Huyện Thuận Châu
Cách tân văn hóa là động lực của sự phát
triển nhân bản. Không thể nói đến sự phát triển mà tước bỏ đi tính kế thừa,
cũng không thể nói đến kế thừa mà tách rời khỏi sự phát triển. Kế thừa là sự bảo
tồn những đặc điểm, đặc tính của một sự vật và hiện tượng cũ trong quá trình
phát triển. Còn phát triển không chỉ là sự bảo tồn mà còn là sự mở rộng, bổ
sung, hoàn thiện và nâng cao về chất những đặc điểm, đặc tính vốn có trong sự vật
và hiện tượng.
Như vậy, "để phát triển được bao giờ cũng cần có sự kế
thừa, tức là bảo tồn, giữ lại những đặc điểm, đặc tính của đối tượng để trên cơ
sở đó mở rộng, nâng cao trình độ, còn phát triển chính là sự kế thừa tốt nhất,
tích cực nhất". Mặt khác, kế thừa phải luôn gắn liền với chắt lọc và đổi mới.
Ngay cả đối với nhân tố tích cực của cái bị phủ định được giữ lại, nó vẫn được
duy trì dưới dạng chắt lọc, chứ không phải bê nguyên xi, không phê phán, không
cải tạo và không phải lắp ghép một cách máy móc từ cái cũ vào cái mới. Nếu kế
thừa mà không gắn với đổi mới và chắt lọc thì sự kế thừa đó không thể xuất hiện
cái mới tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn cái cũ mà cùng lắm chỉ lặp lại cái cũ một
cách phiến diện. Trong tự nhiên, tính kế thừa được biểu hiện, chẳng hạn như
những nhân tố vô cơ được giữ lại khi chuyển sang giới tự nhiên hữu cơ. Trong sự
phát triển của xã hội, tính kế thừa cũng được biểu hiện rõ nét, mà lịch sử
phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một minh chứng. Trong
tư duy, sự phát triển của các hình thái ý thức xã hội như khoa học, triết học,
nghệ thuật, đạo đức, pháp quyền...cũng thể hiện rõ tính kế thừa trong nhận thức
của con người qua các thời đại lịch sử khác nhau. Chủ nghĩa Mác đã kế thừa và
cải tạo cả chủ nghĩa duy vật siêu hình lẫn phép biện chứng duy tâm để xây dựng
nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tất nhiên, học
thuyết của Mác cũng không phải là tuyệt đối, bất di bất dịch, không phải là một
cái gì đã xong xuôi mà nó cần không ngừng được bổ sung và phát triển trong điều
kiện mới theo quan điểm kế thừa. Như vậy, qua sự phân tích ở trên, chúng ta thấy
rõ rằng: kế thừa, đổi mới là một quá trình mang tính quy luật, biểu hiện đặc trưng
của sự phát triển bất kể đó là sự phát triển trong tự nhiên, xã hội hay tư
duy. Tuy nhiên, trong mỗi lĩnh vực cụ thể, tính kế thừa có những đặc thù riêng.
Quy luật kế thừa không phải chỉ biểu hiện về mặt thời gian, không gian, mối
liên hệ giữa truyền thống và hiện đại, quá khứ và tương lai mà cả trong không
gian. Việc kế thừa không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một dân tộc.
Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay thì kế thừa còn bao hàm cả sự tiếp thu có
chọn lọc, có phê phán những tinh hoa trong nền văn hóa nhân loại nhưng đồng thời
phải cải biến cho phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc mình như Đảng ta
khẳng định: "Tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn coi trọng
những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tự đánh mất
mình trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác". Quá trình kế thừa
những giá trị tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc cũng có những đặc thù
riêng của nó.
Sự cần thiết phải kế thừa và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc Thái trong giai đoạn hiện nay Kế thừa là một hiện tượng
mang tính quy luật đối với sự phát triển nói chung. Không có một sự phát triển
nào lại được bắt đầu từ con số "0". Mọi sự phát triển luôn luôn là
quá trình phủ định có kế thừa. Những yếu tố tích cực của cái cũ bao giờ cũng được
giữ lại, kế thừa và phát triển trong sự ra đời của cái mới. Sự phát triển của
những giá trị tạo thành bản sắc văn hóa của một dân tộc cũng không nằm ngoài
quy luật đó. Bản sắc văn hóa của một dân tộc là di sản vô cùng quý giá; đó là
tinh hoa, cốt lõi và là linh hồn của chính dân tộc đó. Tuy nhiên, những giá trị
tạo nên bản sắc đó, không phải là bất biến và tuyệt đối như nhau trong mọi thời
đại. Khi điều kiện lịch sử đã có sự thay đổi thì cần phải có sự chọn lọc, kế thừa,
bổ sung và đổi mới đối với những giá trị đó. Việc giữ gìn, kế thừa và phát huy
bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc và củng cố cộng đồng các dân tộc, vì sự phát
triển toàn diện cho mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (trong đó
có dân tộc Thái ở Tây Bắc), là phương hướng và nội dung cơ bản của chính sách
dân tộc của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Đó cũng xuất phát từ quan niệm coi việc
giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc,
là vấn đề trung tâm của chính sách dân tộc về văn hóa. Văn hóa không phải là một
hiện tượng siêu nhiên từ bên ngoài áp đặt và ban phát cho con người, cũng không
phải do ý muốn chủ quan của con người, mà nó hình thành dựa trên nhiều những
nhân tố khác nhau như kinh tế, chính trị - xã hội…Chính vì lẽ đó mà không phải
bất kỳ một giá trị văn hóa nào, hay một nét văn hóa nào cũng đều phù hợp với mọi
chế độ xã hội, và đều được con người chấp nhận và tiếp thu. Cũng không phải giá
trị văn hóa nào cũng có thể phát huy tác dụng để thúc đẩy sự phát triển tiến bộ
của xã hội. Ngược lại, có những giá trị văn hóa lại làm cản trở sự phát triển
vì nó đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời kỳ mới. Thậm chí, ngay trong một
giá trị văn hóa, có mặt còn là nhân tố thúc đẩy, nhưng mặt khác lại là nhân tố
cản trở. Vì vậy, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, trong đó có
dân tộc Thái ở Tây Bắc là một việc làm đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện
nay. Tuy nhiên, chúng ta không thể kế thừa tất cả những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc Thái đã có từ xa xưa. Chúng ta chỉ nên và cần kế thừa những
nét văn hóa thực sự có giá trị, những nét văn hóa còn phù hợp với yêu cầu của
xã hội và với giai đoạn hiện tại, nhưng đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Kế
thừa những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái, mà những nét văn hóa đó mặc
dù trải qua nhiều những thăng trầm, biến cố của lịch sử xã hội nó vẫn trường tồn,
không mất đi nét độc đáo, riêng có của dân tộc Thái. Kế thừa bản sắc văn hóa của
dân tộc Thái là kế thừa những nét văn hóa đặc trưng nhất, mà người ta có thể dựa
vào đó để phân biệt cộng đồng tộc người Thái với các dân tộc khác. Những đặc
trưng văn hóa này không bị pha trộn, mặc dù luôn có sự giao thoa rất mạnh mẽ giữa
các nền văn hóa, của các cộng đồng tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc là sự thừa hưởng,
gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đã được hình thành từ rất lâu đời
cùng với quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Thái hàng ngàn năm nay. Với
đặc điểm của tự nhiên và môi trường sinh tụ của dân tộc đã tạo cho văn hóa Thái
nói chung, văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc nói riêng, những điểm độc đáo tạo
nên bản sắc riêng của văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc.Việc giữ gìn một nền văn
hóa như nó vốn có đã khó, nhưng tìm những cái hay, cái tốt, cái phù hợp với
giai đoạn mới và phát triển nó, làm cho nó phát huy tác dụng mà không làm mất
đi bản sắc, cái cốt lõi của nền văn hóa đó là việc làm còn khó hơn nhiều. Kế thừa
và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái là kế thừa những nét văn hóa có ý
nghĩa tích cực thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội. Vì vậy, nói kế thừa
và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay thì trước hết
phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của từng địa phương mà lựa chọn, để có thể
đưa ra những phương hướng và giải pháp khả thi theo thực tế.
Trong lịch sử mấy hàng ngàn năm của dân tộc,
các bộ phận người trong nhóm nói tiếng Thái do phát triển theo mạch vừa tụ cư -
định cư vừa di cư - lan tỏa từ khắp các địa bàn rộng lớn. Chính điều này đã làm
cho họ luôn phải tiếp xúc với mọi loại hình ngôn ngữ, văn hóa của những người
thuộc nhóm tộc khác mình. Trong bối cảnh đó, người của nhóm tiếng Thái vừa theo
mạch vừa bảo lưu những nét cơ bản nhất của ngôn ngữ, văn hóa mang tính gốc gác
nhóm tiếng Thái. Vừa mở rộng vừa tiếp thu, chọn lọc nhuần nhuyễn mọi luồng, làm
cho ngôn ngữ, văn hóa của mình luôn đổi mới, khác với những biểu hiện của nhóm
tiếng Thái xưa. Chính điều này, đã hình thành quy luật phổ biến về sự phát triển
văn hóa lịch sử của tất cả những người thuộc nhóm tiếng Thái: Từ một cội nguồn
chung ngôn ngữ, văn hóa dần vỡ ra để tạo thành từng luồng lan tỏa đi khắp nơi,
đến khi ngưng tụ tại nơi nào đó thì địa văn hóa mang màu sắc Thái xuất hiện.
Trên cơ sở đó, cộng đồng tộc người với sắc màu ngôn ngữ, văn hóa riêng mới trải
ra ở nhiều quốc gia khác nhau. Các cộng đồng như thế, cho dù có phát triển
thành quốc gia dân tộc như người Lào và Thái Lan chăng nữa, ta vẫn thấy những
nét Thái rất đặc trưng. Với bản lĩnh của một dân tộc qua hàng ngàn năm tồn tại
và phát triển, dân tộc Thái đã khẳng định được vị trí của mình và khẳng định một
nền văn hóa Thái với những đặc trưng của một nền văn hóa thung lũng, trên đó
hình thành một hệ thống các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc
Thái. Tuy nhiên, những năm gần đây do tác động của nhiều nhân tố khác nhau cho
nên kinh tế - xã hội Thái có những biến đổi về mọi mặt…Đặc biệt, là xu thế toàn
cầu hóa cũng như cơn lốc của cơ chế thị trường đã dần đi vào từng ngõ ngách của
đời sống xã hội, thì đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc cũng bắt đầu tiếp cận với
xu thế chung này. Bên cạnh rất nhiều những ưu thế mà nó đem lại cho đời sống của
họ, thì mặt trái của nó cũng tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần, cũng
như tộc người này đang đứng trước những nguy cơ đe dọa về sự mai một của bản sắc
văn hóa dân tộc. Đứng trước thực trạng đó, các cấp ngành trực tiếp và liên quan
tới văn hóa và các hoạt động văn hóa, cũng như chính quyền địa phương các tỉnh
Tây Bắc đã có chủ trương, những chương trình nhằm giữ gìn, phục hồi một số giá
trị văn hóa của các dân tộc thiểu số trong khu vực. Song, trên thực tế việc triển
khai thực hiện diễn ra rất chậm chạp, chủ yếu mang tính hình thức, hiệu quả
chưa cao. Do đó việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
thiểu số (trong đó có dân tộc Thái) vẫn đứng trước nguy cơ mất dần bản sắc.
Thực trạng của việc kế thừa và phát huy bản
sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay (Qua thực tế ở tỉnh Sơn La) Là
người chủ đã sáng tạo ra văn hóa thung lũng, người Thái đã có nhiều thế kỷ sống
hòa vào trong sự cân bằng của môi trường tự nhiên, và tạo lập được hệ sinh thái
nhân văn của mình. Người Thái xưa với mô thức khai thác theo truyền thống cổ
truyền hết sức hợp lý, vừa khai thác vừa đảm bảo được sự tái hiện thiên nhiên với
dáng vẻ tự nhiên vốn có của nó. Các nhu cầu của cuộc sống con người lấy từ nguồn
thiên nhiên chứng tỏ vừa đủ để xã hội tồn tại và phát triển. "Vì thế có thể
nói rằng, cho đến năm 1954, cộng đồng người Thái đã tạo lập được hệ sinh thái
nhân văn của mình khá hoàn hảo. Điều đó có thể thấy rất rõ trong những điều khoản
quy định phân vùng đất đai thành lệ luật bản mường. Nhưng kể từ khi có nương rẫy,
mô thức văn hóa thung lũng luôn biểu hiện tính hai mặt: một mặt, nó đã đem lại
cho con người khá nhiều sản phẩm, kể cả nhu cầu về lương thực mà đồng ruộng
không đáp ứng được. Nhưng mặt tiêu cực của nó lại lớn hơn rất nhiều, đó là sự
triệt phá rừng bừa bãi chỉ biết tước bóc tự nhiên, không cho nó có sức hồi sinh
vô tận. Bên cạnh việc khai thác, do nhu cầu của đời sống con người đã phá vỡ thế
luân canh truyền thống, rừng xanh bị san trụi, đã làm cho sự cân bằng hệ sinh
thái nhân văn của thung lũng đứng trước nguy cơ bị phá vỡ một cách nghiêm trọng.
Có thể thấy rất rõ điều này trong những năm gần đây. Văn hoá thung lũng được
hình thành trong thời kỳ tiền công nghiệp đã bị lung lay đến tận gốc, do nạn
bùng nổ dân số theo tự nhiên và cơ học. Xưa, "đất rộng người thưa"
thì ngày nay "người đông đất chật". Những năm gần đây, tỉ lệ sinh của
người Thái rất cao (Năm 1995 người Thái ở miền Tây Bắc mới có 22 vạn người, thì
ngày nay riêng dân số Thái ở một tỉnh Sơn La đã có ngót 52 vạn) lại cộng thêm cả
bà con người Kinh tới cộng cư trong thung lũng lòng chảo ngày càng tăng nhanh.
Với một trình độ văn hóa thấp, nhận thức còn hạn hẹp, nghèo đói buộc người ta
phải phá rừng để trồng lúa và hoa màu, tự túc lương thực tại chỗ đã làm cho văn
hóa thung lũng đứng trước nguy cơ bị phá hủy. Người Thái bước vào cơ chế thị
trường trong tình trạng thiên nhiên bị tàn phá trầm trọng. Trước tình hình đó,
mặc dù đã phần nào nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, của nạn khai phá rừng
một cách bừa bãi dẫn tới thiên tai, hạn hán, lũ lụt. Họ đã sớm có ý thức khẩn
trương trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm cứu vãn môi trường
tự nhiên. Tình trạng phá rừng của chính quyền, khai thác lâm sản một cách tùy
tiện không ngăn chặn. Trong 5 năm (1996-2000) tỉnh Sơn La đã trồng mới được gần
5 vạn ha rừng, thì lại khai thác trên 20 vạn ha rường, nhu cầy kinh tế của nhà
nước quá lớn trong khi ấy rừng có hạng, đặc biệt nhân dân khai thác đất không đáng
kể bởi chỉ bằng con số thừa của nhà nước.
Văn Hóa Tây Bắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét