Lễ hội Rija Praung của dân tộc Chăm (HuỳnhTâm)

Lễ hội Rija Praung diễn ra tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Rija Praung, một trong những lễ hội dân gian của người Chăm gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật múa Chăm đặc sắc.
Rija Praung là lễ hội lớn thứ 2 của dân tộc Chăm sau lễ hội Kate. Lễ hội Rija Praung là một lễ thức do một tộc họ người Chăm thực hiện theo lời hứa của ông cha mình trước linh hồn tổ tiên và thượng đế, bởi lúc không may mắn trong gia đình, tộc họ có người bị bệnh tật, gặp phải tai ương và được qua khỏi, nhằm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tộc họ đối với thượng đế, thần linh và đất trời đã giúp đỡ các tộc họ của mình vượt qua khó khăn và làm thỏa mãn ước nguyện của người đã khuất.

Lễ hội Rija Praong thường diễn ra trong khoảng 2 đến 3 ngày nhưng đối với những tộc họ có điều kiện kinh tế khá giả thường tổ chức kéo dài tới 6 ngày 6 đêm.

“Bà bóng” được chọn để thay mặt dòng họ giao tiếp với linh hồn của tổ tiên, các vị thần linh và Thưọng đế.

Trước khi diễn ra lễ hội, tộc họ đã họp bàn và chọn lựa một phụ nữ lớn tuổi, đoan chính, nết na được tín nhiệm làm lễ tấu chức “Bà bóng” để thay mặt dòng họ giao tiếp với linh hồn của tổ tiên, các vị thần linh và Thượng đế.
Mâm lễ dâng cúng tổ tiên, các vị thần linh và Thượng đế trong Lễ hội Rija Praung gồm nhiều cây đèn cày ln, lư trầm hương, khay tru cau, rượu, trứng vịt, hoa quả, con dê (tái hiện bằng dê mô hình), dàn đu, cây là a, chiếc thuyền nhỏ làm bằng tôn….Các loại trống phục vụ trong lễ hội Rija Praung gồm có Pagilaong, Jawakapơ, Pok hala, Biyén, Baranưng…, ngoài ra còn có kèn Sanarai

Lễ hội Rija Praunug bắt đầu với nghi thức lễ thần núi (Atuw cek) và sau đó là lễ thần biển (Atuw tathik). Điều đặc sắc là lễ hội chứa đựng một tập hợp những điệu múa thiêng và múa truyền thống dân gian Chăm. Lúc thực hiện nghi lễ dâng trầu thì có múa dâng “thôn Hala”, lúc múa đồng thì có các điệu Biyen, Chahya, rồi lễ múa nện Cột Du độc đáo…

Lễ hội Rija Praung kết thúc với phần tiễn đưa thuyền về lại xứ sở theo đường biển với điệu múa âm dương của đôi nam nữ.


Lễ hội là dịp quy tụ văn hóa dân gian dân tộ
c Chăm phong phú, giàu bản sắc. Nó hàm chứa những điệu hát thánh ca của Ong Mơduen Gru và giọng điệu vải chài với những trò diễn mộc mạc nhưng không kém phần vui nhộn. Hòa cùng điệu múa mừng vui của các chàng trai, cô gái Chăm sôi động cuốn hút trong âm vang của điệu nhịp trống Giang, trống Baranưng cùng giai điệu của kèn Sanarai hòa quyện vào nhau tạo thành một giai điệu âm nhạc khơi dậy từ tiềm thức tâm linh của con cháu trong gia tộc thể hiện niềm biết ơn sâu sắc đối với thượng đế, thần linh và đất trời đã phù hộ cho gia tộc được sung túc bởi mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình hạnh phúc, bình an.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét