Người Chăm hai đạo Bà ni và Bà Chăm đều tổ chức hôn lễ vào
những tháng 3, 6, 8, 10 theo âm lịch Chăm. Phổ biến nhất là tháng 3 và tháng 6
vào ngày thứ tư của tuần trăng tối. Đám cưới của người Bà ni có hai hình thức,
một gọi là đám Khah cho trường hợp chàng rể là tín đồ (KHEH) chưa làm thầy
Chang. Hai là đám Đih cho chàng rể là giá sí thầy Chang. Hai chiều thứ ba đến
ngày thứ tư. Còn đám Đih chỉ trong ngày thứ tư.
I/ Đám Khah:
Vào chiều thứ ba, họ nhà trai cử ông mai (Nưkmư) dẫn chú rể
cùng một vài vợ chồng thân tộc đến nhà gái để bàn việc cưới. Đại diện nhà trai
được mời ngồi trên chiếu bông trải sẵn ngoài sân, trên chiếu có khay trầu cau,
rược trà và đèn sáp. Tục này người Bà ni gọi là Dok got (ngồi xổm). Hai bên bàn
thống nhất giờ giấc và tục lệ để tiến hành. Sau đó hai ông mai hai bên vào
trong nhà làm lễ dựng phòng tục (Danok) cho cô dâu chú rể.
Sang ngày thứ tư, tại nhà gái dựng lên hai cái rạp. Một ở
phía đông dành cho đại diện họ tộc hai bên và khách mời ngồi dự lễ và ăn tiệc.
Một ở phía tây dành cho các giáo sỹ hành lễ. Cuối rạp phía trong người ta có
treo một tấm màng vải màu vàng đỏ có hoa văn (gọi là Hanin) và một tấm vải trắng
trên trần rạp. Dưới đất được trãi nhiều chiếu bông. Có một bàn tổ được phủ một
tấm khăn trắng, trên đó có một mâm vật lễ để sư cả (Ôn grù) hành lễ. Hai bên
bàn tổ có hai cây đèn sáp thắp sáng. Khi làm lễ, ông sư cả ngồi kề bàn tổ, mặt
xoay ra ngoài sân. Hai bên là các giáo sĩ Imưm, Tip, Chang ngồi chứng kiến.
Khi họ nhà trai đến và được mời ngồi. Sau đó, ông mai nhà
gái vào nhà dẫn cô dâu và chú rể ra ngoài. Cô dâu mặc hai áo, áo trong của nữ
Bà ni, áo ngoài của nữ bà Chăm gọi là áo Sah. Chú rể mặc áo màu trắng như áo thầy
Chang. Cả hai đều choàng qua vai một băng vải đỏ (Talay Bak) từ sau lưng ra trước
ngực như vũ nữ Chăm. Chú rể nắm tay cô dâu đi trên hàng chiếu trải từ trước nhà
đến láng lễ, làm lễ rửa chân trước láng do sư cả đảm nhiệm. Xong rồi, sư cả vào
sạp ngồi vào vị trí của mình. Chú rể thì ngồi ở phía tây gần bàn tổ đối diện với
sư cả. Kề bên chú rể là cô dâu ngồi nhích về phía sau. Ông già làm lễ đọc một
đoạn Kinh bằng tiếng ả Rập, ý niệm báo với Thượng Đế về mục đích tổ chức và xin
phép đựoc đặt tên thần bí cho chú rể và cô dâu.
Ví dụ: Tên chú rể là: Mơlin Buh Khal
Cô dâu là: Mơbi At Salamưk
Những tên trên được dùng để gọi suốt cuộc lễ cưới này. Còn ở
lễ cưới khác thì đặt tên khác. Sau phần Kinh lễ, sư cả cầu nguyện cho đôi tân
hôn được hạnh phúc, rồi nhìn thẳng vào mặt chú rể hỏi:
- Này Mơlin Buh Khal! Anh có chấp nhận cô Nơbi At Salamưk
làm vợ anh không?
Chàng rể trả lời:
- Dạ! chấp nhận.
Ông già hỏi tiếp:
- Vậy anh có mang quà, vật biếu cho cô dâu không?
- Dạ có! Một chiếc nhẫn “Nhẫn cưới mơ ta”, một đôi vòng
vàng tay, và một con trâu.
Ông sư cả hỏi xong, bảo ông Mươm 40 ngồi kề lập lại câu hỏi
trên và chàng rể trả lời ba lần như vậy. sau đó, cô dâu một mình đứng dậy vào
nhà, ngồi trong phòng tục mà ông mai đã làm lễ dựng chiều hôm trước, kề bên một
bà cụ gọi là “Muk Pơk” (I)
Trong khi đó, chàng rể đưa chiếc nhẫn cho ông Mươm. Ông này
cùng với một giáo sĩ khác là ông Tip mang mâm lễ vật mà sư cả đã thông qua Kinh
lễ, cùng hai cậu bé, mỗi cậu mang một khay trầu cau, một khay vải trắng vào
trong nhà làm lễ dựng phòng tục (Danok). Tại đây ông Mươm 40 làm lễ xoas phòng
tục mà ông mai dựng chiều hôm trước để dựng lại phòng tục mới theo đúng nghi lễ
Hồi giáo (II) bằng cách trãi sắp vải trắng mới, đặt lên đó mâm lễ vật mang từ
ngoài vào cùng một số vật lễ khác như đèn sáp, trầu cau… Rồi ông đọc Kinh cầu
nguyện. Sau đó, ông nhìn thẳng vào mặt cô dâu ngồi gần cây đèn thắp sáng đối diện
với chú rể và hỏi với sự chứng kiến của “Muk Pơk” và ông Tip:
- Này Nơbi At Salamưh! Cô có chấp nhận Mơlin Buh Khah làm
chồng cô không?
Cô dâu trả lời:
- Chấp nhận.
Tiếp đó, ông Mươm giao chiếc nhẫn mơ ta cưới cho chú rể đeo
vào tay cô dâu làm kỉ niệm ngày cưới. Sau đó, ông Mươm đặt bàn tay người chồng
vào bàn tay người vợ mà Muk Pơk bóp chặt lại một hồi, chứng tỏ vợ chồng luôn gắn
bó suốt cuộc đời. Sau đó, ông Mươm rẫy nước phép ban phúc lành cho vợ chồng vừa
căn dặn đạo đức ăn ở đối với đôi tân hôn. Người vợ lấy trầu têm một miếng để
vào miệng chồng. Người chồng quấn lên mình vợ một phần của chiếc áo mình thể hiện
sự ân cần chăm sóc của người vợ đối với người chồng và hạnh phúc mà người chồng
sẽ mang đến cho vợ. Xong rồi, ông Mươm ngoéo tay ông Tip, chú rể nắm tay cô dâu
ra ngoài láng lễ. Chỉ còn lại Muk Pơk trong phòng tục để canh giữ vật lễ trong
phòng.
Ngồi bên bàn tổ cùng cô dâu chú rể, ông Mươm trình báo lại với sư cả rằng lễ tục trong phòng hoa chúc đã hoàn thành. Tiếp đó, là lời cầu chúc của sư cả đối với đôi vợ chồng được sống trăm năm hạnh phúc.
Ngồi bên bàn tổ cùng cô dâu chú rể, ông Mươm trình báo lại với sư cả rằng lễ tục trong phòng hoa chúc đã hoàn thành. Tiếp đó, là lời cầu chúc của sư cả đối với đôi vợ chồng được sống trăm năm hạnh phúc.
Một bữa tiệc được dọn ra trong rạp lễ để các sư cả, Mươm,
Tip, Chang chứng kiến dùng trước. Sau mới đến họ hàng hai bên và khách mời nơi
rạp khách. Đó là lúc cô dâu chú rể lần lượt đến từng bàn chào mừng cám ơn và nhận
diện thân nhân hai họ xiu gia của mình, vừa nhận quà biếu…
Sau ba ngày ở tục trong phòng hoa chúc, chú rể dẫn cô dâu về
thăm lại cha mẹ mình và cả gia đình họ ngoại, để rồi về lại ở rể suốt đời bên vợ.
II/ Đám PaĐih:
Như trên đã nói, đám Pa Đih chỉ diễn ra trong một ngày thứ
tư. Cũng có tổ chức lễ “Dok Got”, tức lễ ngồi trên chiếu để hai bên bàn trước
việc tiến hành lễ nhưng không phải trong sân mà trước cửa tiền của nhà gái dưới
một bóng cây nào đó vào buổi sáng thứ tư.
Hai ông mai (Nưk mư) đôi bên và hai bà vợ của ông Tip và
ông Mơ Dình và một vài đại diện nhà trai đến đó ngồi trên chiếu bông mà nhà gái
đã trải sẵn, cùng vật lễ như ở đám Khah. Sau đó, bên nào về lại bên đó. Sau
khia bàn thống nhất giờ giấc và tục lệ tiến hành, khoảng 10 giờ sau bữa ăn lót
lòng, cúng báo gia tiên, gia thần rồi, họ nhà trai ăn mặc chỉnh tề, tuần tự
theo hàng một đến nhà gái. Đi đầu là ông mai chú rể, sau là các bà, các cô. Tiếp
đó là nam giới. Riêng chàng rể, ngoài áo thầy Chang màu trắng bên trong còn vận
bên ngoaì chiếc áo màu đỏ dài đến nửa thân người gọilà “áo Bơt”. Trên đầu đội
mũ lễ gọi là gọi là “Khah”. Khi họ nàh trai đã được ổn định chỗ ngồi, thì lễ cắt
cổ dê bắt đầu trước rạp do một ông Chang đảm nhiệm. Tiếp đó, chú rể cô dâu làm
lễ rửa chân do sư cả thực hiện. Xong rồi, chú rể cô dâu vào trong rạp trình diện
sư cả trước bàn tổ cùng các giáo sĩ khác ngồi hai bên hàng ngang.
Tất cả lễ tục tiếp theo đều diễn ra như đám Khah, chỉ khác
một điều là trong đám Pađih người ta chỉ thực hiện “Phòng tục” một lần theo
nghi thức đạo Hồi vào ngày thứ tư.
Ghi chú:
Ghi chú:
(I) Tục này chỉ có trong người Bà ni ở Bình Thuận thôi. Xem
truyện Vua Kabrah Blm lấy vợ Bà ni sẽ biết. Truyện này trích trong sách Truyện
cổ dân gian Chăm - Bình Thuận của Bố Xuân Hổ.
(II) Tại sao phải xoá phòng tục do ông Nưk Mư dựng và có lễ
dựng lại phòng tục khác.
Tục này chỉ áp dụng cho trường hợp chàng rể là người ngoại đạo, tức chưa phải thầy Chang. Khi phòng tục được dựng lên thì sáng hôm sau (thứ tư) thầy cả sư (Ôn Grù) được mời đến và ghé thăm phòng tục. Ông đánh hai người đến 100 roi (đánh tượng trưng thôi) (Có người nói 90 roi) và hai vợ chồng phải lạy để được tha tội. Sau này, không phạm nữa. Do đó, có tục xoá phòng tục trước do ông mai dựng và chỉ nhận phòng tục do hai ông Mươn đạo Bà ni dựng cho đúng nghi thức đạo Hồi.
Nông Quang Son (sưu tầm)
Tục này chỉ áp dụng cho trường hợp chàng rể là người ngoại đạo, tức chưa phải thầy Chang. Khi phòng tục được dựng lên thì sáng hôm sau (thứ tư) thầy cả sư (Ôn Grù) được mời đến và ghé thăm phòng tục. Ông đánh hai người đến 100 roi (đánh tượng trưng thôi) (Có người nói 90 roi) và hai vợ chồng phải lạy để được tha tội. Sau này, không phạm nữa. Do đó, có tục xoá phòng tục trước do ông mai dựng và chỉ nhận phòng tục do hai ông Mươn đạo Bà ni dựng cho đúng nghi thức đạo Hồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét