Độc đáo nhà sàn dân tộc Thái (Tuấn Hùng)

Người Thái ở Tây Bắc thường làm nhà dọc theo những con suối, giữa mênh mông ruộng bậc thang tạo nên không gian thơ mộng.

Hiện nay nhiều nơi ở những khu vực có đồng bào dân tộc Thái sinh sống, do tác động của các yếu tố văn hóa hiện đại đã làm thay đổi cơ bản cấu trúc của ngôi nhà sàn truyền thống để phù hợp với điều kiện kinh tế và sinh hoạt thì tại một số địa phương ở tỉnh Lai Châu, người Thái vẫn giữ nguyên được nếp nhà sàn xưa.

Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Thái, nhà sàn là nơi đoàn tụ của nhiều thế hệ;  nơi chứng kiến buồn vui của cha ông để rồi mỗi người hiểu thêm về quá khứ, hiện tại và tương lai, trân trọng, nâng niu những tài sản vô giá cả về vật chất và tinh thần của dòng họ. Nhà sàn còn là nơi con trai đan lát, thổi khèn, pí; con gái quay tơ, dệt vải, thêu thùa...
Cầu thang ở đầu nhà thường dành cho nam giới, những người cao tuổi đi lại, thường có 7 bậc ứng với 7 vía; cầu thang cuối nhà dành riêng cho con dâu, người phụ nữ để phục vụ việc nấu nướng, nội trợ, bếp núc.
Nhà sàn của người Thái cổ có 2 bếp lửa. Một bếp lửa dành cho người già, bếp dành cho nữ giới. Người Thái xem bếp lửa hồng trong mỗi ngôi nhà sàn như trái tim hồng sưởi ấm và nuôi dưỡng cả về vật chất lẫn tinh thần cho mỗi con người.
Ở giữa sân nhà sàn, đồng bào dân tộc Thái thường tổ chức các hoạt động múa, hát, hội xòe trong các dịp lễ, tết, qua đó nhen lên ngọn lửa của tình đoàn kết gắn bó giữa đồng bào các dân tộc với nhau.

Nhà sàn của dân tộc Thái còn là một công trình kiến trúc tài hoa, gần gũi với thiên nhiên và đất trời.

Bếp lửa trong mỗi ngô nhà sàn là không gian nội trợ của chị em.

Sân nhà sàn thường diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần cho bà con Nhân dân các bản.
Tuấn Hùng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét