Một gia đình người Hoa tại Lào Cai, thế kỷ 18
Tổng số dân:
862.371(1999 theo TCTKVN), 823.071 (2009 theo TCTKVN), 947.000 (2008 theo
CIA), 1.200.000 (2005 theo OCAC).
Khu vực có số dân đáng kể: Việt Nam: Thành
phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Quảng Ninh
Ngôn ngữ: Tiếng Việt, tiếng Quảng Đông, tiếng
Triều Châu,tiếng Khách Gia, tiếng Phúc Kiến
Tôn giáo:
Chủ yếu là Phật giáo Đại thừa, Đạo giáo và
Khổng giáo, thờ cúng tổ tiên. Một lượng nhỏ theo Công giáo và đạo Tin Lành.
Dân tộc Hoa (Trung văn giản thể: 华; Trung văn phồn thể: 華) là những người gốc Trung Quốc định cư ở
Việt Nam và đa số có quốc tịch Việt Nam. Các tên gọi khác: Khách Trú, người
Hán, người Tàu, Ba Tàu[a]. Nếu xếp theo phân loại của Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa thì họ là dân tộc Hán. Đây là một trong các dân tộc tại Việt Nam có dân số
giảm trong 10 năm (1999-2009) theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Tên gọi
Bài viết này không được chú giải bất kỳ
nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết nàybằng cách bổ sung chú
thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ
và xóa bỏ.
Hội quán Triều Châu, Hội An.
Người Trung Quốc đã qua lại làm ăn, sinh sống
và chung đụng với người Việt đã từ lâu đời, tùy theo từng thời kỳ lịch sử, hoàn
cảnh tiếp xúc hoặc nguyên nhân di cư mà người Trung Quốc đã tự xưng về tên dân
tộc của mình khác nhau, cũng như người Việt đã gọi họ theo các tên khác nhau.
Thường người Trung Quốc tự gọi mình là dân các triều đại mà họ cho rằng văn
minh, tự hào hoặc cho rằng nó phổ biến và được người bản xứ biết rõ, hoặc đã biết
từ lâu như "người Đường" (Thoòng dành), "người Thanh",
"người Bắc" (quốc). Người Hoa còn tự gọi họ theo quê quán: "người
Quảng" (Quảng Đông), "người Tiều" (Tiều Châu/Triều Châu),
"người Hẹ", "người Khách", "người Hải Nam"... Người
Việt còn có lệ gọi người Hoa là "người Ngô". Lệ này bắt nguồn từ lịch
sử thời Xuân Thu có "nước Ngô" và "nước Việt". Điển hình là
bản Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỷ 15 sau khi Bình Định Vương Lê Lợi
đuổi được giặc nhà Minh.
Từ phổ thông người Việt hay dùng là
"người Tàu"; từ "chệt" hàm ý miệt thị; từ "cắc
chú" nay là đọc trại từ chữ "khách trú" vì người Hoa không được
nhìn nhận là cư dân mà chỉ là dân ở trú mà thôi. Bản báo sau đây đưa ra nguồn gốc
khác cho "các chú" nhưng không có cơ sở.
Theo Gia Định báo, đăng trong số 5, năm thứ
6, phát hành ngày 16 tháng 2 năm 1870: phần tạp vụ (một bài thuộc vào loại phiếm
luận ngày nay)
Người bên Tàu thường gọi là người Trung-Quốc
nghĩa là nước ở giữa vì thuở xưa bên ấy có 18 nước chư hầu; chỗ Kinh thành
Hoàng-đế ở lại vô ở giữa các nước chư hầu nên gọi là Trung Quốc. Người bên Tàu
thường kêu mình là Đường-nhơn hay Thanh-nhơn, nghĩa là người nhà Đường nhà
Thanh. An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây,
lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu
v.v... Từ Ba Tàu có cách giải thích như sau: Ba có nghĩa là ba vùng đất mà chúa
Nguyễn cho phép người Hoa làm ăn và sinh sống: vùng Cù Lao Phố (Đồng Nai), Sài
Gòn Chợ Lớn,Hà Tiên, từ Tàu bắt nguồn từ phương tiện đi lại của người Hoa khi
sang An Nam,nhưng dần từ Ba Tàu lại mang nghĩa miệt thị. Còn có cách giải thích
khác: Người Việt thường xưng hô theo thứ tự như anh Hai (con cả) anh Ba (con thứ)...
Vì lý do đó mà người Tàu thường lễ phép gọi thân mật người Việt đang làm ở các
cơ quan Pháp thời đó là anh Hai (cậu Hai) và xem mình là em (anh Ba). Từ đó người
Việt mới gọi anh Ba (Tàu) là vậy.
Người Bắc thì kêu là Ngô, nghĩa là nước
Ngô, có kẻ lại cắt nghĩa rằng vì bởi nó hay xưng mình là Ngô nghĩa là tôi. Từ
này không còn còn phổ biến nữa.
Kêu Các-chú là bởi người Minh-hương mà ra;
mẹ An-nam cha Khách nên nhìn người Tàu là anh em, bằng không thì cũng là người
đồng châu với cha mình, nên mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha mình.
Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy.
Còn kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu
kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy
người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác thì kêu tâng là chú là cậu vân vân. Người
An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc.. Nay không còn phổ biến nữa.
Nếu xếp theo phân loại của Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa thì họ là dân tộc Hán
Một người Hoa ở Hà Nội năm 1885
Lịch sử
Người Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt
Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, từ đầu thời kỳ Bắc thuộc. Trong 2
thiên niên kỷ kể từ đó, nhiều làn sóng người Trung Quốc, gồm lính, quan, dân, tội
phạm... đã đến định cư tại Việt Nam. Nhiều thế hệ người Trung Quốc định cư tại
Việt Nam đã có quan hệ hợp hôn với người Việt bản xứ và con cháu họ dần trở
thành người Việt Nam.
Vào thế kỷ 17 tại Trung Quốc, sự sụp đổ của
nhà Minh dẫn đến làn sóng người Hoa trung thành với nhà Minh và không thần phục
nhà Thanh bỏ quê hương di dân sang vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Năm 1671, Mạc Cửu và gia đình đến vùng đất
Mang Khảm (nay là Hà Tiên), khi đó vẫn thuộc quyền kiểm soát của vương quốc
Khmer. Mạc Cửu đã mở rộng quyền kiểm soát ra các vùng lân cận, và quy thuận
chúa Nguyễn.
Năm Kỷ Mùi 1679, Tổng binh thành Long Môn
tỉnh Quảng Tây tên là Dương Ngạn Địch, Phó tướng Huỳnh Tấn (Hoàng Tiến) và Tổng
binh châu Cao, châu Lôi và châu Liêm tỉnh Quảng Đông là Trần Thượng Xuyên, Phó
tướng Trần An Bình cử binh chống đánh nhà Thanhnhằm khôi phục nhà Minh (bị nhà
Thanh tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1766) không địch nổi, hai Tổng binh đem tướng
sỹ xuống thuyền chạy sang hải phận nước Nam, ban đầu cầu cứu Chúa Trịnh, sau đó
dẫn tuỳ tùng quân lính theo đường thuỷ đến Đà Nẵng đầu hàngChúa Nguyễn và xin
Chúa Nguyễn nhận làm dân Việt (đúng hơn là xin giúp Chúa Nguyễn khai hoang vùng
đất phía Nam, vì thời đó dân số Việt Nam còn ít. Hơn nửa dãi đất phía nam cũng
còn thuộc quản lý của người khơme. Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần cho họ vào
miền Nam khai khẩn đất hoang Dương Ngạn Địch và Huỳnh Tấn theo dòng sông Cửu
Long cắm trại ở Định Tường (Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang), Trần Thượng Xuyên vào cửa
Cần Giờ ngược dòng sông Đồng Nai cắm trại ở đất Ban Lân Cù Lao Phố (Biên Hòa),
và Đông Phố (Gia Định) chuyên lo việc thương mãi và canh nông. Những cộng đồng
người Hoa này được gọi là người Minh Hương. Chữ "hương" ban đầu dùng
chữ 香 có nghĩa là
"thơm" khi kết hợp với chữ Minh 明 có nghĩa là hương hỏa nhà Minh (明香), đến
năm 1827 thì vua Minh Mạng cho đổi chữ Hương 明 sang chữ Hương 鄉 nghĩa
là "làng" để tránh đụng chạm với nhà Thanh,[6] từ đó Minh Hương (明鄉) có thể hiểu là "làng của người
Minh" và cũng có thể hiểu là "làng sáng sủa".
Đình Minh Hương Gia Thạnh, quận 5, TP. HCM
Năm 1698, ở vùng Phiên Trấn - Bến Nghé -
Sài Gòn đã hình thành nên làng Minh Hương ở Gia Thạnh, Chợ Lớn cũ. Từng có câu
ca dao nói về phong hóa làng Minh Hương:
"Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng
Đố ai lịch sự bằng làng Minh Hương."
Đến thế kỷ 19, người Pháp tạo điều kiện
cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Thời kì này người Hoa sang Việt
Nam theo các đợt tuyển mộ phu đồn điền của người Pháp. Năm 1949, một số người
Hoa chạy sang Việt Nam khi Trung Quốc Quốc dân Đảngthua ở lục địa.
Tuy thu lợi từ những người Hoa định cư tại
Việt Nam, nhưng các vị vua chúa Việt Nam chưa bao giờ cảm thấy yên tâm về lòng
trung thành của họ. Tại thời điểm xấu nhất của quan hệ giữa hai bên, 10 ngàn
người Hoa vùng cù lao Phố đã bị quân Tây Sơn tàn sát vàothế kỷ 18. Những khi
khác, người Hoa làm ăn rất có khiếu và hưởng tự do và sự giàu có. Nhưng họ luôn
bị phân biệt bởi người Việt trong đối xử.
Thế kỉ 20
Trước 1945, tại Việt Nam, chính quyền thuộc
địa Pháp giảnh độc quyền buôn bán 3 mặt hàng quan trọng nhất là gạo, muối và rượu.
Đặc biệt là thuốc phiện được Pháp công khai buôn bán, khuyến khích người Việt sử
dụng chứ không bị cấm như ở chính quốc. Lợi nhuận từ thuốc phiện đã đóng góp tới
25% vào ngân sách của Pháp Đông Dương. Tổng ngân sách năm 1905 là 32 triệu đồng
Đông Dương, trong số này nguồn thu từ độc quyền bán thuốc phiện là 8,1 triệu.
Tính đến năm 1900 thì lợi nhuận Pháp thu được từ thuốc phiện đạt hơn phân nửa số
tiền thu nhập của toàn Liên bang Đông Dương. Việc phân phối bán lẻ thuốc phiện
được Pháp dành cho tư nhân, đa số là người Hoa. Người Hoa thu được những món lợi
lớn từ việc buôn thuốc phiện cho Pháp trong thời kỳ này, từ đó tạo nguồn lực
cho việc họ khống chế kinh tế miền Nam cho tới thập niên 1980.
Từ trước năm 1949, người Hoa ở Việt Nam vẫn
giữ quốc tịch Trung Quốc, chính phủ Trung Hoa Dân quốc tuyên bố rằng tất cả người
Hoa ở nước ngoài đều là công dân Trung Quốc, rằng Trung Quốc có quyền
ngoài-lãnh thổ: quyền can thiệp vào các quốc gia khác để bảo vệ công dân của
mình. Đến thập kỉ 1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới chính thức thu hồi lời
tuyên bố trên.
Ở miền Bắc, năm 1955, hai chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thống nhất rằng người Hoa ở
Việt Nam do chính quyền Việt Nam quản lý và được hưởng đầy đủ quyền lợi của
công dân Việt Nam, quá trình bỏ dần quốc tịch Trung Quốc để thành công dân
chính thức của Việt Nam sẽ kéo dài nhiều năm. Trong thời gian Chiến tranh Việt
Nam, người Hoa ở miền Bắc được hưởng tất cả các quyền của công dân Việt Nam, kể
cả quyền bầu cử, nhưng lại không phải chịu nghĩa vụ quân sự. Thập kỉ 1960, do ảnh
hưởng của Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc khi một số người Hoa bắt đầu các hoạt
động "Hồng Vệ binh" của mình và tố cáo Đảng Cộng sản Việt Nam theochủ
nghĩa xét lại, áp lực của chính quyền tăng lên đối với việc chuyển đổi quốc tịch
của người Hoa sang quốc tịch Việt Nam. Năm 1970, để giảm khả năng thao túng tiềm
tàng của Trung Quốc đối với người Hoa, chính phủ bắt đầu giảm các bài học lịch
sử và ngôn ngữ tại các trường học của người Hoa. Từ vài năm trước đó, các biển hiệu
bằng tiếng Trung bắt đầu biến mất tại các thành phố Hà Nội và Hải Phòng.
Ở miền Nam, từ năm 1956, chính phủ Ngô
Đình Diệm đã buộc tất cả người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc bị trục xuất.
Tháng 5 năm 1957, Bắc Kinh phản đối rằng đây là "sự xâm phạm tàn nhẫn các
quyền hợp pháp của người Hoa". Trong khi ở miền Bắc, Hoa kiều không đóng
vai trò đặc biệt trong nền kinh tế nhà nước quản lý tập trung, thì ở miền Nam,
Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm
chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm
1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm,
dệt may, hóa chất, luyện kim, điện...và gần như đạt được độc quyền thương mại:
100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần
như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường.
Sau năm 1975
Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975,
khoảng 4% dân số Việt Nam là người Việt gốc Hoa, trong đó có hơn 1,5 triệu Hoa
kiều sinh sống chủ yếu ở khu vực Chợ Lớn, Sài Gòn, và chỉ có khoảng 300.000 người
Việt gốc Hoa sống ở miền Bắc.
Vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng
khi họ treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn, làm
chính phủ Việt Nam nghi ngờ lòng trung thành của họ. Tháng 1 năm 1976, chính phủ
lệnh cho người Hoa ở miền Nam đăng ký quốc tịch. Đa số đăng ký là quốc tịch
Trung Quốc mặc dù họ đã chuyển sang quốc tịch Việt Nam từ những năm 1956-1957.
Tháng 2 năm đó, người Hoa được lệnh đăng kí lại theo quốc tịch đã nhận thời Việt
Nam Cộng hòa. Những người vẫn tiếp tục đăng kí là quốc tịch Trung Quốc sau đó bị
mất việc và giảm tiêu chuẩn lương thực. Cuối năm đó, tất cả các tờ báo tiếng
Trung bị đóng cửa, tiếp theo là các trường học của người Hoa. Với những hành động
này, chính phủ Việt Nam đã lờ đi thỏa thuận rằng sau khi thống nhất sẽ tham khảo
ý kiến của Trung Quốc về vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Chính sách của Việt Nam
năm 1976 (đánh tư sản những người Hoa và tịch thu tài sản của họ) đã bị ảnh hưởng
bởi thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e
ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách
của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với
chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản.
Năm 1977, lạm phát 80% cùng với vấn đề tiếp
diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực, Chính phủ Việt Nam sợ rằng Hoa
kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của Trung Quốc. Kèm theo đó là sự ngừng
trệ nghiêm trọng của các vùng kinh tế phía Tây Nam do các xung đột tại biên giới
với Campuchia. Người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc.
Những điều này làm cho chính phủ Việt Nam lo lắng về nguy cơ đất nước bị rối loạn
cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài và coi người Hoa kiều là một tổ chức bí mật hoạt
động ở Việt Nam và sẵn sàng tiếp tay với Trung Quốc để phá hoại. Mặc dù không
có bằng chứng cụ thể về các hoạt động phá hoại, nhưng sự giàu có của cộng đồng
Hoa kiều đã trở thành mối đe dọa đối với chính quyền Việt Nam. Trong các tháng
3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn nhỏ của Hoa kiều bị quốc hữu hóa.
Vị thế kinh tế của đa số tư sản Hoa kiều bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm
soát nền kinh tế.
Quan hệ ngày càng xấu đi giữa Việt Nam và
Trung Quốc cũng làm tăng thêm số người Hoa rời Việt Nam. Phía Trung Quốc tố cáo
Việt Nam đã xua đuổi người Hoa sống ở phía Bắc về Trung Quốc. Đầu tiên là những
vụ di cư nhỏ lẻ, sau đó là trào lưu ồ ạt người di tản đi đến những bờ biển của
các nước láng giềng. Kết quả là số người di tản từ Việt Nam tăng gấp đôi trong
6 tháng đầu năm 1979, trong những người di tản trong những năm 1978-1979, Hoa
kiều chiếm số lượng rất lớn. Cộng thêm vào đó là khoảng 250.000 Hoa kiều sang
Trung Quốc qua biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979.
Trung Quốc đã gọi đây là vấn đề "nạn kiều". Đến năm 1982, do khó khăn
kinh tế và quan hệ chính trị thù địch giữa Việt Nam với Trung Quốc, người Hoa ở
miền Nam đã vượt biên qua đường biển, đường bộ để trốn qua nước thứ ba. Khoảng
2/3 trong số nửa triệu người vượt biên từ Việt Nam là người gốc Hoa.
Đến năm 1989, số người gốc Hoa tại Việt
Nam đã giảm từ 1,8 triệu năm 1975 xuống còn 900.000. Người gốc Hoa không còn kiểm
soát nền kinh tế Việt Nam như trước nữa, và các phong tục, ngôn ngữ gốc Hoa của
họ đã mất đi phần lớn. Đây là một ngoại lệ hiếm hoi so với những nước khác: người
gốc Hoa đã gần như bị đồng hóa bởi người Việt Nam. Mặc dù đám đông người Việt
có thể phản đối hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng không ai nghĩ đến việc
trả thù gia đình thương gia gốc Hoa.
Dân số, nơi cư trú và ngôn ngữ
Theo thống kê của cuộc điều tra dân số năm
1999, tổng số người Hoa ở Việt Nam là 862.371 (1,13% dân số ở Việt Nam), được xếp
hạng thứ sáu, trong đó có khoảng 50% người Hoa sinh sống tại vùng Chợ Lớn của
Thành phố Hồ Chí Minh. Họ tập trung đông nhất ở các khu thương mại trong Quận
5, 11 (khoảng 45% dân số mỗi quận), 6, 8, 10 với 5 nhóm ngôn ngữ chính: Quảng
Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam và tiếng Khách Gia (Hakka, đôi khi còn gọi
là tiếng Hẹ). Số người Hoa còn lại sinh sống ở các tỉnh toàn quốc, mà hầu hết
là ở nhiều tỉnh miền Tây Việt Nam. Nhiều ngôi đền và nhà cửa của người Hoa ở
khu Chợ Lớn và cảng thương mại Hội An từ thế kỷ 17 đã được khôi phục và xếp hạng
di tích lịch sử cấp quốc gia và quốc tế, giờ đây mỗi năm đón hàng triệu lượt
khách du lịch. Kể từ năm 2007, chính quyền Tp. Hồ Chí Minh đã cho tổ chức Lễ hội
Văn hóa Người Hoa định kỳ hàng năm.
Tuy nhiên, đây là những ngoại lệ, hầu hết
đời sống văn hóa Trung Quốc đã ăn sâu. Đa số các cửa tiệm kinh doanh vàng ở miền
Nam là người gốc Hoa đã bị đồng hóa. Con cái của những người này ít biết tiếng
Quan thoại.
Trong
những khía cạnh quan trọng, người Việt
gốc Hoa đã trở nên không thể phân biệt được khi sinh sống trong cộng đồng,
và họ đã thành công đến mức, mặc dù các đám đông có thể phản đối những hành động
của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng không ai nghĩ đến việc trả thù nhằm vào các
gia đình người gốc Hoa sống cạnh nhà
mình.
Theo
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hoa ở Việt Nam có dân số 823.071
người, có mặt tại tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Hoa cư trú tập trung tại: thành phố Hồ Chí Minh (414.045 người, chiếm
50,3% tổng số người Hoa tại Việt Nam), Đồng Nai (95.162 người), Sóc Trăng
(64.910 người), Kiên Giang (29.850 người), Bạc Liêu (20.082 người), Bình
Dương (18.783 người), Bắc Giang
(18.539 người).
Hoàng
Hải (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét