Việt
Nam là một quốc gia đa dân tộc hay
nói đúng hơn một đất nước
bao gồm nhiều dân tộc. Chung sống và tồn tại
trong không gian có nhiều điều kiện tự nhiên đã trải qua một thời gian lịch sử
lâu dài, các dân tộc có một đời sống và văn hóa tinh thần khác nhau, tạo nên những vùng văn hóa địa phương đa dạng có sắc thái riêng biệt. Dó
đó lịch sử dựng nước và giữ nước của các dân tộc gắn với hội
nhập góp phần tạo nên văn hóa
Việt Nam "đa dạng trong thống nhất".
Nền
văn hóa Việt Nam ngày càng được khẳng định tính chất bền vững
tập quán và thiên nhiên, nền văn hóa của chúng ta không những không bị đồng
hóa mà còn tiếp thu, phát triển những giá
trị văn hóa bên ngoài trở
thành bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình, những dân tộc góp phần tạo nên văn hóa Việt Nam, như dân tộc
Thái là một trong những đóng góp to lớn tạo nên bản
sắc văn hóa Việt Nam. Dân tộc Thái là một dân tộc đông dân thứ hai trong các dân tộc thiểu số (sau dân tộc Tày) có 1.328.725 người (năm 1999). Dân tộc
Thái cư trú tập trung ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, nhưng đông nhất là tỉnh Sơn La có 482.985 người (năm
1999). Mặc dù là một dân tộc thiểu số nhưng trong quá trình phát triển của
mình, dân tộc Thái Đen ở tỉnh Sơn La đã góp phần to lớn vào quá
trình phát triển xã hội, đặc biệt là góp
phần làm phong phú thêm đời sống
văn hóa tinh thần đối với tỉnh Sơn La.
Trong sự phát triển chung của tỉnh Sơn La, dân tộc Thái Đen những huyện Yên Châu, Thuận Châu, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Mường La, Phù Yên, Bắc Yên, Sông Mã, Mộc Châu, Sốp Cộp, Vân Hồ đã góp phần vào sự phát triển chung của đời sống tinh thần của tỉnh nhà. Chính vì điều này, đời sống kinh tế, vật chất rất đặc biệt vời tinh thần văn hóa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đời sống của con người mà còn góp phần nâng cao hiểu biết của mình một cách toàn diện, đánh giá chính xác hơn về dân tộc Thái Đen ở huyện Yên Châu nói riêng và người Thái tỉnh Sơn La nói chung.
Bức tranh văn hóa truyền
thống của người Thái ở huyện Thuận Châu, cho chúng ta hiểu được những tục lệ tốt đẹp của cha ông từ xưa và những
tục lệ đó được các thế hệ kế thừa, giữ
gìn và phát huy, góp phần vào việc phát triển ý thức tốt đẹp của nhân sinh quan trong đó chúng ta chú trọng những tục
lệ tốt đẹp xưa và nay chẳng hạn "lễ
về nhà chồng" sau khi cưới là một tục
lệ tốt đẹp cần được phát huy.
Tục cưới hỏi truyền thống trong tộc danh của
người Thái tự gọi là Táy hoặc thay cùng các tên gọi khác là Tay Thanh, Man Thanh, Tay Mười, Tay Mường, Hàng Tổng,
Tay do, Thổ. Các nhóm địa phương gồm có hệ đen (Táy Đăm) hệ
trắng (Táy Khao). Dân tộc Thái thuộc nhóm ngôn
ngữ Tày, Thái, theo số liệu dân số công bố vào năm 2001 của tổng cục thống kê,
dân tộc Thái có 1.328.725 người cư trú tập
trung ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình,
Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng.
Nguồn gốc người Thái qua sử liệu, căn cứ vào các tài liệu thành văn
"Quam tô mương" (kể chuyện bản mường ) hay "Tay pú sấc"
(theo dõi những bước đường chinh chiến của cha ông) "Hịt khoong bản
mường" (phong tục tập quán) Piết mương, phanh mương… Những công trình nghiên cứu nguồn gốc lich
sử của người Thái của các nhà khoa học
đã kết luận rằng: Người Thái ở Việt Nam nói chung và người Thái ở Sơn La nói riêng đều có nguồn gốc ở Đông
Nam Á cổ đại.
Theo truyền thuyết dân gian cũng như
các văn tự chữ Thái tồn tại đến ngày nay,
những văn bản trên lá cây, giấy bản, sách những cuốn sách sử chép tay hàng trăm trang… đã nói về quê hương nơi
chôn nhau, cắt rốn là vùng ba dải đất lớn
được tưới bởi chín con sông và là nơi sông Đà gặp sông Hồng (Đin xam
xẩu, nậm cẩu que, pá Té Tao). Đó là
vùng Vân Nam (Trung Quốc) vào Tây bắc Việt Nam,
chốn đầu nguồn của Nậm Tao (Hồng Hà), Nậm Tè (Sông Đà ), Nậm Ma (Sông Ma)̃, Nậm Khoong (Sông Mê Kông), Nậm U,
Nậm Na…
Trước thế kỷ XI, nhiều nhóm Thái lẻ tẻ
di cư vào vùng Tây Bắc (Việt
Nam) sống xen kẽ bên người Khơ mú, nhưng
lại có truyền thuyết nói rõ nguồn gốc của người
Thái ra đời ở mảnh đất Mường Thanh
(Điện Biên) mà xưa kia gọi là Mường
Then, Mường Bó Té (đầu nguồn sông Đà), lại có truyền thuyết nói rằng, người
Thái sinh ra từ quả bầu tiên của mảnh đất Mường Thanh, có tài liệu khác viết rằng "Người Thái Đen ở đất
Hán, đưa nhau xuống ăn ở Mường Lò-Nghĩa Lộ (Yên Bái)". Ở đây họ tiến hành khai phá ruộng nương, lập bản mường. Đến đời con là Tao Mường tiếp tục
phát triển đến vùng đất xung quanh. Khi
đất Mường Lò trở nên chật hẹp.
Khi người đông̣ chủ Lạn Chượng họ Lò Cầm
tập hợp được 11 họ người Thái gồm: Lò Ngần, Lò Nọi,
Lường, Quàng, Cà, Tòng, Lèo, Vi, Lừ,
La, Mè, lên cư trú trên đất của người sau đó phân tán ra khắp
các vùng ở Tây Bắc.
Lạn Chương (có người gọi là Lạc Chương) là
con của Tạo Lò tiếp nối cuộc hành trình
của người Thái Đen phát triển thế lực từ Mường Lò đến Mường Chiên, Mường Trai, Ít Ong huyện Mường La-Sơn
La và sau mười năm thì người Thái Đen
đến Mường Thanh (Điện Biên). Cuộc di dân kéo dài đến hơn hai mươi năm và Mường Muổi trở thành
trung tâm của người Thái Đen. Người Thái
có mặt ở Tây Bắc ít ra cũng từ các
thế kỷ đầu công nguyên. Nếu như các thế
kỷ đầu công nguyên, lịch sử miền Vân Nam Trung Quốc đã
xuất hiện khối Ô Man Đông Thoán và Bạch Man Tây Thoán thì rất có thể người Thái đã có mặt trên các điểm như Nậm
Lai Nong Se, Mường Ôm, Mường Ai và
Mường Tung Hoàng và một số nơi như vùng lòng chảo
Mường Then (Thanh), Mường Tấc (Phù Yên-Sơn
La). Vào khoảng thế kỷ VII-VIII người Thái
đã đạt quyền làm chủ nước Nam Chiếu từ
các dân tộc nói tiếng Tạng-Miến và xúc tiến các đợt di cư tim miền đất mới dựng bản mường… Nhóm Táy Đăm
Mường Then di cư sang đất Lào rồi đến
miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Theo dã sử
và truyền thuyết của người Thái thì việc mở đất của họ gắn liền với các cuộc chiến tranh chinh phục các tộc
người thuộc ngữ hệ Môn–Khơ me, bộ phận cư
dân có nguồn gốc xa xưa ở vùng đất này cho đến thế kỷ XII, người Thái hoàn toàn làm chủ đất Mường Thanh, biến
nơi đây thành trung tâm thu hút người
Thái khắp miền với sự thống trị của Lạn Chương và các con cháu của ông. Càng về sau do sự bất hòa của anh em trưởng
thứ quý tộc nên các thế lực quý tộc Mường
Lay và Mường Lự ở thượng Lào đã đánh đuổi quý tộc Thái Đen ở Mường Thanh nên các con cháu Lạn Chượng phải
di cư về Mường Muổi (Thuận Châu-Sơn La). Sau khi ổn định đến thế kỉ XIV dưới thời chúa
Lò Lẹt, Mường Muổi đã trở thành trung tâm
nổi tiếng trong vùng người Thái ở khắp miền Tây Bắc. Khoảng cuối thế kỷ XIV, dưới
thời Tạo Ngần, Mường Muổi đã trở thành trung
tâm thống nhất bộ tộc Thái ở phía Tây, quy tụ được cả một vùng cư dân rộng lớn với nhiều tộc người khác nhau về ngôn
ngữ, phong tục tập quán về với chính quyền
phong kiến trung ương tập quyền. Sau này
cho dù xã hội Thái đã trải qua những năm tháng bi ̣bọn phong kiến chia rẽ …nhưng lich sử của người
Thái vẫn phát triển thống nhất. Đó là một nhóm địa phương của một tộc
người thiểu số thuộc đại gia đình dân
tộc Việt Nam. Nó có màu sắc riêng nằm trong sắc thái chung của dân tộc Viê ̣t Nam.
Hiện nay, huyện Điện Biên là địa bàn cư
trú của 8 dân tộc anh em khác nhau như
Thái, Mông, Lào, Khơ mú, Cống, Kinh, Nùng, Tày. Với dân số khoảng 108,389 người (2010) chiếm đông nhất là
dân tộc Thái, chủ yếu là Thái Đen (chiếm
gần 80% dân số). Người Thái Đen ở huyện
Điện Biên thuộc hệ Thái Đen (Tay Đăm), sử
dụng ngôn ngữ Thái thuộc ngữ hệ Tày-Thái. Trong quá trình phát triển của Việt Nam, mặc dù bị phong kiến
phương Bắc đô hộ hàng nghìn năm, nhưng
ngôn ngữ Thái cùng chữ viết không bị đồng hóa.
Cho đến nay việc phân
biệt giữa hai hệ Thái Trắng và Thái Đen chỉ mang tính chất tương đối dựa vào một số điểm khác biệt về ngôn ngữ, cấu
trúc, nhà sàn, lễ hội, trang phục trong
đó chủ yếu dựa vào trang phục của người phụ nữ. Vì thế mà có người nhận xét: "Có thể nói rằng trong văn hóa dân
gian, trang phục, đặc biệt là trang phục phụ
nữ là cái mà ở đó bản sắc dân tộc được biểu hiện rõ rệt, thường xuyên và lâu bền nhất".
Người Thái ở tỉnh Sơn La nói chung và người Thái Đen ở Điện Biên nói riêng vẫn còn mang đậm những đặc
trưng văn hóa truyền thống và nó được lưu
truyền qua nhiều thế hệ. Chính điều này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà biên khảo chú ý về mảnh đất Điện Biên và
Sơn La còn đậm truyền thống văn hóa Thái.
Những đặc trưng trong văn hóa truyền thống
của người Thái ở Điện Biên địa bàn cư trú
của nhiều dân tộc anh em khác nhau như:
Mông, Kinh, Khơ Mú, Tày… trong quá trình xây dựng và phát triển vùng đất này đã diễn ra sự giao lưu văn hóa giữa
các dân tộc anh em và kéo dài hàng ngàn
năm nay, sự hòa trộn văn hóa giữa các dân tộc tạo nên tính đa dạng nhưng thống nhất về văn hóa trong cộng đồng các dân
tộc anh em nhưng ta thấy mỗi dân tộc lại
mang những đặc trưng văn hóa riêng tạo nên tính độc đáo trong đời sống văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc và dân
tộc Thái ở huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên
đặc biệt là Thái Đen mang đậm những đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đó là về cách ăn, mặc
đặc biệt là trong đời sống văn hóa tinh
thần. Người Thái đã nói: "Ăn cơm nếp,
uống rượu cần ở nhà sàn, mặc "xửa cỏm" Hoặc người Thái cũng có câu: "Đi ăn cá về nhà uống rượu ở thì ngủ đệm, đắp chăn ấm".
Trong
bữa ăn của người Thái gồm có gạo,
ngô, sắn, rau cá, và các loại
thịt. Người Thái thích ăn cơm nếp, đồ
xôi, các món ăn được chế biến cầu kỳ nhiều gia
vị. Họ thích ăn các vị chua, cay, hay ăn sống hoặc tái với nhiều gia vị thơm ngon như loại "chéo", xôi và nướng.
Trang phục cũng là một trong những nét văn
hóa đặc sắc của người Thái. Trang phục của
người phụ nữ Thái gọn không cầu kỳ. Váy áo đã làm nổi bật những đường nét của phái đẹp thật hấp dẫn. Màu
sắc váy áo được sử dụng rất khéo léo trên
nền đen hay trắng, áo được điểm bằng hàng khuy bướm bạc, chạm trổ tinh vi, trang nhã gấu váy có nơi dệt hoa
văn độc đáo mang phong cách của dân tộc
và địa phương rõ rệt. Trong những ngày lễ tết, đám cưới những bộ váy áo đẹp nhất được các cô gái Thái chọn làm
trang phục chính và nó càng tô thêm nét đẹp
duyên dáng của người phụ nữ.
Đối với nam giới, trang phục không cầu kỳ
và hầu như không có hoa văn mà thường bằng
quần có nhuộm chàm. Phụ nữ Thái Đen khi
có chồng thì tẳng cẩu, đội khăn Piêu sặc sỡ. Cách ăn mặc
của họ thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ và thể hiện sự hòa hợp của con người với cuộc sống thiên nhiên. Một trong những sản phẩm độc đáo của nền văn
hóa vật chất của đồng bào Thái Tây Bắc là
hình ảnh của ngôi nhà sàn cổ, hài hòa với môi trường tự nhiên và xã hội. Ngôi nhà sàn của đồng bào Thái Sơn
La-Tây Bắc có cấu trúc mái che hình mai
rùa, có khâu cút chọc trời… đã trở thành biểu tượng độc đáo của "văn hóa dân tộc, của núi rừng hùng vĩ". Nhà sàn được làm bằng gỗ tre không hề có vôi vữa
và rất ít sắt thường làm một kiểu đơn giản.
Nhà sàn người Thái có cấu trúc đơn giản
không có phòng riêng cho từng thành viên
mà chỉ chia ngăn ô bằng những tấm rèm hoặc chồng chăn đệm. Hiện tượng này nói lên tính cổ xưa, giống như nhà
các dân tộc Tây Nguyên. Ngày nay nhiều
vùng người Thái đã tách bếp ra khỏi nhà ở.
Nhà sàn bếp thường mở cửa đối diện với cửa gian hỏng chan, gọi là sàn
kép. Người Thái thành thạo làm thủy lợi,
thể hiện qua câu thành ngữ "Mương Phai
lài lín" (Khơi mương đắp đập dẫn nước qua chướng ngại, đặt máng trên cánh đồng) Đặc biệt là lợi dụng sức nước dùng
hệ thống cây con quay đưa nước từ sông suối
lên đồng.
Họ canh tác ruộng nương sử dùng cày, cuốc
làm đất, trồng lúa, ngô, khoai, sắn, vừng,
lạc, bầu, bí, rau xanh, trồng bông, chàm. Canh tác vườn để trồng cây ăn quả, rau xanh và họ sử dụng cả vườn treo (đổ đất
vào máng đặt trên sân sàn trồng rau, gia
vị, húng hành, tỏi, ớt…).
Người Thái trước đây có tập quán nuôi trâu
bò thả rông trong những púng rào giậu
kín, tự chung sống, sinh đẻ, đến mùa mới bắt trâu về kéo cày. Nay đã nuôi trâu theo gia đình, có chuồng trại riêng. Ngoài ra
còn chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng,
vừa để sử dụng trong lễ tết, sinh hoạt hàng ngày và hàng hóa. Nghề thủ công của người Thái rất phong phú,
phát triển đạt trình độ cao. Phổ biến
trong mỗi gia đình là nghề đan lát mây tre, may lọi thành những tấm cót trải sàn, những vật dụng hằng ngày (như
nong, nia, dần, sàng, dậu, mặt ghế…). Đặc
biệt nghề kéo sợi dệt vải là công việc gần với mỗi gia đình, gắn với mỗi người phụ nữ Thái. Ngoài ra, còn có những
nghề thủ công mang tính chuyên nghiệp như
rèn nông cụ xẻng, cuốc, lưỡi cày, dao, kéo… Người Thái đã
biết dùng bàn xoay, độ nung cao trong nghề làm đĩa đạt trình độ kĩ thuật và kỹ thuật.
Kinh tế hái lượm vẫn chiếm vị trí đáng kể
trong đời sống của người Thái. Rừng cung
cấp các loại rau, quả, hạt, nấm, mộc nhĩ, măng, rêu đá, các loại côn trùng, các loại thú nhỏ, thú lớn. Các khe suối
cho tôm, cua, ốc, cá nhỏ, các suối lớn
cho cá to. Người Thái có câu "Pây kín pá má kin lẩu" (đi ăn cá về uống rượu). Nói lên việc ăn cá là một thú vui ở người
Thái.
Người Thái ở Việt Nam là một trong bốn dân
tộc (Thái, Lào, Chăm, Khơ mú). Có chữ viết
cổ nên đã có văn tự từ lâu đời. Nhờ đó mà cư dân Thái đã lưu lại đến ngày nay những tác phẩm mang tính sử
thi, văn học lớn… Những tác phẩm đó có
giá trị trong việc nghiên cứu về người Thái ở Việt Nam nói chung và người Thái ở tỉnh Sơn La, Điện Biên v.v...
Với những tác phẩm như "Xống chụ xon
xao", "Chương Han", "Quan tô mương"… và những bài dân
ca của dân tộc mình được hát trong những
ngày lễ tết cũng như trong cuộc sống đời thường.
Múa xèo có từ lâu đời. Tổ tiên của người Thái dặn con cháu rằng.
"Không xèo không tốt lúa
Không xòe thóc cạn bồ"
Múa xèo thường được tổ chức chung quanh một
đống lửa lớn, xung quanh là các vòng tròn
cùng hướng vào tâm là đống lửa.
Xèo bao gồm hai điệu múa cơ bản: Xèo nắm
tay và xòe tung khăn. Thiếu nữ Thái áo
cóm có hàng cúc bạc lấp lánh, khăn piêu rực rỡ. Xòe tay mời khách cùng đứng vào vòng xòe. Tay nắm tay bước đi,
nhún theo nhịp trống, nhịp xúc xắc và
khèn bè. Vòng xòe chụm vào rồi lại xòe ra như một bông hoa nhiều tầng. Múa xòe là động tác gợi về câu chuyện. Hành
trình đi tìm đất cư trú của ông Tạo Lò tổ
tiên xưa của người Thái. Ông dẫn đoàn người đi qua Mường Tấc (Phù Yên). Qua mường Than (Than Uyên) vòng xòe Thái
có rất nhiều ý nghĩa sâu lắng. Trong dịp
lễ hội, đón mừng xuân mới về khắp các bản Mường người Thái đều rộn rã, âm vang tiếng trống, tiếng chiêng
nhịp nhàng theo vòng xòe Thái. Sinh sống
chủ yếu bằng nghề nông nghiệp trong điều kiện khoa học kỹ thuật còn thô sơ, chưa phát triển, người Thái
đã thần thánh hóa và tôn thờ các lực lượng
tự nhiên. Tín ngưỡng vạn vật hữu linh là tín ngưỡng phổ biến trong cộng đồng người Thái. Người Thái nhận thức về
vũ trụ với hai tầng cơ bản. Mường Côn-nơi
ở của con người và vạn vật. Mường Pha-Nơi ở của các vị Then
và là nơi trú ngụ của các linh hồn người chết. Họ quan niệm Then Luông là vị thần ngự trị trên Mường Pha. Then Luông
là vị thần có quyền lực nhất.
Then cai quản mường trời và trần gian. Dưới
trần gian bất cứ vật nào cũng có linh hồn,
nơi nào cũng có Phi (Ma) làm chủ con người muốn lập bản dựng mường, làm nương, bắt cá,… đều phải xin phép
các thần (ma) này nếu không xin phép công
việc của họ chẳng những thất bại mà có khi họ còn bị các loại ma này làm cho ốm đau, bệnh tật, thậm chí bị chết.
Người Thái quan niệm con người có đến 80
linh hồn các hồn này trú ngụ ở các bộ phận
trên cơ thể con người khi con người ốm hoặc đau ở một bộ phận nào đó trên cơ thể là khi các hồn trông coi bộ
phận đó bị lạc khỏi cơ thể, cần phải cúng
gọi hồn trở về đầy đủ thì cơ thể con người mới khỏe mạnh. Khi con người chết đi, các hồn cư trú ở các nơi: một số
hồn ngụ tại gian hoóng trong nhà sàn để
phù hộ con cháu…Trong tín ngưỡng của người Thái, mỗi hồn này đều có những chức năng riêng chúng chuyển đổi theo
vòng luân hồi và có mối liên hệ với cả
hai thế giới người sống và người chết. Phong tục, tập quán tang ma và nghi thức trong các lễ hội của người Thái thể
hiện rất đậm nét tín ngưỡng về linh hồn
và tín ngưỡng vạn vật hữu linh của họ.
Trong tang ma, người Thái thực hiện nhiều
hình thức tang lễ: Tang lễ cho người chết
bình thường, cho người chết bất đắc kỳ tử (chết trôi sông suối, chết mất xác…) mỗi hình thức tang lễ đều có những
quy định và nghi lễ riêng. Các nghi lễ
tang ma của người Thái thường tuân thủ theo các bước: các nghi lễ lúc người chết mới tắt thở, nhưng khi thức cúng
cơm, viếng thăm, chia buồn của cộng đồng;
những nghi thức chọn gỗ làm quan tài, cúng giỗ và để tang… Bên cạnh những nghi thức tang lễ cơ bản thì từng
dòng họ, từng dòng họ hoặc từng ngành, có
những nghi thức riêng. Chẳng hạn có những vùng, những dòng họ người Thái hỏa táng thi hài người chết nhưng
cũng có những vùng họ để xác người chết
vào trong quan tài và chôn dưới đất…
Người Thái có hệ thống lễ hội vô cùng
phong phú và độc đáo. Mỗi lễ hội có những
hình thức tổ chức riêng và hướng tới những mục đích khác nhau: lễ hội sên bản, sên mường cầu cúng thần đất, thần
nước, thần bản mường và những người có
công khai phá lập bản, dựng mường…để mong họ phù hộ cho con người và vạn vật ở bản, mường đó được mạnh khỏe,
mưa thuận gió hòa, chăn nuôi trồng trọt
phát triển không có ốm đau, bệnh tật… lễ hội chá chiêng là lễ hội giúp những linh hồn ông bà tổ tiên mang lễ vật
lên mường Phạ dâng nộp cho Then Luông, cầu
xin Then Luông phù hộ cho tổ tiên; xên Phắn Bẻ là lễ giải hạn, cầu mong sức khỏe "Hạn Khuống" là một
sinh hoạt văn nghệ dân gian độc đáo của
nam nữ thanh niên dân tộc Thái; xên lẩu nó là lễ rượu măng cầu mong ma nhà phù hộ mọi người trong nhà được khỏe mạnh,
bình an; kin Pang Thèn là lễ cúng mừng
thầy Kin khẩu Mẩu là lễ mừng cơm mới, lễ cúng mẹ lúa, cầu mong mẹ lúa phù hộ để vụ lúa sau được mùa màng bội
thu. Trong dịp tết đến, xuân về, các
làng, bản thường tổ chức nhiều cuộc vui chơi,
giải trí mang màu sắc tôn giáo như tục ném còn, kéo co, "Kin lẩu" (uống rượu) có đánh trống.
Việc ăn tết Nguyên Đán, cúng sóc vọng
(ngày mùng một và ngày rằm) là tiếp thu từ
người kinh. Một số lễ mới hình thành như tết Độc Lập (mùng 2, tháng 9), ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (mùng
7, tháng 5) hoặc ngày giải phóng Miền Nam
(ngày 30, tháng 4) làm phong phú thêm nghi lễ của người Thái
trong sự hòa đồng của các dân tộc anh em.
Với bản sắc văn hóa riêng của mình, người
Thái ở Điên Biên đã tạo nên bức tranh văn
hóa phong phú đa dạng nhưng thống nhất trong bức tranh văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam những
đặc trưng văn hóa đó đã trở thành truyền
thống của cộng đồng bào Thái trong quá trình xây dựng và phát triển toàn diện dân tộc mình. Truyền thống đó
vừa là niềm tự hào vừa là động lực thúc đẩy
chúng ta thực hiện những mục tiêu đã đặt ra trong quá trình xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa,
xây dựng thành công Tổ Quốc Việt Nam, xã
hội chủ nghĩa giàu mạnh ấm no hạnh phúc.
Những tác động hoàn cảnh đến tình yêu, và hôn nhân của người Thái Đen ở Sơn La sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu, với việc trồng nương, rẫy, kinh tế nông
nghiệp trồng lúa nước không phát triển mấy,
khoa học, kỹ thuật chưa được áp dụng vào sản xuất nên đời sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Do
đó mà ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống
xã hội và chuyện tình yêu, hôn nhân của đồng bào Thái ở huyện Yên Châu, Thuận Châu, Mai Sơn không nằm ngoài ảnh
hưởng đó.
Thời phong kiến người Thái Đen lấy vợ, lấy
chồng rất sớm. Nữ thường là 13,14 tuổi, nam
thì 15 hoặc 16 tuổi. Các cô gái mới 12,13 tuổi đã thêu "Piêu", chăn, đệm để chuẩn bị lấy chồng. Vì vậy, người
phụ nữ suốt ngày chỉ bận việc làm bông, dệt
vải, may thêu và cơm nước ngoài ra không biết gì tới việc xã hội. Tầm hiểu biết của phụ nữ do đó rất bị hạn chế. Trong xã hội người Thái Đen Tây Bắc việc phân
chia giai cấp làm cản trở lớn cho hôn
nhân giữa quý tộc và dân thường. Rất ít khi có trường
hợp dân lấy nàng (con gái quý tộc), hoặc nếu có thì người con gái rất bị coi khinh, chê cười và bị trục xuất ra khỏi họ quý
tộc. Trường hợp con trai quý tộc lấy con
gái dân nhưng chỉ là lấy làm vợ lẽ. Nếu có lấy làm vợ cả đi nữa thì sau này khi tên quý tộc lấy vợ nữa là con quý tộc thì vợ
sau cũng vẫn làm vợ cả có quyền hành hơn.
Do việc phân biệt giai cấp chặt chẽ như vậy nên có rất nhiều trường hợp trai gái yêu nhau mà không thể nào lấy được nhau.
Đó là một sự thật đau đớn của thanh niên
Thái, và sự thật đó đã được nhân dân đúc kết lại thành rất nhiều bài thơ, câu chuyện trữ tình. Điển hình là những tác phẩm "Tình
ca" (Tản chụ Xiết Xương ), "tiễn
dặn người yêu", (xuống chụ son sao). "Chàng lú nàng ủa" (Khun lú-Náng ủa) mà người Thái kể ít nhiều ai cũng biết
cũng thuộc, một vài câu thơ trữ tình trong
các tác phẩm như trên.
"… Đẩy thuyền trôi chở đá nhọn giữa ghềnh
Không người chèo lái giúp anh
Người khổ rồi, em yêu không thương
Người xanh vàng, không chờ
Có đâu quay mặt tiếc trống,….
Trích tình ca "Tản chụ Xiết Xương"
Hoặc:
"… Nghìn lá trầu không hãy biến thành đá
Lời trao gửi nên duyên,
hay cho hợp số đôi ta, mình hỡi!...
Trích tình ca "Tản chụ Xiết Xương"
Bài "Chung lứa chung nòi"
Người Thái Đen Tây Bắc lấy vợ, lấy chồng
không chênh lệch tuổi nhiều. Thường chồng
hơn vợ 2, 3 tuổi tới 4, 5 tuổi, có trường hợp vợ hơn chồng vài tuổi nhưng rất ít. Trái lại quý tộc thì lấy vợ
rất trẻ, có khi vợ kém chồng tới ngoài 20
tuổi, nhưng đó là vợ sau còn vợ cả tuổi cũng không chênh lệch nhau.
Người con trai đi dự hội mang theo một hoặc
hai đôi vòng tay bằng bạc. Nữ cũng mang
ít nhất 2 cái khăn đội đầu do tay mình thêu (cái piêu) có khi mang bốn "cái piêu" theo. Tất cả mọi người
tới chỗ tập trung vui chơi của cả bản, là nơi
có miếng đất rộng hoặc cánh đồng rộng, bằng phẳng. Trong bãi thanh niên "ném còn" hò reo, quanh bãi những
người có gia đình đứng xem vỗ tay ủng hộ. Cuộc
vui diễn ra rất sôi nổi suốt ngày.
Ngài
ra trai gái còn tìm hiểu nhau trong những phiên chợ, ngày hội, mùa xuân, mừng lúa mới,
những buổi đi làm nương và nhất là trong ngày hội "ném còn", sinh hoạt
văn nghệ "Hạn Khuống"... Ngoài những ngày
hội đó, người con trai còn
dùng sáo, đánh đàn môi, thổi kèn và chọc sàn để gọi và hứa hẹn người yêu. Đồng bào Thái Đen thường tổ chức những ngày
vui chung vào dịp thu hoạch xong mùa
màng, ngày tết, những mùa khí hậu trong mát, phong cảnh tươi đẹp. Ngày vui chung được thanh niên đặc biệt
ưa thích là ngày hội "ném còn".
(Huỳnh Tâm tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét