Nói
đến những cuộc xung đột gay go giữa hai vương quốc láng giềng ở bán đảo Đông
Dương trong quá khứ, thì người ta phải
nói đến chiến tranh kinh hoàng giữa vương quốc Đại Việt và Champa, hai quốc gia
hấp thụ hai nền văn minh hoàn toàn khác biệt: dân tộc Việt chịu ảnh hưởng nền
văn minh Trung Quốc và dân tộc Champa theo văn hóa Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo.
Nói đến định mệnh hẩm hiu của các dân tộc ở
khu vực Đông Nam Á, thì người ta phải nói đến số phận của dân tộc Chăm. Sau 8
thế kỷ đấu tranh và đương đầu với cuộc Nam Tiến, lịch sử chỉ để lại cho dân tộc
này một kết quả tang thương và đẫm máu: vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ,
đất đai Champa bị chiếm đóng, chính quyền và vua chúa Champa bị sụp đổ, đền đài
và cung điện Champa bị phá hủy, dân tộc Champa hoàn toàn bị tiêu diệt chỉ còn lại
khoản 100.000 người Chăm đang sống chui nhủi trong hai tỉnh Ninh Thuận và Bình
Thuận và gần 700.000 người Tây Nguyên sống ở miền cao.
Con số 100.000 người Chăm còn sống sót ở
miền trung Việt Nam hôm nay đã nói lên thế nào là hậu quả của chính sách diệt
chủng mà cuộc Nam Tiến đã dành cho dân tộc này. Đây là một biến cố kinh hoàng
chưa từng xảy ra trong lịch sử của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Trước sự
tang thương đổ nát này, dân tộc Champa chỉ biết chấp nhận, vì đây là dữ kiện đã
diễn ra trong quá trình lịch sử, nhất là lịch sử thời cổ đại, vì vua chúa Đại
Việt thời đó chưa ý thức được thế nào là qui luật chiến tranh giữa hai quốc gia
láng giềng, cũng như vai trò và trách nhiệm của dân tộc thắng trận đối với dân
tộc thua trận.
Sau ngày vương quốc Champa bị xóa bỏ trên
bản đồ vào năm 1832, dân tộc Chăm trở thành công dân Việt Nam, hưởng một qui chế
tự trị do vua Thiệu Trị ban hành va qui chế này được lưu truyền cho đến chế độ
Việt Nam Công Hòa. Cũng nhờ qui chế này, dân tộc Chăm có được cơ hội quản lý trực
tiếp mọi cơ cấu tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội theo truyền thống và nhất là
kiểm soát biên giới đất đai thuộc quyền sở hữu của mình. Đây là một ân huệ đầu
tiên mà nhà nước Việt Nam đã dành cho dân tộc thua trận sau 8 thế kỷ chiến
tranh tương tàn.
Chưa đầy 140 năm đi tìm lại sự ổn định cho
cuộc sống sau, biến cố 1975 lại một lần nữa đưa dân tộc Chăm vào một khúc quanh
mới, mà không ai có thể tiên đoán được thế nào là định mệnh sống còn của họ
trong thế kỷ thứ 21 này.
Sau ngày giải phóng miền nam, chính quyền
Hà Nội xóa bỏ ngay qui chế tự trị mà vua Thiệu Trị đã ban hành, không công nhận
người Chăm là dân tộc bản địa tại miền trung Việt Nam, có một chiều dài lịch sử,
hiện đang sinh sống trên dải đất Champa, tức là quê hương thân yêu của họ bị
vua chúa Việt Nam chiếm đóng sau 8 thế kỷ của cuộc Nam Tiến. Nhà nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã quốc hữu hóa toàn diện đất đai, ruộng rẫy của dân
tộc Chăm, biến họ thành một tập thể vô sản nghèo đói và bần cùng, cấm đoán mọi
lễ nghi tín ngưỡng và phong tục tập quán không phù hợp với chủ nghĩa Mac-Lénin.
Sự kiện này đã làm thay đổi toàn diện nguồn gốc di sản văn hóa và xã hội của
dân tộc này, từ ngôn ngữ chữ viết, cách ăn mặc, phong cách đối xử, nề nếp gia
đình cho đến duy tư và nhân cách của con người. Nếu nhìn theo bề sâu trong
không gian lịch sử, đây cũng là chính sách diệt chủng êm đềm không đẫm máu qua
chính sách đồng hóa, giết chết lần mòn đi cội nguồn lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ
và chữ viết của một dân tộc để rồi họ trở thành một tập thể lai căng, mất gốc
trong vài thập niên tới.
Hết quyền làm chủ trên đất đai và di sản
văn hóa của mình, người Chăm lại trở thành một công dân ngoại lệ, sống bên lề
xã hội Việt Nam mang danh là một quốc gia đa chủng tộc, nhưng không được pháp
luật che chở, không được Đảng và Nhà Nước cưu mang, đùm bọc. Chỉ trong vòng hai
tháng, tức là tháng 7 và tháng 8 năm 2008, dân tộc Chăm đã gặp phải 4 biến cố dồn
dập xảy ra:
Chiếm đoạt đất đai dân tộc Chăm
Cho dù sau ngày “đổi mới”, nhà nước đã ra
lệnh trao trả lại đất đai cho dân tộc Chăm, nhưng cho đến hôm nay chính quyền địa
phương tỉnh Ninh Thuận vẫn còn tiếp tục chiếm đoạt ruộng đất của dân tộc Chăm để
bán nhượng cho công ty tư nhân. Chính vì thế, đàn bà và phụ nữ Chăm thôn Văn
Lâm, tỉnh Ninh Thuận quyết tâm xuống đường, chận xe phái đoàn của thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 23 tháng 7 năm 2008 để đòi quyền sở hữu đất đai họ.
Cũng vì cuộc Nam Tiến, vương quốc Champa
đã nhường cho Đại Việt toàn diện lãnh thổ của mình ở miền trung chạy dài từ Quảng
Bình đến biên giới Biên Hòa. Hôm nay, dân tộc Chăm chỉ còn một vài mảnh đất
canh tác để nuôi thân qua ngày. Tại sao chính quyền địa phương không thương xót
cho dân bản địa này mà lại tiếp tục tước đoạt thêm đất đai của họ nữa. Đây là một
hồ sơ dân oan, nhưng Đảng và Nhà Nước Việt Nam không quan tâm cho lắm, vì người
Chăm chỉ là công dân ngoại lệ tại Việt Nam hôm nay.
Lò hạt nhân diệt chủng
Gần mấy năm qua, cho dù có nhiều ý kiến phản
đối của các nhà khoa học chuyên môn về điện hạt nhân, nhà nước Việt Nam vẫn quyết
định xây hai lò điện hạt nhân tại Sơn Hải, địa đầu của hai tỉnh Ninh Thuận và
Bình Thuận nơi tập trung hầu hết người Chăm ở miền trung Việt Nam. Sự viếng
thăm khu vực này của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 23 tháng 7 năm 2008 đã
xác nhận sự ra đời của lò hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam.
Lò hạt nhân là cần thiết cho sự phát triển
năng lượng điện lực cho quốc gia. Tiếc rằng, chỉ cần một sơ suất trong lý do kỹ
thuật, chất phóng xạ có thể tiêu diệt toàn diện dân số của hai tỉnh Ninh Thuận
và Bình Thuận, trong đó có 100.000 người Chăm đang sinh sống.
Ai cũng biết, sau 8 thế kỷ đương đầu với
cuộc Nam Tiến, dân tộc Champa hoàn toàn bị diệt chủng trên dải đất miền trung.
Hôm nay, họ chỉ còn sống sót chưa đầy 100.000 người. Sự hiện diện của họ là một
vấn đề thiết yếu phù hợp với hiến chương của Liên Hiệp Quốc liên quan đến môi
trường nhân sinh nhằm bảo vệ sự sống còn của một số động vật hay tộc người trên
đà bị diệt chủng. Nếu không có giải pháp thích đáng, chất phóng xạ của hạt nhân
sẽ tiêu diệt cộng đồng người Chăm trong chốc lát và xóa bỏ vĩnh viễn tên dân tộc
này trên bản đồ chủng tộc của thế giới.
Một số động vật, vì số lượng quá ít, được
các quốc gia trên thế giới che chở và bảo vệ cho sự hiện hữu của nó. Dân tộc
Chăm, dù sao cũng là một tộc người, phải hưởng một qui chế bảo tồn ưu tiên hơn
so với động vật, để họ còn hiện hữu bên cạnh dân tộc Kinh trong thế kỷ thứ 21
này. Không lý do gì mà nhà nước Việt Nam lại dùng lò hạt nhân để tiêu diệt họ.
Đây cũng là hồ sơ dân oan mà Đảng và Nhà
Nước không đưa ra một lời giải thích. Vì người Chăm chỉ là công dân ngoại lệ,
thành ra sinh mạng hay sự sống còn của họ không phải là vấn đề quan trọng đối với
chính quyền Việt Nam hôm nay.
Ngôn ngữ chữ viết Chăm bị thoái hóa
Sau mấy chục năm, các bậc tu sĩ, bô lão và
trí thức Chăm than oán, vì Ban Biên Soạn Chữ Chăm (BBSSCC) do nhà nước thành lập
vào năm 1978, đã tự tiện chỉnh lý chữ Chăm để đưa Akhar Thrah Chăm truyền thống
đi vào con đường thoái hóa.
Ngày 25 tháng 7 năm 2008, nhân ngày kỷ niệm
30 năm của tổ chức này, nhà nước Việt Nam không đưa ra một giải pháp nào để thống
nhất lại Akhar Thrah Chăm mà dân tộc này đã yêu cầu gần 30 năm qua. Có chăng,
các bậc tu sĩ, bô lão và trí thức Chăm chỉ là công dân ngoại lệ, thành ra nguyện
vọng của họ không đáng đưa ra để cứu xét.
Tiếp tục giết hại người Chăm
Sau ngày giải phóng miền nam vào năm 1975,
người Chăm bị xếp ngay vào thành phần dân tộc phản động, tiếp tay cho tập đoàn
Fulro, làm tay sai cho ngoại bang chống phá nhà nước Việt Nam, cần được cảnh
giác và canh chừng thường trực. Kể từ đó, các cơ quan an ninh địa phương thao
túng hăm dọa, bất bớ, tra tấn biết bao người Chăm vô tội, che chở cho những tội
phạm người Kinh giết hại người Chăm mà chúng tôi đã trình bày 9 trường hợp điển
hình trong Harak Champaka số 12 ra mắt vào ngày 8 tháng 4 năm 2006.
Tháng 8 năm 2008 lại xảy ra thêm một vụ giết
hại người Chăm nữa, đó là trường hợp ông Bá Văn Bản, 25 tuổi, một nông dân Chăm
ở thôn Văn Lâm, tỉnh Ninh Thuận. Cũng vì muốn bảo vệ đất đai của mình bị chiếm
đóng, ông Bản quyết tâm vào vườn trồng cây thuộc quyền sở hữu của ông ta để chặt
phá một số cây nhằm bày tỏ sự bức xúc của mình.
Ngày 2 tháng 6 năm 2008, công an tỉnh Ninh
Thuận bắt ông Bản đưa vô trại giam. Hơn hai tháng trong tù, ông Bản bị tra tấn
một cách vô nhân đạo cho đến trọng thương. Trước tình thế này, công an ra lệnh
đưa ông ta đến bệnh viện để cấp cứu. Vì mang thương tích quá nặng, ông Bản từ
trần vào ngày 27 tháng 8 năm 2008.
Thay vì pháp lý Việt Nam phải đứng ra bảo
vệ cho ông Bá Văn Bản, một người nông dân Chăm đấu tranh để bảo vệ đất đai của
mình bị tước đoạt, cơ quan an ninh Việt Nam lại tra tấn ông ta trong trại giam
cho đến chết vào tháng 8 năm 2008. Giết chết một thanh niên Chăm như ông Bá Văn
Bản, chỉ vì tội chặt bỏ vài cây mà người khác tự tiện trồng trọt trên đất đai của
ông ta là bản án quá nặng nề, vượt ra khỏi sức tưởng tượng của nhân loại. Nhân
danh cơ quan anh ninh của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dùng quyền
lực để hành hung thanh niên Chăm cho đến chết là điều mà dân tộc Chăm không bao
giờ chấp nhận được.
Cái chết của ông Bá Văn Bản là một vụ án
kinh hoàng chưa từng xảy ra ở khu vực Đông Nam Á, càng làm khơi dậy thêm lòng
căm thù của dân tộc Chăm đối với Đảng và Nhà Nước. Vì rằng, sau 8 thế kỷ của cuộc
Nam Tiến, người Chăm đã chấp nhận họ là dân tộc thua trận nên bị diệt chủng.
Năm 2008 không còn cuộc Nam Tiến nữa. Thế thì tại sao nhà nước Việt Nam vẫn còn
tiếp tục giết hại người Chăm vô tội trong thế kỷ thứ 21 này. Vụ án của ông Bá
Văn Bản, người Chăm thôn Văn Lâm là một thí dụ điển hình.
Chấp nhận làm người Chăm thì phải chấp số
phận hẩm hiu của dân tộc này: mất quê hương tổ quốc và mất cả quyền làm chủ
trên định mệnh của mình. Vì đây là dữ kiện lịch sử đã trải dài trên dải đất miền
trung kiêng kị này, nơi mà hai dân tộc Việt-Chăm đã từng lao đầu vào chiến trường
đẫm máu để giải quyết những sự khác biệt chính trị của họ trong suốt 8 thế kỷ
qua. Nhưng lịch sử cũng từng chứng minh rằng, dân tộc Chăm có thể vượt ra khỏi
thực trạng tâm tối này, nếu Đảng và Nhà Nước Việt Nam công nhận người Chăm
không phải là sắc dân thiểu số mà là dân tộc bản địa phù hợp với Bản Tuyên Ngôn
Quyền Dân Tộc Bản Địa của Liên Hiệp Quốc ký vào ngày 13 tháng 9 năm 2007 tại
New York mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Điều cần thiết nữa, nếu Đảng và
Nhà Nước không xem người Chăm như là dân tộc thua trận cần phải tiêu diệt nữa,
mà là một sắc dân cấu thành đại gia đình dân tộc trong một quốc gia Việt Nam đa
chủng tộc và đa văn hóa, đáng được tôn trọng dù đó là danh dự, nhân phẩm, phong
tục tập quán của họ.
Dân
tộc Chăm cũng sẽ thoát ra khỏi sự diệt chủng trong thế kỷ thứ 21 này, nếu các
nhà nghiên cứu, các lực lượng trí thức
và các tổ chức hội đoàn Việt Nam trên thế giới quan tâm đến họ, xem họ như dân
tộc anh em cần được bảo trợ và che chở, vì họ cũng là thành phần đã từng
đóng góp vào lịch trình xây dựng lịch sử và nền văn hóa Việt Nam được giàu mạnh.
Định
mệnh sống còn của dân tộc Chăm còn tùy thuộc vào nhân tố quyết định quan trọng
hơn đó là nội bộ của xã hội Chăm hôm nay. Nếu các lực lượng trí thức và hội
đoàn dân tộc Champa trong và ngoài nước từ bỏ mọi tị hiềm mang tính chất cá nhân, gia đình và địa
phương, để cùng nhau xây đựng một thế hệ mới trong đó mỗi người Chăm chấp nhận
rằng xã hội Champa không phải là sở hữu riêng của một người nào mà là không gian liên đới giữa những thành
viên Champa cùng xuất thân từ một nguồn gốc văn hóa và lịch sử. Chính vì thế, mỗi
cá nhân và mỗi hội đoàn dù có quan điểm và chủ trương đấu tranh riêng, nhưng
lúc nào cũng sẵn sàng ngồi chung với nhau bất cứ nơi đâu và bất kì lúc nào
trong không gian liên đới này để cùng nhau tìm ra một giải pháp thực tiễn hầu bảo
vệ quyền lợi chung của dân tộc Champa. Nếu không, các lực lượng trí thức và các
hội đoàn Champa chỉ là một tổ chức ô hợp và tiêu cực, đang quay lưng với sự thống
khổ và số phận hẩm hiu mà dân tộc Chăm trong nước đang gánh chịu hôm nay.
Sầm
Thị Phong (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét