Dân
tộc Khmer là một dân tộc có mặt sớm ở vùng đất Nam bộ nhiêu ngôi chùa của đồng
bào người Khmer trên vùng đất này đã
chứng minh được điều đó. Có nhiều ngôi chùa đã ghi dấu trong lịch sử mở cõi của
Đồng bằng sông Cửu Long sớm hơn rất nhiều so với tên gọi Gia Định, một tên gọi
chính thức đặt dấu ấn cho việc mở cõi và cai trị của chúa Nguyễn ở vùng đất
này. Song song với việc ghi dấu ấn cho việc định cư của mình, người dân Khmer cũng kế thừa nền văn hóa Ăngco, nền
văn minh lúa nước cộng với tập tục sinh hoạt của những nhóm lưu dân của người
Kinh, người Hoa,
người Chăm tạo nên một bản sắc, một nền văn hóa riêng của mình. Nền văn hóa đó có giá trị tiêu biểu, không lẫn lộn, pha tạp, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố hài hòa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa đó cần được gìn giữ và phát huy nhằm chống sự “xâm thực” của các nền văn hóa khác, bảo toàn nguyên vẹn yếu tố gốc có như vậy mới thấy được sự phong phú đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam.
người Chăm tạo nên một bản sắc, một nền văn hóa riêng của mình. Nền văn hóa đó có giá trị tiêu biểu, không lẫn lộn, pha tạp, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố hài hòa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa đó cần được gìn giữ và phát huy nhằm chống sự “xâm thực” của các nền văn hóa khác, bảo toàn nguyên vẹn yếu tố gốc có như vậy mới thấy được sự phong phú đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam.
GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA TÔN GIÁO
Trong các trường văn hóa của đồng bào
Khmer Nam bộ thì văn hóa tôn giáo nổi lên như một sự tự nhiên vốn có, mặc dù
văn hóa tôn giáo đến với đồng bào Khmer Nam bộ không phải là sớm nhất. Không phải
“người Khmer thích gọi tín ngưỡng Phật giáo Theravada”, mà thật sự tín ngưỡng
Phật giáo của họ là tín ngưỡng Phật giáo Theravada. Đồng bào Khmer Nam bộ nói
chung sử dụng đạo Phật như một tôn giáo của dân tộc mình, các giá trị của tôn
giáo đó dần chuyển thành tín ngưỡng của dân tộc ( ở đây ta tạm gọi là tín ngưỡng
Phật giáo). Theravada là một bộ học thuyết được các bậc Trưởng lão ( Trưởng lão
bộ ) kiết tập lần thứ nhất sau khi đức Phật niết bàn. Trưởng lão bộ là tập hợp
tất cả các bài thuyết giảng của đức Phật, những người thực hành theo bộ này ta
thường gọi là Phật giáo nguyên thủy ( hay tiểu thừa). Bộ kinh này sau khi kiết
tập đã nhanh chóng lan truyền đến cư dân trong tiểu vùng Đông Nam Á qua đường
biển từ phía Nam. Do đó ta thường gọi tôn giáo của người Khmer là Phái Nam
tông, Đạo Phật nguyên thủy, Phái Tiểu thừa hay Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ.
Do mang trong mình tính ngưỡng Phật giáo
nên các tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Khmer cũng gắn chặt với tôn giáo. Ngôi
chùa của người Khmer là một giá trị văn hóa vật thể đặc biệt. Đó là nơi tập hợp
cư dân trong vùng, là nơi diển ra hầu hết các lễ hội cộng đồng. Các lễ hội tôn
giáo này vẩn còn được đồng bào Khmer gìn giữ và thực hành như lễ ban hành giáo
lý (Bon meakh bâuchea), lễ Phật đản (bon pisakh bâuchea), lễ nhập hạ (bon chaul
vâssa), lễ xuất hạ (bon chênh vâssa), lễ xuất trần (bon asoch bâuchea), lễ dân
áo cà sa (hay lễ dân y – kathin năh tean), lễ an vị tượng Phật (bon putthea
phisik), lễ kết giới (khánh thành chính điện – bon bânchoh seima), lễ kết giới
tạm (bon bânchoh kôl), lễ hội linh (bon pchum bôn), lễ câu siêu (bon băng
skâul), lễ đại cầu siêu (chhak môha băng châul), lễ ngàn núi (bon phoum pon), lễ
đi tu (bon bâm bous)…Tất cả những lễ hội đó tuy rằng chỉ là lễ hộ của tôn giáo
nhưng vào những ngày này hầu hết những bà con người Khmer điều tham gia như thực
hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng.
Họ cùng với nhau, người có công người có của
“hùn nhau làm phước”, như cách nói của người dân Khmer. Những lễ hội đó đã được
đồng bào Khmer gìn giữ và duy trì thực hành từ bao đời nay.
Tôn giáo chuyển dần sang tín ngưỡng những
tưởng sẽ làm mất đi giá trị vốn có của văn hóa tôn giáo. Nhưng dân tộc Khmer đã
gìn giữ nó một cách trọn vẹn thực hành một cách rốt ráo không xề xòa, qua loa.
Tạo nên sắc màu riêng biệt trong các lễ hội tôn giáo so với một số dân tộc
khác.
Giá trị văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng của
dân tộc Khmer còn biểu hiện rõ ở vị trí nhà Sư. Sư cả của một ngôi chùa là
trung tâm đoàn kết của cả phum, sóc. Ngày trước, khi hệ thống pháp luật vẫn còn
hạn chế thì Sư cả có vị trí như một “quan tòa”. Ngôi chùa và nhà Sư của người
Khmer là người nắm giữ, lưu giữ hầu hết những giá trị văn hóa. Những lễ hội lớn
của cộng đồng, không nhất thiết phải là lễ hội tôn giáo thì nhà Sư vẫn có một vị
trí nhất định. Trong một cuộc lễ hội nào đó (ví như Lễ hội đua ghe ngo) thì nhà
Sư là người quyết định mọi việc, từ việc tuyển chọn, phân công người tham gia lễ
hội, đến việc hạ thủy ghe ngo, ngày giờ tập luyện…
Vị trí của nhà Sư luôn ở vị trí trang trọng
nhất trong các lễ hội nên con trai trong các gia đình Khmer đến 12 tuổi thường
được đưa vào chùa đi tu. Đi tu không phải là nhu cầu, mục đích cá nhân, mà là một
tập tục, một sắc thái của người dân Khmer, việc đi tu này là hoàn toàn tự nguyện,
có người tu 3 ngày, có người tu 3 năm hay lâu hơn. Đi tu với người Khmer là để
thành người, để xã hội nhìn nhận như một người có đầy đủ tư cách về đạo đức (trả
ơn cha mẹ) và văn hóa (học tập văn chương, ngôn ngữ, phong tục,…).
GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN
Tín ngưỡng Tô tem của người Khmer Nam bộ
cũng khắc rõ hình tượng, hoàn cảnh sống của một tộc người trên vùng đồng bằng
trũng nước. Do đó không phải ngẫu nhiên hình tượng con rắn Naga được người
Khmer chọn làm hình tượng chạm trổ trên các xà nhà, đầu cột, trên các vật dụng
thờ cúng, trang trí trong nhà. Đặc biệt rắn thần Naga còn được xem là tổ tiên của
dân tộc Khmer qua truyền thuyết về sự phối ngẫu giữa Preak Thôn, con trai thần
Mặt trời và nàng Neak, con gái vua rắn Naga. Nhận thức được giá trị văn hóa của
tín ngưỡng này nên hầu hết người dân Khmer không di cư, di canh, luôn “bám trụ”
với vùng sông nước Nam bộ này, nơi đã sinh ra tổ tiên của mình. Dùng sức dẻo
dai của loài rắn nước Naga mà sinh sống và phát triển trên vùng nê địa đầm lầy
Nam bộ. nhân đó cũng sản sinh ra nhiều lễ hội mang màu sắc của nền văn minh lúa
nước như cúng trăng, đua ghe ngo, đua bò,…
Từ khi được sinh ra đời đến khi trở lại với
tổ tiên, người Khmer Nam bộ cũng như các tộc người khác luôn có nhiều lễ hội
ghi dấu sự có mặt của mình trên thế gian này và sự hàm ơn đối với các thế lực
siêu nhiên. Những lễ hội đó phần nào phản ánh được sắc màu văn hóa mang dấu ấn
dân tộc tính của họ, đới với người Khmer đó là lễ cắt tóc trả ơn mụ ( pithi kat
sâk bâng kâk chmâp), lễ giáp tuổi (pithi kat chup), lễ lên nhà mới (pithi lơng
phteah thmây), lễ cúng ông tà (pithi đâun lơng neaka), lễ xúc hồn (pithi chênh
chât prô lưng), lễ nhập thần (pithi đâun lơng arăk), lễ cúng sân lúa (pithi sên
lean), lễ cúng tổ (pithi thvay kru), lễ chúc thọ (bon châmrơnpreah chôn), lễ cầu
an (pithi kâm san srol), lễ dâng phước (bonđa), lễ giỗ (bon khnop 100 thngai –
giỗ 100 ngày, bon khnop chnăm – giỗ năm/ hằng năm), lễ dâng bông (bon khkar), lễ
khánh thành (bon sâm pith),… những lễ hội đó được thực hiện tại nhà một gia chủ
nào đó nhưng không vì thế mà có thể bỏ qua những tiết lễ.
Nói đến lễ hội dân gian của đồng bào Khmer
Nam bộ có thể nhắc ngay đến lễ hội đua bò của vùng Bảy núi – An Giang và lễ hội
đua ghe ngo ở Sóc Trăng. Đây là hai lễ hội mang tính đặc thù chuyên biệt của
người Khmer Nam bộ. Một lễ hội mang tính hàm ơn đối với thời tiết thiên nhiên,
vật nuôi trong việc canh tác nông nghiệp góp phần cho mùa vụ bội thu tạo nên sức
sống, sự phát triển trong đời sống của người nông dân Nam bộ; một lễ hội mang
tính gợi nhớ tới quá trình khai phá vùng đất hoang vu, quá trình đấu tranh giữa
các thế lực để bảo vệ cương thổ. Những giá trị đó nhất định không thể bị mai một
được.
Bên cạnh những giá trị văn hóa của lễ hội
dân gian như trên thì những giá trị văn hóa của các loại hình nghệ thuật đang
được bà con người Khmer gìn giữ cũng là giá trị không thể bỏ qua. Nghệ thuật
múa dân gian Lâm thôn từ lâu đã là nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà
thơ, nhạc sĩ sáng tác nên nhưng ca khúc ru ngọt lòng người. Nghệ thuật múa trống
sadâm, nghệ thuật múa cổ rôbăm, nghệ thuật hát aday, nghệ thuật tuồng cổ dìkê,
dùkê,…tất cả đều có giá trị văn hóa riêng biệt cần phải kiểm kê một cách kỷ lưỡng
nhằm gìn giữ và lưu truyền cho hậu thế.
Không chỉ có vậy, giá trị văn hóa truyền
thống mang đậm bản sắc của dân tộc Khmer trên vùng đất này còn có những ngành
nghề nông nghiệp truyền thống như làm lúa nước, làm khô, chế biến thức ăn,…đặc
biệt món mắm pàhoóc và cốm dẹp nổi tiếng thơm ngon, là đặc sản mang dân tộc
tính rõ rệt của người dân Khmer Nam bộ. Bên cạnh đó là những vật dụng sinh hoạt
hằng ngày, vật dụng bắt cá,…do người Khmer chế tác ra cũng có phần khác biệt với
nhiều dân tộc khác. Bên cạnh văn hóa lễ hội truyền thống, văn hóa nghệ thuật
thì văn hóa ẩm thực và ngành nghề truyền thống có giá trị đặc biệt quan trọng cần
phải ra sức kiểm kê và gìn giữ cẩn thận. Đó là cách ứng xử khoa học và văn minh
đối với các giá trị văn hóa.
Nhận thức được những giá trị văn hóa vô
song đó trong nền văn hóa đầy màu sắc của đồng bào dân tộc Khmer. Chúng ta cần
phát huy để những giá trị đó ngày càng trở nên rõ nét hơn trong nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Có như thế những giá trị văn hóa đó mới
thực sự đi vào đời sống xã hội và cả thế giới sẽ hiểu rõ hơn nền văn hóa đa sắc
tộc của Việt Nam. Để phát huy các giá trị mà chúng ta đã khẳng định đó, trước hết
phải khẩn trương, kiểm kê một cách đầy đủ để hiểu hơn nền văn hóa của đồng bào
dân tộc Khmer nhằm đề ra kế hoạch gìn giữ, bảo tồn để các giá trị của nền văn
hóa đó không bị mai một dần đi.
Nam
Phương (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét