Hàng thủ công của dân tộc Thái (Văn Hóa Tây Bắc)

Dân tộc Thái 
Thái là một nhóm dân tộc thiểu số lớn thứ ba ở Việt Nam. Tổ tiên của họ đã tới Việt Nam từ xa xưa, và định cư chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Các bằng chứng trên thực tế cũng như trong truyền thuyết đã cho thấy mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa người Thái ở Việt Nam và người Thái ở vùng Tây Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Miến Điện. Tuy vậy, phong tục tập quán và trang phục của các nhóm người Thái trong đó có Thái đen và Thái trắng cũng có một số điểm khác biệt.
Nhà của người Thái được xây dựng bằng gỗ và tre theo kiểu nhà sàn, mái lợp bằng cọ hoặc gianh. Trong nhà, thường có rất nhiều rương hòm sặc sỡ các loại chăn đệm, gối làm bằng vải bông tự dệt. Ngoài ra còn có vô số các loại rổ, rá, giỏ, bàn ghế bằng mây, tre.
Trang phục truyền thống của người Thái gồm một váy giống như chiếc "Sà rông" của phụ nữ Lào và một chiếc áo có hàng khuy bạc trước ngực, mặc vừa sát người. Phụ nữ Thái đen thường đội khăn "Piêu" là một chiếc khăn dài một đen, hai đầu khăn được trang trí bằng những mẫu thêu hình kỷ hà đầy mầu sắc. Người Thái nhuộm mầu vải đen bằng lá cây Chàm để may trang phục. Màu đỏ nhuộm bằng cánh kiến cũng được sử dụng để duyệt những tấm thổ cẩm mà họ gọi là vải "Khuýt". Theo tập quán, các cô gái Thái từ khi còn rất trẻ đã học làm vải, nuôi tằm, nhuộm sợi. Hiện nay, những kỹ thuật này đã bị mai một dần. Tuy nhiên, những em gái 12, 13 tuổi vẫn phải học cách dệt vải thêu thùa.
Để chuẩn bị cho đám cưới, các cô phải làm rất nhiều chăn gối, đệm để mang về nhà chồng. Những tấm chăn được dệt từ sợi bông đen và trắng rất tinh xảo, hoặc được may bằng những tấm vải “khuýt” và vải bông.
Trong cửa hàng, có các sản phẩm của nhóm phụ nữ Thái làm việc trong các dự án do một tổ chức phi chính phủ hỗ trợ. Trước khi làm việc cho dự án, họ không có nguồn thu nhập nào ngoài các sản phẩm nông nghiệp. Những dự án này giúp cho các nhóm phụ nữ nâng cao khả năng quản lý, hạch toán kiểm tra chất lượng sản phẩm, marketing, đồng thời cũng cung cấp cho họ các kỹ thuật dệt bằng chất liệu tự nhiên. Sản phẩm mới là tổng hợp các kỹ thuật và mẫu trang trí được người Thái lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Người Thái ở Yên Châu và Mường La, tỉnh Sơn La được tổ chức Oxfam Quebec giúp đỡ. Người Thái ở Con Cuông-Nghệ An nhận được sự hỗ trợ của Oxfam Hong Kong. Craft Link cũng triển khai một dự án phát triển nghề dệt ở Quỳ Châu-Nghệ An. Cửa hàng cũng có những sản phẩm của phụ nữ Thái trắng ở Mai Châu hiện nay họ đã tự tổ chức sản xuất có hiệu quả.

Bản Thèn Luông-Yên Châu-Sơn La:
Sản phẩm của phụ nữ Thèn Luông dựa trên những mẫu khăn "Piêu" và mẫu chăn dệt lấy từ sợi bông đen trắng. Họ cũng dệt các loại chăn thổ cẩm. Sợi tơ tằm được nhuộm hoàn toàn bằng mầu tự nhiên từ cây Chàm hay một loại cây cho màu vàng cam gọi là "mak nho".


Phụ nữ bản Thèn Luông giữ nghề dệt thổ cẩm.

Bản Chiềng Tè-Mường La-Sơn La:
Phụ nữ ở Chiềng Tè làm rất nhiều những chiếc gối thêu sặc sỡ để làm quà tặng vào dịp cưới xin. Những chiếc gối này hình vuông, may bằng vải bông, hai đầu được thêu bằng hai dải hoa văn đầy màu sắc. Dựa trên những hoa văn này, họ sản xuất ra một số kiểu túi sách rất đẹp. Phụ nữ Chiềng Tè cũng may những chiếc áo cho nam giới và vỏ đệm bằng vải bông. Dự án ở đây đã giúp họ khôi phục lại kỹ thuật nhuộm bằng các loại vỏ cây vì vậy, họ có thể tạo ra những sản phẩm hoàn toàn tự nhiên. Những mẫu trang trí đều lấy từ những mẫu khăn “Piêu”, khăn tay truyền thống.
Đàn ông Mường La thường đan những giỏ đựng xôi và những chiếc rương màu sặc sỡ.


Nghề dệt thổ cẩm có từ rất lâu đời của dân tộc Thái, là một nét đặc trưng văn hoá của các dân tộc Thái. Trước đây, sản phẩm thổ cẩm được tạo ra chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi môn khi con gái về nhà chồng, và một phần để trao đổi hàng hoá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét