thủ giá trị quá khứ, và thay đổi từ từ. Một số người tìm cách bảo tồn trạng thái hiện tại hoặc tìm cách cải tạo xã hội từ từ, trong khi những người khác muốn quay lại cổ xưa trong nhận thức văn hóa của đồng bào dân tộc Thái.
Khuynh hướng bảo thủ muốn giữ nguyên vẹn văn hóa truyền thống của cộng đồng, không muốn thay đổi dù là những yếu tố đã lạc hậu như mê tín dị đoan. Khuynh hướng thần tượng văn hóa người Kinh, muốn Kinh hóa mọi giá trị văn hóa dân tộc mình, xa rời truyền thống dân tộc dẫn đến mất gốc. Để giữ gìn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa của người Thái ở Tây Bắc, cần phải có một thái độ hiểu biết, tôn trọng; kiên trì vận động, thuyết phục, cảm hóa, tránh áp đặt, chủ quan, hối hả. Đặc biệt chú trọng củng cố và phát triển ý thức cộng đồng, từ đó đi đến cộng đồng quốc gia.

Nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc cần phải đánh giá đúng nhu cầu và nhận thức của đồng bào về văn hóa của chính mình. Việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trước hết phải xuất phát từ yêu dân tộc. Vì văn hóa dân tộc Thái trước hết là của người Thái là người sáng tạo ra văn hóa, đồng thời cũng là người trực tiếp thừa hưởng, kế tục, bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đời sống xã hội hiện tại và cả trong tương lai. Chỉ khi nào người dân hiểu được vị trí, vai trò của họ trong hoạt động này thì họ mới tích cực tự giác thực hiện sáng tạo mới, nếu bản thân họ không có ý thức giữ gìn cho những thế hệ mai sau, nếu có sự mai một giá trị văn hóa là điều không tránh khỏi. Cho nên, nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bản thân dân tộc Thái ở Tây Bắc là yếu tố quyết định đối với sự thành bại. Cuộc vận động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc trong đó có dân tộc Thái không chỉ dừng lại ở đồng bào, mà cần phải được mở rộng khắp cư dân trong khu vực và cả nước.
Đồng bào tự ý thức gìn giữ, nâng niu các loại hình văn hóa của dân tộc mình và các dân tộc khác. Từ đó cho mình những hiệu quả giữ gìn và nâng cao thiết thực trong đời sống xã hội. Thực hiện giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc thông qua vận động, giáo dục, thuyết phục.

Những người hôm nay, cần đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ và có trách nhiệm thực hiện tuyên truyền, giáo dục, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Đây là đối tượng nhạy cảm nhất đối với mọi sự thay đổi, trong họ luôn có sự lựa chọn giữa yếu tố truyền thống hay hiện đại.
Đã là văn hóa dân tộc có sức mạnh của niềm tự hào, không nên mặc cảm tự ti, xem việc giữ gìn, và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình là nhiệm vụ thiêng liêng và vinh dự của thế hệ mình. Kế hoạch cụ thể, toàn diện và lâu dài cho công tác gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc, muốn được một cách nhất quán, cần phải có sự thảo luận phối hợp giữa các tần lớp dân tộc.

Văn Hóa Tây Bắc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét