Dân tộc Ngái (Đỗ Mai Chử)

Các nhà ngôn ngữ học xếp dân tộc Ngái vào nhóm ngôn ngữ Hán, thuộc ngữ hệ Hán - Tạng. Theo Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, người Ngái ở Thái Nguyên chỉ có 422 nhân khẩu, sinh sống phân tán ở các huyện Đại Từ (110 người, nam: 60, nữ: 50), thành phố Thái Nguyên (86 nhân khẩu, nam: 42, nữ: 44), Phổ Yên (31 nhân khẩu, nam: 21, nữ: 10). Người Ngái còn phân bố ở các huyện Phú Lương và Đồng Hỷ. Dân tộc Ngái không có các thôn bản riêng, họ sống xen kẽ với người Kinh, Tày, Hoa và Sán Dìu.

1. Dân số và phân bố dân cư
Các nhà ngôn ngữ học xếp dân tộc Ngái vào nhóm ngôn ngữ Hán, thuộc ngữ hệ Hán - Tạng.  Theo  Tổng  điều  tra  dân  số  ngày 1/4/1999,  người  Ngái  ở  Thái  Nguyên  chỉ có 422 nhân khẩu, sinh sống phân tán ở các huyện Đại Từ (110 người, nam: 60, nữ: 50), thành  phố  Thái  Nguyên  (86  nhân  khẩu, nam: 42, nữ: 44), Phổ Yên (31 nhân khẩu, nam: 21, nữ: 10). Người Ngái còn phân bố ở các huyện Phú Lương và Đồng Hỷ. Dân tộc Ngái không có các thôn bản riêng, họ sống xen kẽ với người Kinh, Tày, Hoa và Sán Dìu.
Người Ngái có nhiều tên gọi và tên tự gọi khác nhau. Họ được các dân tộc anh em gọi là Khách Gia, Hoa Ngái, Hắc Cá, Tàu, Hắc Láo Chấy... Phần đông những người được coi là thuộc dân tộc Ngái lại thường tự nhận mình là Hoa hoặc Hoa Ngái. Một số khác không phân biệt Hoa với Ngái và vẫn tự nhận là cùng một dân tộc. Rõ ràng là giữa hai cộng đồng này có quan hệ về mặt nguồn cội.
Ngái là một tộc danh mới đưa vào danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam năm 1979. Họ bao gồm các nhóm, Xín, Lê, Đản, Xuyến, Hắc Cá, Ngái Lầu Mần... Trong cuộc Tổng điều tra dân số cả nước năm 1979, Bắc Thái có 25 người Ngái, nhưng đưa vào mục các dân tộc khác. Ở cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 toàn tỉnh Bắc Thái có 436 người Ngái cư trú, trong đó các địa phương Thái Nguyên hiện nay là 404 người, họ cư trú rải rác ở 6/9 huyện, thị xã thành phố của tỉnh, đông nhất là huyện Đồng Hỷ, cũng chỉ có 202 người. Dân số của người Ngái ở từng xã cũng không nhiều, trong năm này chỉ có 6 xã là có số dân Ngái từ 10 người trở lên, đó là các xã: Thịnh Đức (14 người), Tân Cương (22 người) thuộc thành phố Thái Nguyên; Ôn Lương (10 người) huyện Phú Lương; Tân Lợi (15 người), Phúc Tân (23 người) và Hoá Thượng (168 người) huyện Đồng Hỷ.
Năm 1999 so với năm 1989 dân tộc Ngái ở Thái Nguyên tuy vẫn giữ ở tỷ lệ 0,04% trong các dân tộc của tỉnh, nhưng con số tuyệt đối tăng thêm được 18 người. Đây không phải do tỷ lệ tăng tự nhiên của người Ngái thấp mà là do dự di chuyển cư giữa các địa phương trong nước và một phần cũng do quá trình tộc người. Tuy với số dân chỉ có 422 người nhưng họ cư trú rải ra trong 59/180 xã phường, của tỉnh, vì vậy số dân Ngái trong mỗi xã phường rất ít, năm 1999 chỉ có 7 xã, phường là có từ 10 người Ngái trở lên, đó là: Quang Trung  (18  người)  huyện  Đồng  Hỷ,  Phan  Đình  Phùng  (15  người)  thành  phố Thái Nguyên; Vạn Thọ (16 người), Tiên Hội (14 người) huyện Đại Từ và Phúc Tân (23 người) huyện Phổ Yên.

Tỷ lệ dân số người Ngái chia theo xã năm 1999  (Xã)


II. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Một bộ phận người Ngái ở Thái Nguyên có truyền thống canh tác nông nghiệp từ lâu đời và vẫn sống dựa vào nông nghiệp trồng trọt. Bộ phận này chủ yếu sinh sống ở Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ và Phổ Yên. Một số ít người Ngái sinh sống ở thành phố Thái Nguyên và các thị trấn, thị tứ lại hoạt động trong một vài lĩnh vực dịch vụ như buôn bán nhỏ, làm thuốc, v.v… Đối với bộ phận cư dân sinh sống ở nông thôn, trồng trọt, trong cơ cấu kinh tế của họ còn có các ngành bổ trợ như chăn nuôi gia súc gia cầm, làm hàng thủ công và khai thác các nguồn lợi sẵn có của tự nhiên.
1. Trồng trọt
Trong nông nghiệp trồng trọt, người Ngái canh tác cả ruộng nước (thẻn), vườn đồi và soi bãi (fố). Họ không chỉ tự đúc kết được nhiều kinh nghiệm sản xuất mà còn chịu khó học hỏi những tri thức của các tộc người anh em. Sự ảnh hưởng của các dân tộc cận cư đến nông nghiệp trồng trọt của người Ngái thể hiện ở nhiều khía cạnh, từ các loại công cụ sản xuất đến hệ giống cây trồng và lịch thời vụ. Bộ nông cụ của người Ngái gồm nhiều loại có công năng khác nhaunhưcông cụ phát quang, khai hoang (rìu, dao), công cụ làm đất (cày, bừa, cuốc, mai, thuổng), công cụ chăm sóc hoa màu (cuốc, bừa cào), công cụ thu hoạch (liềm, gùi sọt, quang gánh…).
Ruộng nước (thẻn) của người Ngái được chia thành 2 loại là ruộng bậc thang (sá thẻn) và ruộng lầy (sùi thẻn). Quy trình canh tác của hai loại ruộng này không khác nhau nhưng lịch thời vụ và giải pháp tới nước có sự khác nhau nhất định. Ruộng bậc thang là loại hình ruộng chờ ma và chỉ làm được 1 vụ, gắn với mùa mưa. Loại ruộng lầy được làm 2 vụ: chiêm (láng vổ) và mùa (thai tống vổ). Đối với ruộng lầy, vụ lúa mùa cũng gắn với mùa ma, do vậy việc thoả mãn nhu cầu nước tới có nhiều thuận lợi. Nhưng vụ chiêm, để có nước cấy và chủ động được về nước, cần nhiều đến sức người. Cách thức phổ biến nhất trước đây vẫn được ứng dụng là tát bằng gầu. Nhờ chủ trơng kiên cố hoá hệ thống kênh mương nội đồng của ngành nông nghiệp những năm gần đây, hiện nay nhiều thửa ruộng đã chủ động được nước tới. Một số thửa ruộng nhỏ lẻ xa nguồn nước được tới bằng các loại máy bơm xách tay.
Cũng như các dân tộc anh em, người Ngái trồng 2 loại lúa (vổ) là nếp (nô cục) và tẻ (trám cục), trong đó lúa tẻ là cây trồng chính. Các giống lúa tẻ của dân tộc này hết sức đa dạng và thể hiện rõ sự ảnh hưởng của các dân tộc cận cư. Các giống lúa cũ đều có thời gian sinh trưởng dài, cho năng suất thấp, do vậy sau này họ đã liên tục thay đổi các giống lúa mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao hơn, cho phép tăng canh gối vụ.
Về thời vụ, các chân ruộng bậc thang xa kia chỉ làm được một vụ lúa: Tháng 3, tháng 4 bắt đầu gieo mạ, tháng 5 cấy; tháng 6, tháng 7 chăm sóc bón thúc và làm cỏ; tháng 9, tháng 10 thu hoạch. Ngày nay, nhờ những tiến bộ của kỹ thuật nên cũng có thể dễ dàng đa nước vào các chân ruộng thấp, do vậy đã canh tác được 2 vụ. Đối với các chân ruộng cao, ngoài vụ lúa mùa, người ta có thể trồng gối một vụ đông và vụ xuân hè. Tần xuất sử dụng đất đã tăng lên đáng kể. Trên các chân ruộng lầy, từ xa đã có thể gieo trồng 2 vụ lúa. Vụ chiêm gieo mạ vào tháng 11, tháng 12 cấy, tháng 1, tháng 2 làm cỏ và chăm bón, đến tháng 5 thu hoạch. Vụ mùa gieo mạ vào tháng 4, cấy vào tháng 5, tháng 6; sang tháng 7, tháng 8 chăm bón, làm cỏ và đến tháng 10 thu hoạch. Hiện nay, cùng với việc áp dụng các thành tựu mới của công nghệ sinh học, tính thời vụ của nông nghiệp đã có sự thay đổi căn bản. Các giống lúa chiêm có thời gian sinh trưởng dài ngày, năng suất thấp đã được thay thế dần bằng những giống lúa xuân, ngắn ngày, năng suất cao. Vụ chiêm thực tế đã chuyển thành vụ xuân, cấy vào khoảng giêng hai, thu vào tháng t, tháng năm. Thời gian canh tác vụ mùa cũng đã rút ngắn nhiều nhờ vào các giống mới ngắn ngày và có thể gọi chính xác là vụ hè - thu. Sau vụ hè thu, có thể trồng gối một vụ rau màu trước khi làm đất cấy lúa chiêm xuân.
Khác với các dân tộc miền núi khác, người Ngái không làm nơng rẫy mà chỉ canh tác ở soi bãi và vườn đồi. Trong thu nhập của nhiều gia đình, vườn đồi và soi bãi chiếm tỷ trọng lớn hơn so với ruộng nước. Trên vườn đồi và soi bãi, người Ngái trồng nhiều giống cây khác nhau. Có thể chia các giống cây trồng trên vườn đồi và soi bãi của họ thành 4 nhóm: cây lương thực phụ, cây rau đậu gia vị, cây công nghiệp và cây ăn quả.
Trong nhóm cây lương thực phụ, giống cây trồng chính là ngô (sộc ma). Ngoài ra, còn có các giống cây thân củ, rễ củ như sắn, khoai riềng, củ từ, khoai lang, v.v... Nhóm cây rau đậu gia vị có các loại rau xanh, đậu đỗ và gia vị như cải xanh (sính xoi), cải bắp (pác xoi), cải trắng (pạc xoi), đậu tương (tâu phu), hành (xếnh), tỏi (sín), ớt (là chíu)… Nhóm cây công nghiệp của người Ngái ở Thái Nguyên gồm có mía, lạc và chè. Mía (cha) là cây nguyên liệu chính cho nghề làm đường mật, một nghề thủ công rất phát triển ở dân tộc này. Riêng cây chè có vị trí đặc biệt quan trọng. Chè Thái Nguyên có chất lượng cao, có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước và vì thế, nhiều dân tộc - trong đó có người Ngái - ở đây từ lâu đã coi chè là cây hàng hoá chủ lực. Các loại cây ăn quả được người Ngái trồng nhiều là mít (lo chay), bởi (pộc chay), chanh (keng chay), ổi (ui chay)… Gần đây, nhờ thị trường được mở rộng, được các cơ sở khuyến nông hỗ trợ về giống vốn, kỹ thuật, nhiều gia đình đang từng bước chuyển sang trồng cây hàng hoá với cây trồng chính là vải thiều.
Cả trên các chân ruộng, vườn đồi và soi bãi, người Ngái đều có các bộ công cụ tương thích, thể hiện một nhận thức cao về giải pháp kỹ thuật. Chiếc cày nhỏ, nhẹ nhưng chắc chắn, hợp với sức kéo, có công dụng tốt với đất đồi, đất bãi. Các công cụ sản xuất khác như bừa chữ nhi, cuốc, thuổng, dao, liềm, mai... cũng rất phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và loại hình canh tác của họ.
Đối với nông nghiệp trồng trọt, người Ngái rất quan tâm đến giải pháp chọn giống cây trồng, coi đây là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho mùa vụ thắng lợi. Bên cạnh đó, từ lâu họ đã biết dùng nhiều loại phân nhằm tăng độ phì cho đất như phân chuồng, phân bắc, phân xanh. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hiện nay người Ngái đã dùng nhiều phân hoá học và phân vi sinh. Để chống sâu bệnh, họ sử dụng các loại thuốc trừ sâu hoá học.
Trong hoạt động sản xuất của người Ngái, ngoại trừ việc chăm sóc, thu hoạch và chế biến chè được tiến hành thường xuyên, các cây trồng khác luôn phải tuân thủ lịch canh tác chặt chẽ. Nông lịch của người Ngái thực tế cũng không có nhiều khác biệt so với các dân tộc anh em đang cận c. Đó chính là hệ quả tất yếu của tính đồng quy và quá trình tiếp biến văn hóa (acculturation) lâu dài.
 Đỗ Mai Chử (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét