Phần 2: Từ phong cách Mỹ Sơn A1 qua phong cách chuyển tiếp
Mỹ Sơn - Bình Định
Nhớ Thái Tông thương dân không hiếu chiến,
Gả Huyền Trân Công Chúa
cho Chế Mân.
Tình lân bang được thắt
chặt muôn lần,
Hai Chiêm Việt trong hòa
bình giao hảo.
Vân Trang (Nỗi buồn Cham
Pa)
V-
Tháp Bằng An
Được xây dựng vào khoảng
hai thế kỷ IX và XII, Bằng An, còn gọi Tháp Khmer, là một trong những tháp Chăm
cổ còn lại ở tỉnh Quảng Nam. Tọa lạc trên đường 606, gần Quốc lộ 1A, thuộc huyện
Điện Bàn, khu Bằng An gồm có một tháp độc nhất hình linga (Linga Paramesvara), không giống một
tháp Chăm nào khác, do vua Bhadravarman II cho xây giữa 878 và 977, trong số ba
tháp song song trước kia. Trước tháp có hai tượng sư tử - voi Gajasimha, khôngkể một tượng bị gảy. Hai vị hộ
phápdvarapala đứng canh
hai bên phía trong cửa. Hình bát giác, tương tự như ở tháp Khơ me Sambor Prei
Kuk, mỗi cạnh 4m, tháp có chiều cao 21,5 m kể cả thân tháp và mái hinh chóp
nhưng chóp tháp đã bị rơi. Riêng thân tháp 12,7 m bọc kín, không có các cột ốp
tường, không có cửa giả và rất ít hoa văn. Dính liền trước thân tháp là tiền sảnh
hình vuông, ba cửa giả, giữ vai trò cổng tháp và điện thờ hình dáng linga cùng với toàn bộ tháp thể hiện bộ
ngẫu tượng sinh thực khí Linga-Yoni.
Các thủ pháp kiến trúc sử dụng ở thân tháp (hình bát giác gần với tiết diện trụ
tròn chịu lực tốt nhất) vừa tăng vẻ đẹp vừa giúp cho ngôi tháp có khả năng chịu
lực cao hơn. Người ta đã tìm thấy trong tháp một tấm bia có niên đại cuối thế kỷ
IX đầu thế kỷ X mang nội dung tôn kính sức mạnh vĩ đại của Thần Shiva. Trước
kia H.Parmentier, gần đây Ngô Văn Doanh cho niên đại của bia là niên đại của
tháp. P.Stern xếp Bằng An vào phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1
và phong cách Bình Định (đầu thế kỷ XI - giữa thế kỷ XII), Theo Trần Kỳ Phương
thì Bằng An thuộc phong cách Bình Định (giữa thế kỷ XII).
Tháp Bằng An
VI – Khu tháp Po Nagar
Quần thể Tháp Bà hay Po
Nagar, thế kỷ VII bằng gỗ, được xây lại bằng gạch, ở phia bắc sông Cái, thuộc
phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, trên một quả đồi đá kim cương. Quần thể
xưa gồm có, ngoài 16 công trình phù trợ, 6 ngôi tháp thờ, nay chỉ còn bốn và
hai hàng cột lớn ở dưới chân đồi, phân bối thành ba tầng kiến trúc. Trên cùng
là hai dãy tháp gồm có ngôi tháp chính đỉnh nhọn cao 23 m thờ bà Po Nagar, ngôi
tháp dài hình cong như yên ngựa thờ hai người con Bà. Tầng hai là hai dãy 10 cột
đường kính hơn 1m, hai hành cột nhỏ thấp hơn, bằng gạch hình bát giác, trên một
nền gạch hình chữ nhật cao hơn 1m. Một dãy cầu thang dẫn đến tầng dưới cùng, có
một tháp cổng nay đã mất. Tháp chính thờ nữ vương Po Nagar hay Yan Pu Nagara,
Po Ino Nagar hay Bà Đen tức Thiên Y Thánh Mẫu Ana, vị nữ thần của Ấn Độ giáo.
Tượng nữ thần cao 2,6 m tạc bằng đá hoa cương màu đen (đầu bị mất, lắp vào một
cái đầu Việt), ngồi trên đài sen, tựa phiến đá hình lá bồ đề. Nguyên là tượng
thờ nữ vương Jagadharma tức công chúa Tchou Koti, được Prithi Indravarman cho tạc
lại để thờ nữ thần Bhagavati, không có quần áo. Trang phục hiện nay là của người
Việt. Tháp nam có cái mái đặc biệt: tháp lưng vòm, tiền sảnh hình nôi thật dài
so với toàn thể. Tháp tây-bắc có kiến trúc độc đáo : mặt dài dàn mặt theo trục
bắc-nam ; những bức chạm trổ bằng gạch thay thế các cửa giả, một thần điểu
Garuda nửa người nửa chim phía nam, một con voi cầm một khí giới và một thanh
móc phía tây, một con ssu tử phiá bắc. Nói chung không có nhiều di vật trong
khu tháp nhưng có ít nhất cũng 20 tấm bia văn khắc. Các tháp nhỏ thờ những thần
Shiva, Sankhara, Ganesa. Năm 774, đền Po Nagar bị quân Java phá hủy,
Satvavarman cho dựng lại bằng gạch, mười năm sau hoàn thành. Sau nầy, đền còn bị
hủy hoại nữa, được quốc vương Harivarman I và con trai Vikrantavarman III sửa
sang và xây dựng thêm tháp. Rất khó xác định niên đại khu tháp sau một loạt
trùng tu : 1907 với Henri Parmentier, 1931 với Jean-Yves Claeys, giữa 1994 và
2000 với các nhà khảo cổ Việt Nam. Theo một tấm bia, những tháp nhỏ có thể có
niên đại thế kỷ X, tháp chính muộn hơn, thế kỷ XI.
Tháp Po Nagar
VII- Khu tháp Chiên Đàn
Chiên Đàn là một nhóm
tháp được xây dưới thời Yan Pu Ku Vijava ở làng Chiên Đàn, xã Tam An, phía bắc
thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, cạnh Quốc lộ A1. Trong số ba tháp sát cạnh nhau
song song theo trục nam-bắc, lớn nhỏ theo thứ tự giữa, nam, bắc, chỉ ngôi giữa
còn tương đối toàn vẹn thân và tầng trên. Cả ba tháp có đế vuông, dong dỏng
cao, có tầng mái cân đối, giống nhau về hình dáng, cấu trúc, trang trí: các cộp
ốp nhô ra, các vòm cửa giả co lại và vuốt nhọn lên như các mũi giáo. Mỗi tháp
có 3 cửa giả và một cửa ra vào, phía trên các cửa có vòm uốn cong và nhọn lên
trên thành hình lá đề. Trên đế tháp, nhiều dải trang trí chạm những vũ nữ và
chiến sĩ. Cuộc đánh giá niên đại ngôi tháp rất phức tạp. Trong cuộc khai quật
năm 1989, bên cạnh tympan sa thạch thể hiện đề tài Mahisasuramardini (Nữ thần
giết quỉ đầu trâu), tượng Skanda, những tuợng động vật voi, sư tử, nai, rắn
Naga, ngỗng Hamsa, chim Garuda,...cho thấy các tác phẩm điêu khắc không thuần
túy thuộc phong cách Chánh Lộ như đã tin từ trước vì lẽ tháp được xây dựng
trong một thời gian dài, từ cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XII. Năm 1989, các
chuyên gia Ba Lan cộng tác với các bạn đồng nghiệp Việt Nam, khám phá ở đế các
tháp những hình nổi vũ nữ, nhạc công, voi,...bên cạnh 29 tượng thần nam nữ, 24
tượng thú vật, 31 bức trang trí, hai bàn thờ, một tấm bia có khắc chữ. Số di vật
nhiều đến nổi các nhà khảo cổ phải nhờ quân đội lại bảo vệ và sau đó một viện bảo
tàng được dựng lên tại chỗ! Đặc biệt, trong số các di vật nầy, có một tượng vũ
nữ cơ thể, điệu bộ, trang sức giống hệt vũ nữ trên bệ Trà Kiệu ở viện Bảo tàng
Đà Nẵng. Năm 2000 lại được phát hiện bức chạm nổi liên tưởng đến Đản sinh
Brahma, một nữ thần trên một tympan sa thạch có điệu bộ tựa Lakmi, tượng một
nam thần mặt mày và vật cầm tay giống Vishnu, một tượng nam thần hơi có phong
cách Trà Kiệu,... Nói chung, phần lớn các tác phẩm điêu khắc thể xếp vào phong
cách Chánh Lộ, tuy vậy vẫn có những tác phẩm mang tính tiếp nối phong cách Trà
Kiệu, và có những bức chạm thể hiện sự chuyển tiếp từ phong cách Chánh Lộ sang
Tháp Mẫm. Một phái khác lại xếp Chiên Đàn vào nhóm tháp thuộc phong cách chuyển
tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn và phong cách Bình Định!
Tháp Chiên Đàn
VIII-Khu
tháp Bánh Ít
Còn gọi Tháp Bạc, cụm
tháp Bánh Ít tọa lạc trên ngọn đồi thuộc thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy
Phước, tỉnh Bình Định, cách Qui Nhơn 18 km. Soi bóng sông Tân An, một nhánh của
sông Côn, 4 tháp còn lại trong số ít nhất 7 ngôi được xây vào thế kỷ X, cạnh quốc
lộ số 1, nhìn từ xa trông như nhưng chiếc bánh ít miền Bình Định. Ngôi tháp
chính cao nhất, 22 m, nổi trội trên đỉnh đồi, đồ sộ, chỉnh chạc với những cột ốp,
những đường gồ dọc các mặt tường, thanh tú, lịch sự với những cảnh vũ nữ trên
các vòm, các mái. Trên đỉnh tháp nầy có hình tượng thần Shiva bằng đá như trên
đỉnh hai tháp nhỏ kia. Một kiệt tác hình dung Shiva ngồi kiểu virasana được trưng bày ở viện Bảo tàng Guimet
tại Paris. Mái đua có nhiều đường gờ mang đủ thứ thú vật chân ngắn, tai dài, những
loài bốn chân đầu nhọn qùy xuống chống nhau. Nhiều tượng khỉ mang vòng tay
trang trí cũng thấy trên mái đua tiền sảnh. Tháp được trùng tu vào những năm thập
niên 1960 rồi giữa 1996 và 2000. Từ chân đồi muốn đạt đến tháp chính phải đi
ngang qua tháp cổng gopura phía đông bằng gạch đá ong, mở ra
hai cửa thông nhau theo hướng đông-tây, hai cửa giả chiếm hai mặt kia, bao
quanh là những cột ốp cao vút, nhẹ nhàng. Phía nam là tháp mái cong hình yên ngựa,
rất linh động với hình hoa lá, chim chóc, thú vật, chim thần Garuda có cánh, đặc
biệt những hình người ở chân tháp uỡn ngực, khuỳnh chân như ra sức nâng cao tòa
tháp. Hai tháp nầy có thể xem như là di tích một vòng đai bao quanh khu tháp,
hiện chỉ còn những đống gạch vô hình. Nhờ được xây trên đồi cao, khu tháp được
thấy từ xa, uy nghi, hoành tráng hơn các tháp khác, nhung cũng được dùng làm đồn
lính nên bị phá hại nhiều. Cụm tháp được kê vào phong cách chuyển tiếp phong
cách Mỹ Sơn qua phong cách Bình Định.
Tháp Bánh Ít
IX- Tháp Bình Lâm
Không tọa lạc trên đồi cao như những tháp Chăm khác, tháp
Bình Lâm nằm ngay ở đồng bằng, giữa vườn tược như một ngôi chùa trong làng, có
thể một kinh thành mang tên Thị Nại (Sri Boney), tại thôn Bình Lâm, xã Phước
Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, cách phía đông-bắc Qui Nhơn 25 km. Như vậy,
khách đến xem không cần phải trèo núi, nhưng trái lại vì tháp không nằm gần đường
cái nên khách phải vượt đồng ruộng, xuyên làng xóm....Ngôi tháp độc nhất bình đồ
vuông, cao đẹp khoảng 20 m, gồm có ba tầng bằng gạch, mỗi tầng điều đặn thu nhỏ
hơn tầng dưới, chứ bên trong mộtjatalinga cổ. Tuy rất điêu tàn, tháp còn giữ
dáng cân đối và có vẻ mảnh dẻ. Tháp chỉ có một của chính phía đông, ba phía kia
là ba cửa giả nhô ra ngoài mặt tường. Mỗi cửa giả gồm có ba thân nhỏ dần từ
trong ra ngoài, mọc lên từ một mặt bằng vuông. Mỗi thân lại có hai phần, cột ốp
bên dưới, hòm hình mũi giáo phía trên, trang điểm với hoa lá, những hình sư tử
Gajasimha, những người ngồi có hào quang. Hoa văn không còn thấy trên mặt tường
bên ngoài, trên các cột ốp, trên đài bao quanh khung trang trí giữa các cột ốp.
Cảnh tuợng xơ xác ngày nay là do tháp bị quên bỏ từ lâu. Tháp được xây làm kinh
đô tạm thời cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII, vào lúc các vua Chăm rời bỏ Quảng
Nam vào Bình Định, thành Đồ Bàn được xây dựng, Bình Lâm hết còn là trung tâm
hành chính. Như nhiều tháp khác trong vùng, tháp Bình Lâm được xếp vào phong cảnh
chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.
Tháp Bình Lâm
X- Tháp Nhạn
Xây dựng vào khoảng thế kỷ XI trên núi Nhạn, một thắng cảnh
của thị trấn Tuy Hòa, tỉnh lỵ Phú Yên, soi bóng sông Đà Rằng, tháp Nhạn hay Nhạn
tháp là một kalan, trong số
ít nhất hai cái trước kia, hướng phía đông, hình dáng cao mảnh trông rất thanh
nhã. Bốn tầng phong cách giống nhau chồng chất, mỗi tầng trên nhỏ hơn tầng dưới,
mỗi tầng có một tháp con ở góc nhưng phần lớn đều rơi mất. Tiền sảnh không còn,
trang trí hầu hết bị xói mòn trên các cửa giả mang bên trên một cái vòm dựa lên
hai cột nhỏ. Nòng cốt của các bức tường là những cột trụ xen lẫn với các phần nổi
trơn tru. Chóp tháp nguyên là một phiến đá hình tháp, dưới vuông có chạm cánh
sen, trên nhỏ dần thành hình nón, cao 1m30, cạnh rộng 0m90, nay rơi xuống đất,
một phần bị chôn khó thấy nên người ta có thể tưởng là một linga hay một cái bia. Trong tháp không biết
lúc trước thờ ai, vì không có bia mang chữ, ngày nay có một bàn thờ đặt trên một yoni với một hình tượng được Việt hóa.
Tuy nhiên các miếu xung quanh tháp và miếu lớn trước tháp thờ Thiên Y A Na Diên
Ngọc Phi được truyền tụng là vị thần đã phù hộ dân cư làm ăn sinh sống, ghe
thuyền ngư dân vượt qua sóng to gió lớn mà tân sắc các vị vua triều Nguyễn có
ghi rõ công lao. Ngay trong thời kỳ chiến tranh, tháp đã được trùng tu, sửa chữa
những chỗ nứt lở, đúc móng xi măng để cũng cố cho khỏi bị lún xuống,...những thập
niên 1960, sau đấy giữa 1990 và 1995. Ngày nay, tháp rất sạch sẽ cả trong lẫn
ngoài, chứng tỏ dân cư luôn chăm lo chuyện thờ phụng.
Tháp Nhạn
XI- Tháp Thủ Thiện
Thủ Thiện là một ngôi tháp độc nhất ở làng Thủ Thiện, xã
Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách phía tây-bắc Qui Nhơn 30 km,
tháp Dương Long 3 km, bên kia sông An Nhơn. Sách Đại Nam nhất thống chí gọi Thủ
Hương cổ tháp (Thủ Hương là tên cũ Thủ Thiện), người Pháp có tên Tour de Bronze
(Tháp Thau). Xa quốc lộ, không nằm trên đồi cao, mà là giữa ruộng nương, vườn
tược, xa sông Kôn khoảng 1km, nên tháp được thấy từ xa. Kiến trúc bình đồ hình
vuông mỗi cạnh 8m5, thân cao, hơi thóp ở giữa. Các cột ốp trơn, phẳng, không có
hoa văn trang trí, ô dọc trên tường giữa các cột không có chạm khắc nhô ra
thành gờ. Cửa tháp mở về phía đông, vòm cửa bị sập nhiếu, nhưng ba cửa giả ở
các hướng tây, nam, bắc còn tương đối nguyên vẹn với những mũi lao cao vút xếp
thành nhiều lớp. Trên của có ô khám thờ nhưng không còn hình tuợng hoặc phù
điêu. Giữa thân và mái, bộ diềm nhô khá hư hại nhô ra bốn phía nâng đở ba tầng
nóc đồng dạng, nhỏ dần lên trên, có các tháp nhỏ nhiều tầng trang trí bốn góc.
Bên trong tháp có nhiều vết gắn phù điêu, nơi đặt tượng thờ. Tháp Thủ Thiện
khác những ngôi tháp xây dựng cùng thời cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII ở điểm giản
lược trang trí. Kiến trúc Ấn giáo, bên trong bàn thờ giống ở Đồng Dương, tháp
có thể là một ngôi chùa Phật. Một tuợng Phật được tìm ra không cách xa tháp bao
lăm, có lẽ lúc trước được đặt trong tháp. Ấn quyết kỳ lạ của tượng nói lên một
khuynh hướng Phật giáo Cham Pa. Tháp được kê vào phong cách chuyển tiếp Mỹ Sơn
A1 và phong cách Binh Định tuy đậm nét phong cách Bình Định.
Tháp Thủ Thiện
(*)Ảnh chụp những năm 1986-2007, cốt yếu hai năm 1998-1999,
sao từ dương bản.
Hết Phần 2.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét