Lễ hội ngày Xuân của dân tộc Chăm (Hà Phương)

Văn hóa Việt Nam là một trong cơ tầng văn hóa nguyên thủy của vùng Đông Nam Á. Theo Đông Nam Á Sử Lược của D.G.E. HALL thì Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trun.
Kể từ khi có sự hiện diện của người Bồ Đào Nha vào cuối thời đại trung cổ tại vùng Đông Nam Á thì nền văn hóa ở đây chia ra thành hai lĩnh vực, chịu ảnh hưởng của Ấn - được gọi là Ngoại Ấn - (L Inde Exterieure) - trong đó có cả Việt Nam và các quốc gia khác nữa như vương quốc Ấn Độ hóa,
Chiêm Thành... Chiêm Thành cũng còn gọi là Chămpa, là một quốc gia có từ thời cổ đại, ngày nay là vùng Trung và Nam Trung Việt. Cư dân của Chiêm Thành thuộc ngữ hệ Mã Lai - Nam Đảo. 

Nghệ thuật điêu khắc Chàm nói lên được sắc thái độc đáo của một nền văn minh có sức sáng tạo tuyệt vời. Quả thật Chiêm Thành xứng đáng là một quốc gia có sắc thái đặc thù của một dân tộc, có biên cương, bờ cõi, có một nền văn hóa riêng tư, cùng nằm trong một khu vực cùa các quốc gia Đông Nam Á.
Trong hai dòng văn hóa Ấn-Hoa du nhập vào đất nước Việt Nam, thật ra văn hóa Ấn Độ không gây ảnh hưởng được mấy với dân chúng bản địa, trong lúc đó văn hóa Trung Hoa lại dễ dàng hòa nhập trên mọi lĩnh vực, chẳng những trong đời sống của xã hội mà còn luôn cả về phương diện chính trị nữa. Nhưng đối với dân tộc Chàm khó lòng các dòng văn hóa ngoại lai xâm nhập được dễ dàng.


Quả thật Chiêm Thành tuy không hoàn toàn khác nhau với các quốc gia Đông Nam Á, nhưng nó có những sắc thái đặc biệt riêng rẻ, chứng tỏ rằng dân tộc này có một nền văn hóa hoàn toàn độc lập! Cứ theo Đông Nam Á Sử Lược - các nhà khảo cổ gần đây ! Cứ theo Đông Nam Á Sử Lược - các nhà khảo cổ gần đây tìm thấy qua những di tích hiện còn nguyên vẹn tại miền Trung và miền Đông Nam phần Việt Nam với những Tháp Chàm, những bia đá, hình tượng của các Nữ Thần... nằm rải rác suốt dải đất nổi tiếng có lắm hồn thiêng của mà Hời.
 
Có nhiều tập tục mà các nhà khảo cổ tìm thấy như tục chôn người đã quá cố chẳng hạn. Như tại cánh đồng Chum ở Lào có tục táng trong chum vại, tất nhiên là họ đặt trong tư thế ngồi, tại cồn cát Sa Huỳnh cũng có tục y như vậy. Họ xem các chum vại là một loại quan tài bằng đất nung. Ngoài ra họ còn dùng cả thân cây khoét lỗ làm hòm, song không bằng như các thi hài chôn trong các chum vại, cho dù trải bao nhiêu niên đại đi nữa các hài cốt vẫn còn nguyên vẹn.


Ngoài ra họ còn có các lễ khác dành cho người qua đời, như lễ "bỏ mả", lễ "dựng nhà mồ" các dân tộc thiểu số các nước Đông Nam Á đều có lối tổ chức tương tự như vậy. Điểm này chứng tỏ các cư dân của toàn thể vùng Đông Nam Á đều có tập tục chẳng có gì khác nhau mấy, chứng tỏ họ có cùng chung một cơ tầng văn hóa nguyên thủy từ hàng ba nghìn năm nay hay còn có thể lâu hơn.

Nói về nền văn hóa Bắc Sơn và Hòa Bình ở Bắc Việt, nhà biên khảo Hall đã phân tích ghi nhận như sau: "... Còn nhiều di tích chứng xác cho nên văn hóa thuộc thời Trung thạch còn lưu lại đến ngày nay. Người ta gọi là văn hóa Bắc Sơn và Hòa Bình (Bắc Việt), lấy tên hai tỉnh, nơi mà người ta tìm ra nhiều nhất những dụng cụ làm bằng đá trong thời ấy. Đặc biệt của những khí cụ làm bằng đá này là chỉ được mài một bên mà thôi. Với dụng cụ này, người ta còn tìm thấy bát, chén làm bằng xương người tìm thấy, được ghi nhận là thuộc một giống người nhỏ nhắn, da đen, chủng tộc Mọi Úc. Veddoid – tìm thấy ở bán đảo Ấn-Hoa, di tích của một dân tộc cổ Mã Lai, Melanosoid".

Nhiều bằng chứng cho thấy cư dân của các sắc tộc ở Đông Nam Á, tập quán, phong tục giống nhau. Tục uống rượu cần vẫn còn thấy ở các sắc dân miền núi: Tây Miến Điện là người Chin, Tây Bắc nước ta thì đồng bào Thái, Tây Nguyên người Ê Đê, Bornéo người Dayak... Tục ở nhà sàng cũng vậy, đồng bằng ngày nay không còn tục này, song tại các vùng núi non vẫn còn giữ nguyên nề nếp truyền thống của họ...
Cứ mỗi lần nắng mới chan hòa trên mọi nẻo là y như các lễ hội gắn liền với con người từ bao nhiêu đời được dịp bộc phát. Không phải chỉ riêng có người Chàm hay các dân tộc Việt, Miên, Lào đón rước năm mới mà bất cứ dân tộc nào dù Tây hay Đông cũng đều vui đón cảnh Xuân sang. Các lễ hội được bày ra để mọi người vui đùa thỏa thích mà quên đi những ngày đầu tắt mặt tối vì sự sống hàng ngày. Như tại Ấn Độ chẳng hạn - ở vùng Mathura cách thủ đô Delhi lối 150 cây số, dân chúng cứ vào dịp Xuân về là y như họ vui mừng đón Tết một cách nhiệt tình.

Người Chiêm Thành trước kia đón Xuân sang bằng những tiếng kèn thánh thót, tiếng trống vang lên dậy đất trời, cùng với những vũ điệu của toàn thể dân chúng dâng lên trong lễ đón thần Krishna, là thần Ái Tình... Đây là mùa của đàn bà trả thù đám mày râu cho bằng thích! Nếu bạn có dịp đến Tây Ban Nha trong dịp mùa lễ hội ngày xuân tại Huelva, nơi từng thu hút hàng triệu con người mê vũ từ năm châu bốn bể và ngay luôn cả trong nội địa của xứ sở "nhảy bò" này, sẽ thấy cái chơi cho thỏa chí tang bồng nó ra làm sao! Chắc chắn là lúc ấy các bạn sẽ nhìn thấy những con tuấn mã cao bằng cả một tòa nhà sáu tầng. Bạn có thể tin được không? Có thật vậy. Nhưng đó chỉ là con tuấn mã làm bằng loại bìa cứng và sơn phết trong y hệt như con ngựa tía,.. xanh lè lè... Các chú tuấn mã này được khiên ra từ sáng sớm tinh sương, để cho dân chúng khắp nơi chiêm ngưỡng, đợi đúng nửa đêm ngày 19 tháng 3 thì bắt đầu châm lửa đốt. Ngọn lửa lúc bấy giờ được xem là ngọn lửa có sức mạnh linh thiêng... có thể ban phát cho thiên hạ đến với nó nhiều ơn phước lớn. Chuyện gầy đám lửa hồng cho ngùn ngụt bốc lên cao, là nhiệm vụ của đám thanh niên được dịp phô bày tài trí và lòng dũng cảm của mình để mong... được lọt vào mắt xanh xủa những nàng thiếu nữ từ bốn phương kéo lại chiêm ngưỡng.
 
Điệu múa mà người Chàm ưa thích nhất là điệu: "Mã Vũ" tức "Múa Ngựa" (Riding on horse) đặc biệt tại Quảng Ngãi, làng Chánh Lộ có tượng điêu khắc "Uma Vũ" (Uma Dancing) có chiều cao 1,64m, khác hẳn với bức tượng Uma Dancing. Po Nagar ở Nha Trang...

Có thể nói Chiêm Thành là một quốc gia có nền mỹ nghệ cao nhất so với các quốc gia Đông Nam Á. Trung tâm cơ cấu của triều đại Chiêm Thành lúc bấy giờ nằm trong tỉnh Quảng Nam. Cũng như về những chuyện thần kỳ huyền nhiệm thì đa phần nằm ở các địa phương Quảng Ngãi, trong đó có khu Rừng Cấm và giữa lòng Sông Vực Thu Xà.

Hà Phương (st)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét