Gửi tình trong từng nếp khăn Piêu (Văn Hóa Tây Bắc)


Qùy Châu-Nghệ An là vùng đất nổi tiếng với hương rượu cần nồng đượm, những cô gái Thái duyên dáng trong điệu xòe hoa làm trộn rộn cả một vùng sơn cước, những nếp nhà sàn ẩn hiện trong sương, trong màu xanh bạt ngàn của cỏ cây, núi rừng. Không những thế, mảnh đất này còn nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm, những tà áo, những chiếc váy được tạo nên tinh tế từ bàn tay của những người phụ nữ. Và họ tự tay là nên những chiếc khăn Piêu như là để gửi trọn cái tình, nỗi lòng của mình trong đó.




Người phụ nữ miệt mài bên chiếc khăn Piêu

Con gái Thái từ 6 đến 7 tuổi phải làm quen với bông, sợi, dệt vải, mười hai, mười ba tuổi bắt đầu làm quen với công việc thêu thùa. Họ có thể vất vả hàng ngày với việc cầy cuốc hay đốn củi trên nương, nhưng sau mỗi khoảng thời gian mệt nhọc ấy họ lại về với khung cửi, miệt mài làn nên những chiếc khăn, những tấm thổ cẩm, tô thêm sắc, điểm thêm màu cho cuộc sống.  Có lẽ cũng vì vậy mà mỗi đường nét hoa văn, mỗi gam màu phối trộn dường như còn thấm đượm tình yêu lao động, yêu quê hương. 

Điệu múa khăn Piêu của các cô gái Thái

Dù cuộc sống đổi thay nhiều, những nếp nhà sàn của người Thái đen không còn lợp bằng lá thay vào đó là ngói hoặc tôn. Bộ trang phục truyền thống cũng được cải tiến đi nhiều cho phù hợp với công việc lao động sản xuất hàng ngày.  Nhưng những chiếc khăn vẫn được những cô gái chăm chú và tỉ mỉ ngồi thêu, không chỉ để đội đầu mà còn để minh chứng đặc biệt cho tình yêu đôi lứa.



Ngày nay, những chiếc khăn Piêu do người con gái Thái đất Qùy Trâu dệt nên không chỉ để phục vụ cuộc sống hàng ngày mà đó là còn món quà đậm tình được họ gửi đi khắp muôn phương. Hãy một lần đến với Qùy Châu chắc chắn bạn sẽ không cầm được lòng mình khi bên một nếp nhà sàn ven suối, giữa cảnh non nước hữu tình, những người phụ nữ vẫn nhẫn nại và đam mê với tiếng thoi đưa đều đặn từ muôn đời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét